Việc phối hợp các lực lượng giáo dục gồm gia đình, nhà trường, xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động giáo dục và dạy học. Mỗi lực lượng có cách thức và ưu thế riêng mang đến sự phát triển tâm lí, nhân cách cho học sinh nên cần phối hợp chặt chẽ cả ba lực lượng này. Việc áp dụng đề tài vào công tác chủ nhiệm có ý nghĩa quan trọng.
Trước hết, với chủ nhiệm lớp, việc áp dụng đề tài đã làm cho công tác chủ nhiệm gặp nhiều thuận lợi. Chúng tôi nhận được sự phối hợp chặt chẽ từ gia đình học sinh, sự hỗ trợ kịp thời từ các lực lượng giáo dục ngồi nhà trường. Vì vậy, việc tìm hiểu, quan sát, tư vấn, hỗ trợ học sinh, đặc biệt là cơng tác tư vấn tâm lí trở nên dễ dàng hơn; hoạt động giáo dục kĩ năng, giáo dục hướng nghiệp có nhiều đổi mới thiết thực, hữu ích. Một điều đặc biệt khác là học sinh được tạo điều kiện vật chất và tinh thần để học tập tốt nhất trong khả năng có thể. Nhờ GVCN mà bố mẹ và con càng hiểu nhau hơn, nhờ bố mẹ mà cơng tác giáo dục của GVCN bớt khó khăn. Có thể nói, gia đình- học sinh - giáo viên đã tìm được tiếng nói chung trong hoạt động giáo dục và học sinh là đối tượng thụ hưởng lợi ích lớn nhất từ mối quan hệ này.
Thứ hai, với nhà trường, việc áp dụng đề tài trên phạm vi rộng đã tạo nên hình ảnh nhà trường THPT Hà Huy Tập đang thay đổi theo mơ hình giáo dục hiện đại: cơ sở vật chất hiện đại, chương trình giáo dục trải nghiệm, giáo dục kĩ năng ngày càng thực chất và hiệu quả, cơng tác hướng nghiệp được thực hiện có chiều sâu, có sự tác
động tích cực và mạnh mẽ, đúng hướng vào quá trình chọn trường, chọn nghề của học sinh.
3. ĐỀ XUẤT
3.1. Với đội ngũ GVCN
- Tùy vào tình hình cụ thể để áp dụng các biện pháp phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, tuy nhiên lợi ích người học phải là mục tiêu số một.
- Mỗi gia đình có một hồn cảnh khác nhau, mỗi giáo viên chủ nhiệm có một phương pháp giáo dục riêng, tuy nhiên sự phối hợp hướng tới giải quyết hài hịa các mối quan hệ gia đình - học sinh - giáo viên, khơng đẩy mối quan hệ này vào cực đoan, căng thẳng, dẫn đến phải đùn đẩy trách nhiệm cho bất cứ bên nào.
- Trong điều kiện vừa dạy học vừa ứng phó với dịch Covid, việc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cần đảm bảo an toàn, tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch.
3.2. Với nhà trường và các cơ quan quản lí giáo dục
Trong kế hoạch trải nghiệm hướng nghiệp của học sinh: ưu tiên các chương trình trải nghiệm thực tế tại các cơ sở, nhà máy, công sở... để học sinh có định hướng nghề nghiệp rõ hơn; cơng tác tổ chức mang tính đồng bộ, hệ thống cho tất cả các khối lớp.