Đối tượng vận động Phụ huynh

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT hà huy tập (skkn lĩnh vực chủ nhiệm) (Trang 35 - 39)

c) Trao đổi qua điện thoạ

2.3.1. Đối tượng vận động Phụ huynh

- Phụ huynh - Học sinh cũ của GVCN - Các cơ sở giáo dục khác - Các doanh nghiệp 2.3.2. Cách thức vận động và sử dụng

* Tiếp thu kế hoạch công tác vận động tài trợ giáo dục của nhà trường: nhà trường dự kiến các danh mục cần vận động tài trợ (cơng trình xây dựng, mua sắm, trang bị..) để phục vụ cho dạy học, triển khai xuống phụ huynh để kêu gọi tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật. Do tính chất của cuộc vận động tài trợ nên không bắt buộc mà tùy thuộc vào hoàn cảnh và sự hảo tâm của phụ huynh. Nguồn tài chính được tập trung về nhà trường và chi cho các hạng mục trong dự kiến.

* Xây dựng kế hoạch cơng tác xã hội hóa giáo dục ở lớp chủ nhiệm Kế hoạch có nhiều phần, ở đây chúng tơi nhấn mạnh các nội dung chính:

+ Điểm mấu chốt trong kế hoạch vận động là GVCN thể hiện rõ việc vận động xã hội hóa vào những mục đích cụ thể thiết thực, phục vụ cho q trình dạy học hiệu quả hơn, và người hưởng lợi trực tiếp là học sinh. Vì vậy, sự vận động thường nhằm (1) Xây dựng môi trường, điều kiện vật chất thuận lợi cho hoạt động dạy và học; (2) Hỗ trợ các học sinh hồn cảnh khó khăn để các em có điều kiện học tập tốt hơn.

+ Nội dung và các hạng mục vận động để thực hiện mục đích trên để đảm bảo khả thi thường là: (1) các thiết bị phục vụ dạy học như: đường truyền Internet, máy chiếu/tivi, bảng trượt; sách tham khảo, điều hòa, quạt mát.... (2) Tiền hỗ trợ học sinh hàn cảnh khó khăn.

+ Hình thức tài trợ đa dạng: có thể trực tiếp từng hạng mục, từng hiện vật, từng danh mục hoặc tài trợ bằng tiền; hỗ trợ, đỡ đầu trực tiếp một học sinh cụ thể theo hình thức trao học bổng hoặc đóng tiền vào quỹ khuyến học của lớp để GVCN trao cho học sinh.

*Sau khi lên kế hoạch, GVCN xin ý kiến chỉ đạo, phê duyệt của ban giám hiệu *Triển khai kế hoạch

- Với phụ huynh: đây là vấn đề nhạy cảm, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh cho cả GVCN và phụ huynh mỗi phiên họp. “Khi tiếng trống khai trường vang lên cũng là lúc điệp khúc đóng tiền vang lên trong đầu của phụ huynh học sinh. Sẽ là nhiều khoản phải đóng cho con đi học, chưa biết trước được sẽ là những khoản gì. Đây thực sự là mối lo của nhiều gia đình.” https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/bo-ban- dai-dien-cha-me-hoc-sinh-de-bo-nan-lam-thu-833224.ldo. Thậm chí dư luận cịn cho rằng, hội phụ huynh chính là cánh tay nối dài của ban giám hiệu và có chức năng chính là thu tiền cho nhà trường, rằng nên “giải tán hội CMHS” để khơng cịn cớ trường vin vào thu tiền xã hội hóa, tự nguyện dạng “bắt buộc”. Để hạn chế thực trạng trên, chúng tôi đã tiến hành phối hợp với BCH chi hội phụ huynh để vận động đóng góp. Cụ thể như sau.

+ Trước hết: đề xuất miễn, giảm cho các phụ huynh có hồn cảnh khó khăn (tạm gọi là phụ huynh A). Đây là việc làm rất nhân văn nhưng cũng vơ cùng khó. Trên thực tế, nhiều phụ huynh chịu gánh nặng quá sức vì các khoản nộp đầu năm, nhưng thể diện và lịng tự trọng khiến họ mặc cảm khơng chia sẻ hồn cảnh của mình. Mặt khác, có phụ huynh lại cố phóng đại sự vất vả của mình mong được chiếu

cố (tạm gọi là phụ huynh B). GVCN phải bằng nhiều cách để nắm bắt rõ tình hình gia đình học sinh, lựa chọn những gia đình thực sự cần hỗ trợ và có cách làm khéo léo để phụ huynh không mặc cảm. Trước lúc vận động tập thể, GVCN cần hỏi ý kiến phụ huynh A để họ tự trình bày hồn cảnh hay GVCN nói thay, hỏi ý kiến về việc cơng khai họ tên HS hay không công khai để phụ huynh và học sinh đỡ mặc cảm. Đồng thời, có cách nói với phụ huynh B để họ hiểu được có nhiều hồn cảnh khó khăn hơn, cần giúp đỡ hơn B.

Có một câu nói của nhà văn Helen Keller rất hay mà chúng tôi thường vận dụng để vận động trong trường hợp này“Tơi đã khóc vì khơng có giày để đi cho

đến khi gặp một người khơng có chân để đi giày”. Mình vất vả, nhưng nhìn rộng ra, nỗi vất vả của mình chưa thấm vào đâu so với nhiều cảnh ngộ bất hạnh khác. Yêu thương, sẻ chia chính là cách để chúng ta có cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong việc vận động miễn giảm, lời ăn tiếng nói của GVCN là yếu tố quyết định thành công.

+ Song song với việc đề xuất miễn giảm cho gia đình khó khăn là vận động những tấm lịng hảo tâm (những phụ huynh C) là khâu then chốt. Hình thức chúng tơi thường làm là kêu gọi 2-3 phụ huynh có điều kiện hơn hỗ trợ cho một học sinh nhóm A, cứ như thế, có bao nhiêu học sinh, phụ huynh nhóm A cần hỗ trợ thì sẽ có bấy nhiêu nhóm C tương ứng. Đây là việc làm thiện nguyện có địa chỉ, thiết thực nên thường nhận được sự đồng thuận cao của phụ huynh.

+ Với các khoản cần chi phục vụ cho phong trào của học sinh như văn nghệ, thể thao, trải nghiệm,... chỉ vận động ủng hộ khi hoạt động chuẩn bị diễn ra. Cách làm của chúng tôi là hạn chế vận động tiền mặt. GVCN cùng chi hội lên danh sách những thứ HS cần thành các hạng mục (nước uống, thuê xe, thuê trang phục, cơm hộp, hoa quả....) để kêu gọi ủng hộ.

Tinh thần ủng hộ của các phụ huynh do GVCN vận động xã hội hóa

- Với đối tượng là các học sinh cũ, GVCN có thể sử dụng cơ hội như hội lớp, hội khóa, ngày kỉ niệm... mà GVCN có điều kiện gặp gỡ học sinh, chia sẻ tâm tư về mong muốn xây dựng môi trường học tập thuận lợi cho các thế hệ sau, khơi gợi trách

nhiệm, tình cảm của các thế hệ đã trưởng thành đối với con em...

- Với các doanh nghiệp, trung tâm giáo dục, GVCN tận dụng cơ hội là các ngày lễ ở trường như khai giảng, bế giảng, ngày họp phụ huynh... để kêu gọi. Có thể giá trị nguồn tài trợ khơng lớn nhưng cũng là một sự khích lệ đối với học sinh.

Các nguồn tài trợ của phụ huynh và tổ chức giáo dục ngoài nhà trường (học bổng)

* Sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội hóa

Các nguồn tài trợ phải sử dụng đúng mục đích. Và điều quan trọng nhất là để cho người tài trợ thấy được sự ủng hộ của họ là đúng địa chỉ, là cần thiết, là giá trị. Để nhấn mạnh và lan tỏa điều này, chúng tôi thường mời các nhà tài trợ đến để chứng kiến, trao tặng các món tài trợ. Một điều cần lưu ý khác là các doanh nghiệp, trung tâm giáo dục là các đơn vị kinh doanh, việc tài trợ còn gắn với hoạt động quảng bá, vì vậy, chúng tơi tích cực chia sẻ các hình ảnh này để lan tỏa tinh thần của nhà tài trợ.

Vận động và sử dụng nguồn xã hội hóa ở lớp D1, D2

Trên thực tế công tác chủ nhiệm của chúng tôi, các khoản tài trợ từ các lực lượng ngồi xã hội khơng được nhiều, và cũng chưa được một hạng mục lớn nào thật trọn vẹn. Để hoàn thiện cơ sở vật chất cho lớp, chúng tôi phải huy động thêm sự vào cuộc của đối tượng thứ nhất mà chúng tôi đã đề cập ở mục trên- phụ huynh trong lớp (tùy thuộc vào sự tự nguyện của phụ huynh)

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT hà huy tập (skkn lĩnh vực chủ nhiệm) (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w