Nguyên tắc phối hợp

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT hà huy tập (skkn lĩnh vực chủ nhiệm) (Trang 32 - 33)

c) Trao đổi qua điện thoạ

2.2.1. Nguyên tắc phối hợp

*Nguyên tắc tính lợi ích: Mỗi hoạt động hợp tác đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của các bên tham gia. Khơng chỉ GVCN và học sinh thu nhận thành quả, các cơ quan, tổ chức xã hội, các đơn vị sản xuất,... cũng đều có ý thức về tính lợi ích

này khi họ phối hợp với nhà trường: chính quyền giáo dục được những cơng dân có trách nhiệm; cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp xây dựng và lan tỏa hình ảnh...

*Ngun tắc tính hiệu quả của từng hoạt động: Mọi hoạt động đều đem lại kết quả cụ thể để tạo niềm tin cho hoạt động tiếp sau, đảm bảo niềm hứng khởi cho hoạt động tiếp theo, từ chỗ các lực lượng xã hội tham gia hoạt động theo yêu cầu đến chỗ tự giác, tích cực. Vì thế, GVCN phải biết chọn những việc nào cần huy động cộng đồng và đã làm là phải có chất lượng, hiệu quả, khơng làm chiếu lệ, đối phó.

*Nguyên tắc chức năng, nhiệm vụ: Mỗi tổ chức, lực lượng xã hội đều có chức năng, nhiệm vụ riêng. Do vậy để phối hợp với họ phải đúng người, đúng việc.

*Nguyên tắc pháp lý: Việc khuyến khích, huy động cộng đồng, thuyết phục, tham mưu của nhà trường phải dựa trên cơ sở pháp lý, như NQ 29, Luật giáo dục...

*Nguyên tắc truyền thống, tình cảm: Cùng với cơ sở pháp lý, quá trình vận động thuyết phục cần kết hợp với việc: Phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, đề cao sự học, giá trị của học vấn; khơi dậy những tình cảm sâu sắc đối với thế hệ trẻ, kể cả những yếu tố như lương tri, tấm lòng cao cả quan tâm đến giáo dục, danh dự của cộng đồng, địa phương, của gia tộc, vinh quang của cá nhân...

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT hà huy tập (skkn lĩnh vực chủ nhiệm) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w