Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đa

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 84 - 99)

A ĩ

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đa

tại các cơquan hành chính

Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật về GQTCĐĐ và căn cứ vào những định hướng cơ bản được đề cập trên đây; các giải pháp chủ yếu góp phần hồn thiện pháp luật về giải quyết TCĐĐ bao gồm:

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành về hòa giải TCĐĐ tại UBND cấp xã

Trong q trình tơ chức thực hiện thú tục hịa giải tại UBND câp xã đã phát sinh một số mâu thuần, vướng mắc trên thực tế, vì vậy, cần sửa đổi, bổ

sung quy định cụ thể trong từng trường hợp, theo hướng:

+ Bổ sung quy định vào Điều 202 LDĐ năm 2013 theo hướng:

Đối với trường hợp UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp tổ chức buổi hịa giải nhưng một trong các bên hoặc hai bên đương sự vắng mặt khơng có

lý do chính đáng thì UBND cấp xã vần tiến hành hòa giải vắng mặt, lập biên bản hịa giải mà khơng có chữ ký của bên vẳng mặt; đồng thời, tống đạt văn bản đến bên vắng mặt trong buổi hòa giải. Biên bản hòa giải là căn cứ đề các bên đương sự tiến hành các thủ tục tiếp theo như khởi kiện TCĐĐ tại Tòa án hoặc gửi đơn yêu cầu đến UBND cấp có thẩm quyền giải quyết.

+ Bổ sung quy định về trách nhiệm của các bên đương sự trong việc thực hiện kết quả hòa giải thành TCĐĐ. Bổ sung quy định về giải quyết đối với trường hợp một bên đương sự vắng mặt khiến buổi hòa giải TCĐĐ khơng thực hiện được.• • • Cụ thể • bổ sungN-X tại • khoản 5 Điều 202 Luật• đất đai năm 2013:

Trường hợp kết quả hịagiải khác với hiện trạng sử dụng đấtthì UBND

cấpxã chuyển kết quảhịa giải đến cơquan nhà nước có thẩm quyền để giải

quyết theo quyđịnh về quản lỷđất đai. Các bên tranh chấp có nghía vụtn

thủ thực hiện theo kết quả hịa giảithành; trường họp một trong cácbên khơng thực hiệncamkết theo kết quả hịa giải thành thìUBND cấp xã ápdụng các biện pháp cưỡng chế thực hiệntheothăm quyền do pháp luật quy định.

Trường hợp một bênđương sự vắng mặt có lỷ dochính đáng thì buổi hịa giải TCĐĐ bị hỗn. Đổivới trường hợp mộtbên đương sựvắng mặt khơngcó lỷ dochinhđángthì UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp lập biên

bản hịa giải khơng thành.

Thứ hai, Đối với việc GQTCĐĐ tại UBND cấp huyện và cấp tỉnh

+ Hồn thiện về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hành chính trong

lĩnh vực đât đai: Tiêp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định vê tô chức đối thoại; luật sư tham gia quá trình giải quyết TCĐĐ tại UBND; công khai minh bạch các tài liệu, chứng cứ của các bên; tăng cường việc “tranh tụng” để phá vỡ tính “khép kín” trong q trình giải quyết TCĐĐ. Đồng thời,

quy định thẩm quyền, căn cứ, thủ tục xem xét lại khiếu nại trong một số trường hợp cụ thế khi phát hiện việc giải quyết TCĐĐ có vi phạm pháp luật;

các vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài...

+ Bổ sung quy định về tham vấn, trao đổi ý kiến trong q trình GQTCĐĐ có tính chất cơng (giữa người dân với các cơ quan nhà nước). Để giảm thiểu tranh chấp và tăng hiệu quả GQTCĐĐ giữa người dân và Nhà Nước, việc tham vấn, trao đổi ý kiến trong quá trình GQTCĐĐ giữa người

dân với các cơ quan nhà nước nên tuân theo các quy định sau:

Tổ chức phát triển quỳ đất có trách nhiệm thực hiện tham vấn cộng đồng về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sau khi hoàn thành việc lập phương án này.

Việc tham vấn cộng đồng được thực hiện trong phạm vi cộng đồng những người bị trưng mua, trưng dụng QSDĐ đất trên phạm vi đất đai thực hiện dự án đầu tư. Tài liệu phục vụ các cuộc họp cộng đồng bao gồm các nội dung chủ yếu về phương án bồi thường, hồ trợ, tái định cư và mẫu in sẵn là đồng ý, khơng đồng ý hoặc có ý kiến khác đối với các hạng mục gồm diện tích đất, loại đất, số lượng các loại tài sản, cấp hạng các loại tài sản, giá đất,

giá tài sản, giá trị bồi thường về đất đai, giá trị bồi thường về tài sản, phương thức tái định cư đối với tất cả các trường hợp bị trưng mua, trung dụng quyền sử dụng đất. Thời gian chuẩn bị các tài liệu phục vụ các buổi họp cộng đồng nên được quy định rõ. Các cuộc họp cộng đồng phải được chuẩn bị kỳ lưỡng, bảo đảm có sự tham gia ít nhất là 2/3 sổ lượng thành viên cộng đồng. Đối với trường họp nhũng cộng đồng có số lượng thành viên lớn thì được phép tố

chức các cuộc họp cộng đơng theo nhóm. Sự đơng thuận của cộng đông được quy định là số lượng ý kiến đồng ý của các thành viên cộng đồng phải đạt một số lượng nhất định trên tổng số thành viên cộng đồng. Đối với trường hợp không đạt được sự đồng thuận của cộng đồng thì tổ chức phát triển quỹ đất có một số ngày nhất định để điều chỉnh phương án bồi thường, hồ trợ, tái định cư trên cơ sở tiếp nhận báo cáo kết quả tham vấn cộng đồng. Tổ chức phát triển

quỳ đất có trách nhiệm tổ chức cuộc họp tham vấn cộng đồng tiếp theo ngay sau khi hoàn thành việc điều chỉnh phương án bồi thường, hồ trợ, tái định cư. Phương án bồi thường, hồ trợ, tái định cư chì được cấp có thẩm quyền phê

duyệt khi đạt được sự đồng thuận của cộng đồng.

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thihành pháp luậtvêgiảiquyêt tranhchấp đất đaitại các cơquan hànhchính trên địa bàn tỉnhSơn La

Đế nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng pháp luật về GQTCĐĐ tại các CQHC trên địa bàn tỉnh Sơn La, cần thực hiện một số giải pháp sau:

77ní' nhất, về cơng tác hịa giải TCĐĐ

Một là, cần hồn thiện và nâng cao kỹ năng hòa giải TCĐĐ tại UBND cấp xã.

Hoạt động hòa giải TCĐĐ tại UBND cấp xã là hoạt động hịa giải mang tính chất thủ tục hành chính tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp đối với các TCĐĐ theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013. Trong trường hợp tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp khơng hịa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hịa giải. Điều này đòi hỏi các thành viên trong Tổ hòa giải phải tìm hiểu quá trình mâu thuẫn cũng như là nắm bắt chính xác tâm tư, nguyện vọng của các bên. Q trình hịa giải, Tổ hịa giải phải tở ra hết sức mềm dẻo, vừa giải quyết tranh chấp trên cơ sở quy định pháp luật nhưng cũng vừa có tình, có lý trên cơ sở tình nghĩa láng giềng, họ hàng, thân tộc. Để làm được việc này đòi hởi thành

viên Tơ hịa giải phải được trang bị một sơ kỳ năng cân thiêt như: kỳ năng lắng nghe, kỹ năng phân tích, giải thích các quy định của pháp luật,...

Hai là, cần tăng cường công tác tổ chức tập huấn về cơng tác hịa giải về TCĐĐ.

Ngồi việc trang bị những kỹ năng cần thiết cho việc hịa giải TCĐĐ thì địi hỏi cơng chức cấp xã làm cơng tác tham mưu, giúp việc cần phải có hiểu biết đầy đủ về các quy định của pháp luật có liên quan đến hịa giải TCĐĐ tại UBND cấp xã. Có như vậy, mới hạn chế được những sai sót trong q trình hịa giải như chúng tơi đã trình bày.

Ba là, cần nâng cao trách nhiệm hòa giải TCĐĐ cùa Tổ hòa giải.

Để việc hòa giải đem lại kết quâ tốt, vai trò của Tổ hòa giải TCĐĐ là rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế một số vụ việc hòa giải TCĐĐ thì Tổ hịa giải chưa làm hết trách nhiệm của mình, chỉ hịa giải qua loa, chiếu lệ để chuyển hồ sơ đến Tịa án. Do đó, cần có sự quan tâm thích đáng của nhà nước thơng qua việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp lý, kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên. Đồng thời tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải.

Bốn là, cần tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân:

Thực tế cho thấy, việc TCĐĐ xuất phát từ nhiều ngun nhân, trong đó có một ngun nhân là trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật, sự tơn trọng pháp luật của một bộ phận nhân dân cịn hết sức hạn chế. Do đó, việc nâng cao trình độ pháp luật cho nhân dân theo yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật hiện nay đang là vấn đề cấp thiết. Để làm được việc này cần triển khai đồng bộ các hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền thông qua các hội nghị, tuyên truyền thông qua cơng tác hịa giải ở cơ sở, qua tủ sách pháp luật...

Năm là, thực hiện tơt cơng tác hịa giải TCĐĐ sẽ góp phân hạn chê mâu thuẫn về đất đai trong nội bộ quần chúng nhân dân, tăng cường sự đồn kết gắn bó cũng như tạo sự khắng khít về tình làng, nghĩa xóm, tình thân họ hàng ... Với ý nghĩa và vai trò quan trọng như vậy của cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai, địi hịi mồi người dân phải nâng cao nhận thức về pháp luật, phát huy truyền thống yêu thương, đoàn kết của người Việt Nam. Đồng thời Tổ hòa giải cũng phải phát huy vai trị, trách nhiệm của mình trên cơ sở những quy định của pháp luật về hòa giải TCĐĐ, các kỳ năng được trang bị, tập huấn, bồi dưỡng... Ngoài ra, chính sách pháp luật về đất đai cũng cần được hồn thiện hơn.

Sáu là, Thí điểm mơ hình hồ giải đối với các TCĐĐ có tính chất cơng (giữa người dân với các cơ quan nhà nước): Theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam, hồ giải chỉ có thể áp dụng cho các tranh chấp giữa người dân với nhau. Tuy nhiên, nhiều nước khác đã thực hiện hoà giải thành công cho các tranh chấp giữa người dân và cơ quan nhà nước. Trong trường hợp này, một bên thứ ba sẽ đứng ra tổ chức hoà giải, giải quyết mâu thuần kể cả khi nhà nước là một trong các bên tranh chấp và vẫn giữ quyền cao nhất. Cơ quan hòa giải trong trường hợp này phải rất am hiểu tình hình chính trị và có năng lực để hồ giải thành cơng. Các nghiên cứu sâu và thí điểm hồ giải TCĐĐ có tính chất cơng giữa người dân và Nhà nước ở Việt Nam có thể đạt được nhiều thành tựu. Khi kết hợp với tham vấn ý kiến cộng đồng, hồ giải có thể làm giảm mức độ căng thẳng của tranh chấp và đạt được những kết quả vừng bền hơn cho người dân và cơ quan Nhà nước.

Thứ hai, về công tác giải quyết TCĐĐ của UBND cấp huyện và cấp tỉnh. Cần đổi mới cơ chế GQTCĐĐ theo hướng:

Một là, càn tăng cường trách nhiệm giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước bằng các biện pháp: xác định rõ chế độ trách nhiệm của

Thủ trưởng CQHC nhà nước là người có thâm quyên giải quyêt TCĐĐ, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết; chấn chinh những tồn tại, yếu kém, xử lý nghiêm những người vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác giải quyết TCĐĐ.

Hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân sự giải quyết TCĐĐ: Đối với các CQHC nhà nước, cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tham mưu GQTCĐĐ theo hướng chuyên nghiệp, am hiểu lý luận và thực tiễn, giỏi về áp dụng pháp luật đất đai và các pháp luật có liên quan, có kỹ năng thành thạo khi GQTCĐĐ, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và thẩm quyền GQTCĐĐ, trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp trong quản lý về đất đai.

Việc GQTCĐĐ là một nhiệm vụ quan trọng; có giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu kiện của công dân, cơ quan tồ chức mới bảo đảm an

sinh xã hội, tạo động lực phát triển. Muốn thực hiện được điều đó, cần xác định tinh thần trách nhiệm cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ này, đòi hỏi ờ họ một phẩm chất đạo đức cao, làm việc vì dân, cho dân nhằm bảo đảm cho sự tồn tại của chế độ; một kiến thức pháp luật - xã hội đầy đủ và sự vận dụng phù hợp, nhuần nhuyễn với tinh thần khẩn trương, kịp thời theo yêu cầu của Nhân dân đổi với từng vụ việc cụ the, phải sát thực tế và lắng nghe ý kiến tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân khi giải quyết cơng việc.

Ba là, có thể nói GQTCĐĐ trong giai đoạn vừa qua đã có những kết quả tích cực, nhưng vẫn cịn nhiều tồn tại, hạn chế. Tiếp tục hồn thiện pháp luật và đổi mới cơ chế GQTCĐĐ, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ,kịp thời và đặt trong mối quan phụ thuộc, tác động lẫn nhau như: tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng; đổi mới tư duy nhận thức về TCĐĐ và GQTCĐĐ đối với cà cơ quan nhà nước, người có thấm quyền trong cơ quan nhà nước và toàn thể nhân dân; tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

để nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho nhân dân để họ thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện đúng quy định của pháp luật; bảo đàm cơ sở vật chất cho công tác GQTCĐĐ và các giải pháp hỗ trợ khác như:

+ Xây dựng hồ sơ địa chính hoàn chỉnh, kịp thời theo dõi biến động đất đai, quản lý tốt các sổ sách, bản đồ địa chính và tư liệu có liên quan;

+ Hồn thành sớm việc cấp Giấy CNQSDĐ cho người sử dụng đất. Bảo đảm kinh phí đáp ứng nhu càu hồn thiện và hiện đại hóa hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai, thong nhất hệ thống hồ sơ địa chính trên cả nước. Hồn thiện hệ thống điều tra, đánh giá tài nguyên đất, số lượng, chất lượng, tiềm năng và môi trường đất, bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin, tư liệu, dữ liệu về đất đai phục vụ cho việc hoạch định chính sách và ban hành quyết định của cơ quan nhà nước trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

+ Phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật đất đai để xử lý hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tạo cho nhân dân trong địa phương có ý thức tơn trọng, chấp hành tốt pháp luật đất đai;

+ Cán bộ làm công tác giải quyết TCĐĐ tại UBND, đặc biệt là cán bộ địa chính cần nắm vững các quy định của pháp luật đất đai, có nghiệp vụ về quản lý ruộng đất, có kinh nghiệm trong cơng tác dân vận, có uy tín trong cộng đồng dân cư;

+ Cần thiết phải xây dựng một hệ thống quàn lý khoa học, bảo đảm đầy đủ từ cơ sở pháp luật đến hệ thống dừ liệu pháp lý giúp cho quá trình quản lý đất đai đạt được hiệu quả cao nhất v.v...

+ Tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc tranh chấp đất đai tồn đọng khơng để phát sinh trở thành "điểm nóng" gây mất ổn định chính trị

+ Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra cơ quan, cán bộ làm công tác quản lý đất đai, công tác giải quyết tranh chấp, kịp thời chấn chỉnh và cần

thiết phải xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ bằng các biện pháp nghiêm khắc nhất, đem lại sự công bằng cho xã hội trong công tác quản lý đất đai và giải quyết TCĐĐ tại các CQHC hiện nay.

Kêt luận chương3

Tại chương 3, trên cơ sở những kết quả đạt được và nhũng hạn chế, nguyên nhân trong thực thi pháp luật về giải quyết TCĐĐ tại các CQHC trên

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 84 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)