Chương 2: Thủ tượng của cung vị trong tứ trụ

Một phần của tài liệu Khẩu quyết manh phái mệnh lý hiệp hôn (Trang 99 - 101)

Chương 2: Thủ tượng của cung vị trong tứ trụ

Manh phái mệnh lý cho rằng các thông tin quan trọng của một đời người đều được phản ánh trong tứ trụ bát tự, cho nên việc ứng dụng loại tượng của cung vị tứ trụ cần đặc biệt được chú trọng.

Phần 1: Tượng của cung vị

1. Ban đầu cung vị trong tứ trụ bao gồm thông tin về bản thân và lục thân, ngoại trừ nhật can đại biểu cho bản thân, các chữ còn lại đều đại biểu cho vị trí của người thân: như niên trụ đại biểu tổ tiên, cha mẹ mình, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng; nguyệt trụ đại biểu cha mẹ, anh chị em; nhật trụ là cung vợ chồng, đại biểu cho vị trí của vợ hoặc chồng; thời trụ là cung con cái, đại biểu cho con cháu của mình. Cha mẹ có thể được thể hiện trên niên trụ, cũng có thể được thể hiện trên nguyệt trụ.

2. Cung vị tứ trụ còn đại biểu cho một đời người theo thứ tự thời gian. Niên trụ đại biểu tuổi thơ, đại khái là khoảng 1-18 tuổi; nguyệt trụ đại biểu thời thanh niên, đại khái khoảng 18-35 tuổi. Nhật chi đại biểu thời kì trung niên, đại khái khoảng 35-55 tuổi; thời trụ đại biểu tuổi về già, đại khái là từ 55 tuổi trở đi. Ngồi cách tính đó ra, từ niên trụ tới thời trụ, cịn được tính như là từ lớn tới nhỏ hoặc từ trước tới sau. Ví dụ như một người trong cuộc đời có ba lần kết hơn, từ ba lần đó được tính thuận từ niên trụ cho đến thời trụ mà tìm vị trí tương ứng.

3. Cung vị trong tứ trụ cũng đại biểu không gian sinh hoạt của một con người. Ví dụ như muốn đi xa, thì cung đối ứng trong số mệnh là niên trụ hoặc thời trụ, bởi vì niên trụ đại biểu phương xa, mà thời trụ đại biểu mơn hộ. Nguyệt trụ thì lại đại biểu tổ tịch, dòng họ. Nhật chi đại biểu nơi ở hiện tại.

4. Cung vị trong tứ trụ còn đại biểu những người thuộc nhiều độ tuổi và nhiều mối quan hệ khác nhau. Niên trụ đại biểu người ngoài, trưởng bối và người già. Nguyệt trụ đại biểu bạn cùng lớp, đồng nghiệp, lãnh đạo. Nhật chi đại biểu những người có mối quan hệ rất thân cận của bản thân. Thời chi đại biểu người dưới, học sinh, bạn bè, nhân viên.

5. Cung vị trong tứ trụ còn đại biểu những bộ phận khác nhau trên thân thể. Niên trụ cách xa nhật trụ, nên đại biểu cho đùi, chân, tứ chi. Nguyệt trụ đại biểu thân người, như xương sống, vai, lưng. Nhật chi đại biểu các bộ vị quan trọng nhất như ngũ tạng, lục phủ, tim, não, tuỷ. Thời trụ lại đại biểu các khí quan giúp cơ thể tương tác với bên ngoài như đầu, mặt, bàn tay, mắt, miệng, tai, mũi, cơ quan sinh dục, bài tiết.

6. Cung vị trong tứ trụ cịn đại biểu vật dụng. Như xem xe cộ, thì xem thời trụ, bởi vì thời trụ đại biểu là môn hộ, cứ ra khỏi cửa mà đi bằng phương tiện giao thơng thì nhìn thời trụ. Ngồi ra cịn có: niên trụ đại biểu giày dép hoặc đồ đạc của người khác. Nguyệt trụ đại biểu tài sản tổ tiên, gia nghiệp, đơn vị công tác, con đường học vấn. Nhật chi đại biểu nhà cửa, phòng ngủ, tài sản cá nhân. Thời trụ đại biểu xe cộ, cổng, quần áo, mũ nón, mắt kính, son phấn hố trang, tài sản lưu động.

7. Cung vị trong tứ trụ còn đại biểu tâm chí và tình thương của con người. Có người dễ dàng bị các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng, cũng có người dễ dàng ảnh hưởng người khác. Từ cung vị tứ trụ có thể xem ra một số đặc điểm này.

8. Trong tứ trụ bát tự, thiên can đại biểu cho bề ngoài một người, như các đặc điểm bên ngồi, tính cách bên ngoài, hoặc những đặc điểm dễ bị người ngoài nhìn thấy. Cịn địa chi đại biểu những yếu tố nội tại, như thế giới nội tâm, quan hệ gia đình, thường thường là những tư tưởng và tâm chí tinh tế ẩn sâu phía trong.

Phần 2: Cát hung của cung vị

Bình thường mà nói, niên trụ là cát thần đắc lực thì gia cảnh xuất thân khá tốt, tổ tiên có người vinh diệu; nếu thêm bị nguyệt trụ xung khắc thì tổ tiên bị phá sản, thất bại, biến cố. Phần lớn đại biểu tin tức trước khi một người sinh ra.

Cát thần tại nguyệt trụ đắc lực thì chủ bản thân được hưởng phúc của cha mẹ ơng bà, có thể đượng thừa hưởng sản nghiệp bên nội hoặc từ cha. Nếu bị nhật trụ xung khắc, thì đại biểu tha hương, duyên với lục thân mỏng, anh em bất hoà.

Cát thần tại nhật chi chủ thê hiền phu quý, trung niên có thể chấn hưng được gia nghiệp. Như bị khắc phá hoặc hố hợp thành kỵ, thì đại biểu tốt mà khơng lâu bền, hơn nhân nửa đường gãy gánh, hoặc hôn nhân nhiều lần.

Cát thần tại thời trụ, chủ con cái tài năng xuất chúng, có hiếu. Nếu bị xung khắc thì tốt mà không lâu bền, hoặc con cái rời xa bản thân. Nếu thời trụ là kỵ thần, thì đại biểu con cái bất hiếu, dữ dằn, về già thê lương.

Cách xem cát thần như thề nào, các chương sau sẽ nói rõ.

Một phần của tài liệu Khẩu quyết manh phái mệnh lý hiệp hôn (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)