Cấu trúc nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đa

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34)

tại các CO' quan hành chính

Nghiên cứu văn bản pháp luật về GQTCĐĐ tại CQHC cho thấy, nội dung điều chỉnh của pháp luật gồm nhiều nhóm quan hệ. Luận văn chỉ đề cập đến một số nội dung điều chỉnh của pháp luật về GQTCĐĐ được quy định trong Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bao gồm các nhóm:

(i) Các quy định pháp luật về Hịa giải TCĐĐ

(ii) Các quy định về thẩm quyền GQTCĐĐ của CQHC

(iii) Các quy định vê trình tự, thủ tục GQTCĐĐ tại CQHC (iv) Xử lý vi phạm pháp luật GQTCĐĐ tại các CQHC

(v) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về GQTCĐĐ tại các CQHC

Pháp luật đất đai mà trực tiếp là các văn bản luật được ban hành qua các thời kỳ (từ LĐĐ năm 1987, LĐĐ năm 1993, LĐĐ sửa đổi, bổ sung các năm 1998, 2001, LĐĐ năm 2003 và gần đây nhất là LĐĐ năm 2013) và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành chủ yếu điều chỉnh những nội dung cụ thể, trực tiếp liên quan đến điều kiện, cơ sở pháp lý để xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam. Thẩm quyền của hệ thống cơ quan trong việc xác lập, thay đổi và chấm dứt quyền sử dụng đất đó. Đối với NSDĐ, khi được Nhà

nước xác lập quyền sử dụng đất thì họ được Nhà nước bảo hộ những quyền và lợi ích hợp pháp gì và họ phải thực hiện những nghĩa vụ gì đối với Nhà nước, xã hội. Các trình tự, thủ tục hành chính đế thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được thực hiện ra sao? Nhà nước có cơ chế gì để đảm bảo cho các quyền và lợi ích của người sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất... Có thể nhận thấy rằng, hệ thống pháp luật đất đai đã và đang ngày càng được bổ sung, điều chỉnh để hướng tới sự đồng bộ, hợp lý nhằm bảo vệ quyền

và lợi ích thiết thực hơn cho các chủ thề sử dụng đất. Đây là khung pháp lý quan trọng để GQTCĐĐ tại các cơ quan hành chính.

1.5.Các điều kiện đảmbảo thực thi hiệuquảphápluật vềgiải quyết tranh chấp đất đaitại các cơ quanhành chính

1.5.1. Điều kiệnbảo đảm về chính trị

Hoạt động thực hiện pháp luật trong đó có hoạt động GQTCĐĐ muốn đạt được hiệu quả thi phải trên cơ sở những điều kiện bảo đảm về chính trị nhất định. Đảm bảo chính trị cho việc GQTCĐĐ là sự bảo đảm về định hướng

chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đôi với pháp luật GQTCĐĐ tại CQHC. Định hướng chính trị của Đảng đối với GQTCĐĐ tại CQHC thể hiện trước hết ớ mức độ quan tâm và nhận thức cùa các cơ quan lãnh đạo của Đăng về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của việc GQTCĐĐ nói chung và GQTCĐĐ

tại CQHC nói riêng, các quan điếm của Đảng về những vấn đề đó phải được thế hiện nhất quán trong các văn kiện của Đảng trong từng thời kỳ phát triển

của đất nước. Bên cạnh đó cịn là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, phối kết hợp sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thế nhân dân trong quá trình GQTCĐĐ. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, ở nơi nào tổ chức cơ sở đảng quán triệt đầy đủ, sâu sắc, xác định đúng vai trò lãnh đạo toàn diện, chỉ đạo trực tiếp và thực hiện nghiêm túc pháp luật trong đó pháp luật về GQTCĐĐ thì ở đó thu được những kết quả thiết thực, việc áp

dụng thẩm quyền GQTCĐĐ của CQHC được kịp thời. Ở nơi nào cấp ủy đảng chưa làm tốt vai trò lãnh đạo trực tiếp cơng tác GQTCDĐĐ thì ở đó kết quả GQTCĐĐ của các CQHC chất lượng thấp, gây hoang mang và mất niềm tin cho nhân dân. Đảm bão về chính trị là hết sức cần thiết đối với việc thực hiện có hiệu quả pháp luật về GQTCĐĐ tại CQHC dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng. Đây cũng là tiền đề cần thiết để các chủ thể nhận thức, hiểu biết đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của việc GQTCĐĐ, chủ động triển khai công tác này trong đời sống xã hội, nhằm tiếp tục giữa vững ồn định

chính trị, góp phần tạo đồng thuận trong xã hội.

1.5.2. Điều kiện báođảm về kinh tế

Cùng với bảo đảm về chính trị, GQTCĐĐ cần được bảo đảm về kinh tế. Đó là các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, kinh phí và hạ tầng kỳ thuật cho các hoạt động triển khai GQTCĐĐ trong thực tiễn cuộc sổng. Bảo đảm về kinh tế là điều kiện quan trọng đối với GQTCĐĐ, bời một nền kinh tế phát triển bền vững, ổn định là điều kiện quan trọng bậc nhất cho hiệu quả hoạt

động pháp luật, trong đó có hoạt động GQTCĐĐ và ngược lại; đường lôi đôi mới của đảng đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tạo điều kiện cho cá nhân

sổng trong xã hội phát triển. Đây là điều kiện bảo đăm về kinh tế và là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho pháp luật nói chung, pháp luật GQTCĐĐ nói riêng được hồn thiện. Theo đó, công tác GQTCĐĐ sẽ được tăng cường về cơ sờ vật chất và pháp lý vững chắc đề đạt hiệu quả cao, bảo đảm lợi ích của nhà nước trong quản lý đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Hơn thế nữa, GQTCĐĐ là một cơng tác địi hỏi sự huy động tổng họp nhiều nguồn lực, nếu khơng có sự bảo đảm về kinh tế thì các điều kiện bảo đảm cho việc GQTCĐĐ sẽ trở nên vô nghĩa. Bởi lẽ, các chủ thể khi tiến hành các biện pháp GQTCĐĐ cần phải được đàu tư thỏa đáng về kinh tế cho các hoạt động của mình. Do đó, nếu khơng có cơ sở kinh tế thi các chủ thể tiến hành GQTCĐĐ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong giải quyết.

1.5.3. Điềukiện báo đảmvề vãn hoá - xã hội

Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về GQTCĐĐ sẽ góp phần làm cho cuộc sống của dân cư ở thôn, buôn, tổ dân phố ồn định, đồn kết. Mơi trường xã hội, văn hố lành mạnh thì mới đảm bảo được an sinh, an ninh cho cuộc sống của người dân. Trong một xã hội đáp ứng được các yêu cầu về giáo dục đào tạo, văn hố, thơng tin, thể dục, thể thao, y tế, chăm sóc sức khoẻ, cơng tác dân số, lao động, việc làm, xố đói giảm nghèo ... sẽ phản ánh trình độ phát triển của xã. Một xã hội giàu có sẽ có tác động thuận lợi đến quá trình dân chủ hố đời sống xã hội trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có việc người dân lựa chọn và sử dụng đúng đắn các quyền đúng tự do dân chủ của mình để thực hiện. Truyền thống văn hóa dân tộc, phong tục tập quán vùng miền, dư luận xã hội, trình độ dân trí, văn hóa... Trong quá trình giải quyết các TCĐĐ cần phải xem xét sự việc trên nhiều bình diện khác nhau, đảm bảo tính tồn

diện, có lý, có tình. Đây là trách nhiệm của CQHC trong giải quyêt TCĐĐ, bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp, chính đáng của họ, là yêu cầu, địi hỏi của người dân khi quyền và lợi ích của họ bị xâm hại. Trên thực tế đã chứng minh rằng, sự phân cực do bất bình đẳng xã hội làm nảy sinh những mâu thuẫn hoặc xung đột về đất đai, mà nhiều khi không thể sừ dụng thiết chế và phương pháp dân chủ để giải quyết các xung đột đó. Do vậy, các hình thức và phương tiện để tun truyền GQTCĐĐ có nhiều hình thức lơi cuốn sự chú ý tham gia

của người dân sẽ góp phần nâng cao trình độ dân trí cho người dân có chính kiến lựa chọn quyết định những vấn đề sản xuất, kinh tế... Bên cạnh đó, trình độ học vấn, trình độ hiểu biết các vấn đề chính trị - xã hội của nhân dân cũng

là một trong những những điều kiện bảo đảm cho GQTCĐĐ. Bởi vì, thực hiện quyền yêu cầu GQTCĐĐ của công dân là biểu hiện của trình độ văn hố chính trị, có quan hệ mật thiết với trình độ dân trí, văn hố nói chung. Chỉ khi người dân tự giác nhận thức được quyền hạn và nghĩa vụ của mình, tự giác tham gia vào công việc nhà nước, công việc xã hội, hoạt động với tư cách là

cơng dân có tri thức văn hố mới thực sự có điều kiện nói chung, pháp luật về GQTCĐĐ trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Trong xã hội, những bộ phận cơng dân có trình độ dân trí thấp rất dễ trở thành đối tượng cho các mánh khoé, thủ đoạn của những lực lượng chính trị cơ hội. Pháp luật về GQTCĐĐ trong lình

vực đất đai dù có được hồn thiện đến đâu, nhưng chỉ thực sự đi vào cuộc sống khi mồi người dân có đủ nhận thức và năng lực thực hiện được đầy đủ quyền cũng như trách nhiệm của mình đối với Nhà nước, điều này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí, ý thức cộng đồng, lối sống theo pháp luật của

các chủ thể.

1.5.4. Điều kiệnbảo đảm về pháp luật

Một trong những điều kiện quan trọng, bảo đảm việc GQTCĐĐ là các điều kiện về pháp luật, bởi GQTCĐĐ là hoạt động có mục đích của các chủ

thể pháp luật nhằm đưa các nguyên tắc, quy định của pháp luật về lĩnh vực này đi vào đời sống xã hội. Để đưa pháp luật GQTCĐĐ vào cuộc sống, phát huy hiệu quả điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình xây dựng và triển khai GQTCĐĐ, cần phải đảm bảo tốt các điều kiện sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống các văn bản QPPL về GQTCĐĐ trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật Hệ thống các văn bản QPPL về GQTCĐĐ trong lĩnh vực đất đai (Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tiếp công dân..., các văn bản dưới luật) bảo đảm pháp lý quan trọng cho việc GQTCĐĐ, là một trong những cơ sở đảm bảo cho việc GQTCĐĐ đạt kết quà cao trong thực tiền, đồng thời cho phép dự báo được khá năng hiện thực hóa các quy định pháp luật về trong đời sống xã hội.

Thứ hai, quy trình, thủ tục GQTCĐĐ phải được pháp luật quy định cụ thế, chặt chẽ, chính xác, phù họp với thực tiền quản lý và sử dụng đất đai Đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật quy định cơ chế GQTCĐĐ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

77/ir ba, ý thức pháp luật của các cơ quan HCNN, người có thấm quyền được coi là điều kiện bảo đảm cho việc GQTCĐĐ. Để áp dụng đúng đắn các văn bản pháp luật vào GQTCĐĐ của chủ thể sử dụng đất, các chủ thể quản lý có thẩm quyền GQTCĐĐ trước hết phải có hiểu biết chính xác nội dung, yêu cầu của QPPL và có khả năng phân tích tình tiết thực tế của từng trường hợp cụ thể, nắm bắt được bản chất của sự việc để đánh giá đúng đắn diễn biến của

sự việc được đề cập tới. Điều đó địi hỏi chủ thể áp dụng pháp luật phải có ý thức pháp luật. Bên cạnh đó, ý thức pháp luật của CB,CC bảo đảm GQTCĐĐ đúng pháp luật, có tác động một cách trực tiếp đến cơng dân, hình thành niềm tin của cơng dân đối với pháp luật. Sự thiếu ý thức và trách nhiệm của đội ngũ này trong giải quyết khiếu nại về đất đai sẽ tác động tiêu cực tới ý thức pháp luật của người dân, làm mất niềm tin của nhân dân đối với pháp luật, với

CQNN. Do vậy, việc rèn luyện và nâng cao ý thức pháp luật GQTCĐĐ đôi với những CB, cc hành chính làm cơng tác GQTCĐĐ là cần thiết và quan trọng.

Thứtư, bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật đất đai, pháp luật về khiếu nại. Trong thực tế cần xã hội hóa cơng tác tổ chức thực hiện bằng các dịch vụ tư vấn pháp lý, hệ thống hỗ trợ pháp luật và qua các hoạt động bảo vệ pháp luật đối với quyền khiếu nại của công dân trong lĩnh vực đất đai như: thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các VPPL trong khiếu nại và giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai. Thơng qua đó, các chủ thể QLNN có thể phịng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các VPPL, các yếu kém trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và đội ngũ CB,CC khi thi hành nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đồng thời, hoạt động giám sát cùa cơ quan quyền lực nhà nước đối với công tác giải quyết các KNHC trong lĩnh vực đất đai cũng cần được chú trọng như: hoạt động giám sát của Quốc hội, đại biếu quốc hội, HĐND các cấp và đại biểu HĐND.

Tiêu kêt Chương 1

Trong quan hệ pháp luật đất đai, việc giải quyết các TCĐĐ là một trong những biện pháp quan trọng để pháp luật đất đai phát huy được hiệu quả, vai trò trong đời sống xã hội. GQTCĐĐ tại CQHC là một trong những phương

thức GQTCĐĐ mang nhiều tính ưu việt. Tại chương 1, luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về GQTCĐĐ tại các CQHC và pháp luật về GQTCĐĐ tại các cơ quan hành chính trên các nội dung cụ thể như: Tìm hiểu về khái niệm, vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính; khái niệm GQTCĐĐ và GQTCĐĐ tại các CQHC; tính ưu việt của việc GQTCĐĐ tại các CQHC; mục đích, ý nghĩa của việc GQTCĐĐ tại các CQHC; Sự cần thiết điều chỉnh quan hệ giải quyết tranh chấp đất đai tại các cơ quan hành chính, các điều kiện đảm bảo thực thi hiệu quả pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại các cơ quan hành chính về chính trị, kinh tế, về văn hóa, xã hội, bảo đảm về pháp luật. Những vấn đề lý luận được tác giả phân tích tại chương 1 là cơ sở, tiền đề để tác giả tiếp tục nghiên cứu chương 2 là thực trạng pháp luật về GQTCĐĐ tại các CQHC và thực tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Chương 2

THỰC TRẠNGPHÁPLUẬTVỀGIẢIQUYẾT TRANH CHẤPĐẤT ĐAI TẠI CÁC Cơ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ THựCTIỄNTHIHÀNH

TRÊN ĐỊABÀNTỈNHSƠNLA

2.1. Thực trạng phápluật về giảiquyếttranhchấpđấtđaitạicácCO’ quan hành chính CO’ quan hành chính

2.1.1.về hịa giải tranhchấp đất đai tại ủy bannhân dân cấp xã

TCĐĐ chủ yếu xuất phát từ nội bộ nhân dân, nội bộ gia đình, họ hàng, làng xóm. Bên cạnh đó, loại tranh chấp này ngày một nhiều và rất phức tạp. Do vậy, hoà giải ở cơ sở có kết quả vừa tăng cường đồn kết trong nội bộ nhân dân, vừa giảm nhẹ một phần cơng việc của các CQHC và của Tồ án [34].

Hòa giải TCĐĐ tại UBND cấp xã là thủ tục được quy định tại Điều 202 LĐĐ năm 2013 trong trường hợp các bên tranh chấp khơng tự hịa hịa giải hoặc khơng hịa giải được thơng qua hịa giải ở cơ sở. TCĐĐ đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà khơng thành thì được nộp đơn u cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền. Đây là điều kiện để UBND các cấp tiến hành thụ lý giải quyết TCĐĐ theo thẩm quyền.

Trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ. Cụ thể:

Thứnhất, tiếp nhận hồ sơ và các công việc phải thực hiện của UBND cấp xã

về hồ sơ yêu cầu giải quyết TCĐĐ: Pháp luật không quy định cụ thể hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp là gì. Tuy nhiên, về cơ bản hồ sơ yêu cầu giải quyết TCĐĐ phải bao gồm: Đơn yêu cầu hòa giải

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)