c) Trao đổi qua điện thoạ
2.1.2. Tạo điều kiện để ban đại diện hội cha mẹ học sinh hoạt động hiệu quả
Điều 2 của Điều lệ Ban đại diện CMHS được ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu: "Ban đại diện CMHS được tổ chức trong mỗi năm học, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh (sau đây gọi chung là CMHS) đang theo học ở từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục". Có Ban đại diện CMHS lớp và Ban đại diện CMHS trường.
Điều 4 quy định về nhiệm vụ của Ban đại diện CMHS lớp gồm phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp CMHS trong năm học; tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hồn cảnh khó khăn khác.
Ban đại diện CMHS lớp có quyền triệu tập các cuộc họp CMHS sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp; tổ chức lấy ý kiến CMHS về biện pháp quản lý, giáo dục học sinh để kiến nghị với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục; phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao...
Như vậy, theo điều lệ trường phổ thơng, ban đại diện hội CMHS có trách nhiệm lớn lao trong cơng tác giáo dục học sinh. GVCN cần tạo điều kiện để tổ chức này hoạt động hiệu quả.
Về việc thành lập ban đại diện, trước phiên họp đầu năm, GVCN tìm hiểu phụ huynh lớp qua nhiều kênh để nắm bắt sơ bộ đặc điểm CMHS lớp, từ đó dự kiến trước những phụ huynh có thể tham gia ban đại diện. Đó là những người có trách nhiệm với con, nhiệt tình với tập thể, có nhận thức đúng đắn và mang tính xây dựng, tinh thần hợp tác. Tất nhiên, thực tế cho thấy rất khó khăn cho chủ nhiệm để sớm tìm ra những phụ huynh có đầy đủ những tố chất này, và khi tìm ra được cũng rất khó khăn để thuyết phục phụ huynh đồng ý vào ban đại diện. Các kênh tìm hiểu là sơ yếu lí lịch học sinh, tìm hiểu trực tiếp qua học sinh, tìm hiểu qua các GVCN đã từng biết các phụ huynh trong lớp, qua sự giới thiệu, đề cử... GVCN cũng cần liên lạc trước với các phụ huynh trong dự kiến để nắm bắt thái độ, động viên hợp tác cùng đề cao trách nhiệm.
Trong phiên họp phụ huynh đầu năm, ban chấp hành chi hội CMHS sẽ được thành lập. Chúng tôi thường lập hội gồm năm thành viên, phân công đảm nhiệm các mảng hoạt động của chi hội là:
- Chi hội trưởng, phụ trách giáo dục đạo đức, pháp luật cho HS - Phụ trách quỹ chi hội
- Phụ trách khuyến học
- Phụ trách phong trào thanh niên
- Phụ trách hướng nghiệp, kĩ năng sống cho học sinh
Sau khi thành lập ban đại diện, GVCN tạo điều kiện cho ban đại diện hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ.
Đúng như sự thống nhất ở phiên họp đầu năm, các phụ huynh đăng kí vào nhóm hỗ trợ, giáo dục học sinh theo từng lĩnh vực, mỗi nhóm sẽ có ít nhất một trong năm đại diện chi hội làm nhóm trưởng để theo sát, hỗ trợ GVCN giáo dục con trong lĩnh vực đó. Sự đăng kí và phân cơng này có ý nghĩa sau:
- Huy động tối đa nguồn lực từ phụ huynh
- San sẻ công việc, giảm gánh nặng cho ban đại diện
- Đề cao trách nhiệm của CMHS trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con.
Mỗi hoạt động của học sinh đều gắn với sự quan tâm, hỗ trợ từ nhóm phụ huynh, trong đó có một thành viên ban đại diện phụ trách lĩnh vực. Với kiểu tổ chức này, ban đại diện hội CMHS khơng cịn là tổ chức hữu danh vơ thực, khơng cịn là “cánh tay thu tiền” của GVCN như nhiều người quan niệm. Học sinh thấy cần được bố mẹ hỗ trợ, bố mẹ cũng thấy cơng lao của mình trong sự trưởng thành của các con, trong thành tích của tập thể lớp. Tất nhiên, phụ huynh chỉ hỗ trợ các con trong các phong trào lớn, các hoạt động theo chủ điểm được lên kế hoạch đầu kì:
- Dự Đại hội lớp, chi đồn (tháng 9)
- Hỗ trợ học sinh tham gia Hội diễn văn nghệ (tháng 10) - Các hoạt động hướng tới Ngày nhà giáo VN (tháng 11) - Sơ kết và khen thưởng học kì 1(tháng 1)
- Thăm hỏi, tặng quà các học sinh có hồn cảnh vượt khó nhân dịp tết Nguyên đán (tháng 1, 2)
- Đồng hành cùng học sinh Hoạt động tháng thanh niên (tháng 3) - Tổng kết và khen thưởng cuối năm (tháng 5)
- Các hoạt động khen thưởng động viên, thăm hỏi, ốm đau, chia buồn.... - Khen thưởng học sinh. Đây là một hoạt động trọng tâm của BCH CMHS. Có thể chia thành các giai đoạn khen thưởng để tạo động lực phấn đấu và rèn luyện của học sinh
+ Khen vào cuối tuần: Tuần 1, 2 của tháng chọn 1 – 2 học sinh có điểm cao nhất tuần về học tập và rèn luyện để khen thưởng. Tuần 3,4 của tháng chọn 1 – 2 học
sinh có nhiều tiến bộ trong học tập, tích cực tham gia các hoạt động của lớp để khen thưởng.
+ Khen vào cuối HKI: Khen những học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến của học kì; khen các học sinh có nỗ lực, cố gắng trong học tập.
+ Khen cuối HKII: Khen các học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, học sinh có nỗ lực cố gắng trong học tập; khen đội ngũ cán bộ lớp trong một năm học; Khen những học sinh tham gia tích cực, có nhiều đóng góp cho các hoạt động tập thể.
Việc khen thưởng cuối tuần có thể chi hội cha mẹ học sinh phối hợp, nhờ GVCN trao quà, cịn các dịp long trọng cuối kì, cuối năm thì Ban đại diện nên sắp xếp để động viên các con.
Ban đại diện CMHS khen thưởng học sinh
Như vậy, ban đại diện hội CMHS là một tổ chức tự nguyện nhưng có vai trị quan trọng vào sự thành công của người chủ nhiệm. Đây không phải là người vác tù và hàng tổng bởi hoạt động của các bố mẹ càng hiệu quả thì con cái của họ càng được thụ hưởng nhiều lợi ích về vật chất, tinh thần để học tập tốt.