Địa chi hoặc tổ hợp địa chi giúp ích cho thiên can hợp hoá gọi là “hoá thần” Hoá thần lực lượng đầy đủ thì hợp hoá mới thành

Một phần của tài liệu Khẩu quyết manh phái mệnh lý hiệp hôn (Trang 68 - 71)

“hoá thần”. Hoá thần lực lượng đầy đủ thì hợp hoá mới thành cơng. Loại hố thần này gọi là “chính hố thần’. Hoá thần lực lượng khơng đủ, hợp hố khơng thể thành công.

--

Phần 7: Chương 5 (5.5-hết)

5.5. Tượng ý thiên can ngũ hợp

Thiên can ngũ hợp là Giáp Kỷ, Ất Canh, Bính Tân, Đinh Nhâm, Mậu Quý. Ngũ hợp nếu như chỉ hợp mà khơng hố là một looại ràng buộc lẫn nhau, giữa hai can do có tình mà hạ chế lẫn nhau, làm cả hai đều khó phát huy ra tác dụng của mình, bởi vì hai chữ này chỉ lo dây dưa lẫn nhau mà không phát huy ra tác dụng khác. Trừ phi một trong hai chữ lực lượng quá lớn, nên còn tinh lực phân tán cho việc khác, nên mới có thể khơng chuyên tâm cho việc hợp mà phát sinh quan hệ khác với chữ khác. Tuy nhiên lực lượng của mối quan hệ phát sinh này cũng đã bị cắt giảm rất nhiều. Tình huống hợp mà khơng hố: ngũ hợp bao quát sự hợp giữa thiên can niên - nguyệt - thời, và sự hợp của nguyệt – nhật, và nguyệt – thời. Hai tình huống hợp trước phải liền nhau hoặc nếu khơng liền nhau thì cũng phải khơng có ngăn trở thì mới tương hợp. Loại hợp này là một loại ràng buộc, cự li càng gần, ràng buộc càng nghiêm trọng. Tình huống hợp cịn lại là liền nhau mà hợp, đồng thời khi một chữ tương hợp với chữ khác thì chữ khác đó tất nhiên là Chính Quan hoặc Chính Tài của chữ đó. Thiên can tương hợp: ý nghĩa là thân hợp, tác hợp, chiếm hữu, đạt được, thân cận. Thiên can ngũ hợp thì hợp là chủ, hố là phụ. Trong các tình huống hợp của thiên can, tất nhiên có phân chia cường nhược. Bình thường mà nói, trọng tâm sẽ nghiêng về chữ có lực lượng mạnh, tức là chữ có lực lượng mạnh trong mối quan hệ hợp sẽ có tác dụng chủ đạo. Đây chính là qui luật nhược tòng cường. Mà thiên can cường hay nhược được quyết định bởi toạ chi của thiên can đó. Lấy Bính hoả làm ví dụ, toạ tại Dần, Ngọ, Tuất thì luận cường; toạ tại Thân, Tý, Thìn thì luận nhược. Cịn Tân kim

toạ tại Hợi, Mão, Mùi, Tỵ luận nhược; toạ tại Dậu, Sửu luận cường. Nếu như Bính hoả gặp Tân Hợi, Tân kim tuy nhược, nhưng đủ để chế Bính (cùng loại với kéo người xuống ngựa) (?). Mà như Giáp Tý gặp Kỷ Hợi, Hợi Thuỷ nơi trường sinh của Giáp mộc, Kỷ thổ tuy nhược, Giáp mộc vẫn phải tòng theo. Giáp Tý gặp Kỷ Tỵ, Giáp Kỷ hợp, như là người nam nhà nghèo đến ở rể nhà giàu, liền có một cái bệ phóng để phát triển. Cho nên, luận thiên can ngũ hợp, nhất định phải tuân theo nguyên tắc hỷ kỵ. Khí của ngũ hành tại thiên thành tượng, tại địa thành hình. Thiên can nhất định phải dựa vào địa chi thì mới phát huy tác dụng. Ví dụ như Giáp Tý, Giáp mộc thân toạ bại địa, không làm nên trị trống gì. Như phùng Kỷ Dậu là đã gặp ngày tuyết còn gặp sương lạnh, xấu càng thêm xấu. Gặp Kỷ Tỵ thì ngư dược long mơn, cá chép hố rồng. Kì thật thì can chi đều phải căn cứ hỷ kỵ mà luận thích hợp hay khơng thích hợp. Cịn có một điểm cần phải chú ý là nhật can gặp hợp hay nhật chi phùng hợp, phải phân ra mà luận. Ví dụ như nhật chủ Giáp mộc, can gặp Bính hoả là hỷ, tất nhiên có được một phen vẫy vùng. Như gặp Tân Hợi, Tân Dậu, Tân Sửu tại tuế vận, bởi vì Bính Tân hợp cho nên Bính hoả bị chế, nhẹ thì bãi chức, nặng thì thương thân.

5.6. Ý tượng thiên can tương xung

Thiên can tương xung xác thực tồn tại. Giáp Canh tương xung, Ất Tân tương xung, Nhâm Bính tương xung, Quý Đinh tương xung. Mậu Kỷ thổ ở trung ương, cho nên không xung. Giáp mộc thuộc dương mộc, là phương Đông, Canh thuốc dương kim, là phương Tây. Dương và dương đồng loại thì bài xích lẫn nhau. Kim và mộc tương khắc, mà hai chữ này phương vị cũng tương phản, cho nên nói là tương xung. Các cặp thiên can tương xung còn lại tương tự mà suy.

Giáp Canh xung, đầu mặt có tổn. Ất Tân xung, tứ chi có thương, gân cốt đau đớn. Bính Nhâm xung, tim thận khơng lợi. Đinh Q xung, hôn nhân bị phá, bàng quang, tim có bệnh.

Thiên can tương xung chủ yếu là chỉ sự biến hố của hồn cảnh bên ngồi, công việc thay đổi, dọn nhà di chuyển, tai nạn xe cộ ngoài ý muốn, phát tài ngoài ý muốn, thăng chức bất ngờ, và những việc vui khác. Thiên can đại biểu bên ngồi, động; thường thường đều là tình huống chủ động tiếp nhận thơng tin. Trong bát tự như có hội (?), hợp thì có thể giải xung. Thiên can tương xung mà không hợp, mệnh chủ cả đời phiêu bạt, sinh li tử biệt, cha mẹ khó mà được phụng dưỡng, vợ con gặp hoả, mọi việc không thuận. Thiên can tương xung là căn cứ vào sự tương đối, tương xung của phương vị bát quái mà diễn sinh ra. Thiên can tương xung, ngoài ý nghĩa tương khắc, cịn có ý nghĩa đối lập về mặt phương vị, tức dựa vào lực lượng bản thân mà va chạm mãnh liệt, xúc phạm, xung khử đối phương, cho nên tương xung lực thường lớn hơn là tương khắc. Thiên can tương xung không phân biệt xa gần, đều có thể hai chữ tương xung, chỉ là xung gần thì lực lớn, xung cách trụ thì lực giảm, xung xa thì lực yếu. Ngồi ra trong tổ hợp tương xung, bên thụ khắc lực nhỏ thì bị thương tổn lớn, bên đi khắc lực lớn, bị thương tổn nhỏ. Tuy nhiên, khi bên bị khắc có số lượng nhiều

hoặc đắc lệnh, bên đi xung khắc số lượng ít mà thất lệnh, thì bên đi khắc cũng bị thương tổn khá lớn. Trong số các tổ hợp địa chi tương xung có Thìn Tuất, Sửu Mùi đều là các địa chi thuộc thổ mà tương xung, cho nên Mậu – Kỷ cũng tồn tại quan hệ tương xung, tuy nhiên đây là một loại tương xung khá đặc thù. Khi nào thì luận xung, khi nào thì khơng luận xung, đều phải có điều kiện. Trong bát tự mệnh lý, lúc Mậu hoặc Kỷ là nhật can, có Kiếp Tài thấu can, tức là nhật chủ Mậu thấy Kỷ hoặc nhật chủ Kỷ thấu Mậu. Lúc này Mậu Kỷ khơng thể coi là có quan hệ tỷ hồ, tương trợ, mà xem là tương xung mà không trợ giúp, chữ nào chữ nấy tự thân vận động. Trong tình huống này, nếu như nhật can là thân vượng hoặc thuộc cách cục tòng nhược, Kiếp Tài ngược lại càng vượng, càng được sinh thì càng tốt. Nhật can thân nhược hoặc thuộc cách cục chuyên vượng, Kiếp Tài ngược lại càng nhược, càng bị chế thì càng tốt. Trong số các địa chi, trong tình huống này, Thìn Tuất thuộc dương thổ, chỉ có thể làm căn khí của Mậu thổ, mà không trợ giúp Kỷ thổ; Sửu Mùi thuộc âm thổ, chỉ có thể làm Kỷ thổ căn khí mà khơng trợ giúp Mậu thổ.

Càn tạo: Canh Tuất – Kỷ Sửu – Mậu Tuất – Kỷ Mão. Mệnh này nhật can Mậu thổ,

nguyệt can là Kiếp Tài Kỷ thổ minh thấu. Lúc này, Mậu Kỷ luận xung, mà không luận tỷ hoà. Nguyệt lệnh Sửu thổ là bổn gia căn khí của nguyệt can, Sửu Tuất tương hình, khơng có minh hoả sinh Tuất thổ, nhật can Mậu thổ luận thuộc cách cục thân nhược. Thân nhược kỵ thấy Tài, mệnh cục lại khơng có Tài (thuỷ) minh thấu, chỉ có Sửu thổ nguyệt lệnh có Q thuỷ mạt khí là Tài tinh. Hai Tuất hình một Sửu, hình thương Quý thuỷ, Kỵ thần Tài tinh thụ thương, ứng với đại cát về phương diện tài phú. Người này tại năm 2001 Tân Tỵ, vào mùa thu mua vé số phúc lợi trúng 500 vạn. Tra lưu niên Tân Tỵ tại đại vận Nhâm Thìn, Nhâm là Thiên Tài của nhật can, Thìn là căn khí bổn gia, hỷ thần đáo vị, nên có sự may mắn này. Như Mậu Kỷ xem thành tỷ hoà, phù trợ, cách cục vượng suy của nhật can dễ dàng luận là thân vượng hỷ Tài, mà mệnh cục Tài nhược lại khơng thấu, có thể luận đốn là mệnh nghèo, liền khác quá nhiều, sai khác vạn dặm.

5.7. Đại xung và tiểu xung của thiên can

Đại xung là chiếu theo vị trí phương vị của thiên can mà luận. Giáp Ất mộc là phương Đông, tại Chấn vị. Canh Tân kim là phương Tây, tại Đồi vị. Đơng và Tây tương đối. Bính Đinh hoả là phương Nam, tại Ly vị. Nhâm Quý thuỷ là phương Bắc, tại Khảm vị. Nam và Bắc tương đối. Bốn phương vị Đông Tây, Nam Bắc đối kháng nhau, bởi vậy luận đại xung.

Đại xung: Giáp Canh tương xung, Ất Tân tương xung, Bính Nhâm tương xung, Đinh

Quý tương xung.

Càn tạo: Giáp Thìn – Giáp Tuất – Canh Tuất – Đinh Sửu. Niên nguyệt Giáp mộc

và Canh kim, Đông Tây đối kháng, là xung.

Tiểu xung là chiếu theo ngũ hành của thiên can mà luận. Giáp Ất là mộc, Mậu Kỷ là thổ, mộc tính khắc thổ. Bính Đinh là hoả, Canh Tân là kim, hoả tính khắc kim. Mậu

Kỷ là thổ, Nhâm Quý là thuỷ, thổ tính khắc thuỷ. Trong số các tổ hợp tiểu xung, mộc thổ tương xung cần phải có điều kiện. Khi thổ nhược, thấy mộc là bị xung. Khi thổ vượng thịnh, cần phải có hai chữ mộc hoặc hai chữ trở lên củng mộc mới có thể luận xung.

Tiểu xung: Giáp Mậu tương xung, Ất Kỷ tương xung, Bính Canh tương xung, Đinh

Tân tương xung, Mậu Nhâm tương xung, Kỷ Quý tương xung.

Càn tạo: Mậu Dần – Canh Thân – Bính Thân – Giáp Ngọ. Mậu bị Canh tiết Dần

khắc, nhược. Thấy lưu niên Giáp mộc thì sẽ bị xung.

Tương xung là khắc, là tác dụng qua lại giữa hai chữ có âm dương ngũ hành đồng tính, lực mạnh mà mãnh liệt. Nguyên cục hoặc lưu niên, đại vận có xung đều sẽ ứng tượng. Giáp Mậu tương xung, Ất Kỷ tương xung, Bính Canh tương xung, Đinh Tân tương xung, Mậu Nhâm tương xung, Kỷ Quý tương xung, Canh Giáp tương xung, Tân Ất tương xung, Nhâm Bính tương xung, Quý Đinh tương xung. Trong tổ hợp xung phân biệt có chủ xung và bị xung. Chủ xung, bị xung không phải xem ai khắc, ai bị khắc mà luận, mà là dựa vào chữ nào động, chữ nào vượng và phân định. Bình thường thì chữ nào vượng, động là chủ xung. Động là đại vận, lưu niên, lưu nguyệt, lưu nhật. Vượng là ngũ hành vượng tướng. Cụ thể vận dụng tương đương phức tạp. Điều kiện thành lập mối quan hệ xung thành công: hai can xung nhất định phải kề sát nhau mới có lực, cách trụ thì có tượng xung mà khơng có lực xung. Hai chữ tương xung có lực lượng ngũ hành đều bị giảm, chữ nào vượng thì giảm lực ít, chữ nào nhược thì giảm lực nhiều. Chữ hỷ dụng bị xung bại thì hung, chữ kỵ bị xung bại là cát. Như xung cách trụ, khi có lưu niên tham gia thì mới bắt đầu có tác dụng.

5.8. Biểu tượng địa chi lục xung

Một phần của tài liệu Khẩu quyết manh phái mệnh lý hiệp hôn (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)