Điều kiện bảo đảm về pháp luật

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 42)

1.5. Các điêu kiện đảm báo thực thi hiệu quă pháp luật vê giă

1.5.4. Điều kiện bảo đảm về pháp luật

Một trong những điều kiện quan trọng, bảo đảm việc GQTCĐĐ là các điều kiện về pháp luật, bởi GQTCĐĐ là hoạt động có mục đích của các chủ

thể pháp luật nhằm đưa các nguyên tắc, quy định của pháp luật về lĩnh vực này đi vào đời sống xã hội. Để đưa pháp luật GQTCĐĐ vào cuộc sống, phát huy hiệu quả điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình xây dựng và triển khai GQTCĐĐ, cần phải đảm bảo tốt các điều kiện sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống các văn bản QPPL về GQTCĐĐ trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật Hệ thống các văn bản QPPL về GQTCĐĐ trong lĩnh vực đất đai (Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tiếp công dân..., các văn bản dưới luật) bảo đảm pháp lý quan trọng cho việc GQTCĐĐ, là một trong những cơ sở đảm bảo cho việc GQTCĐĐ đạt kết quà cao trong thực tiền, đồng thời cho phép dự báo được khá năng hiện thực hóa các quy định pháp luật về trong đời sống xã hội.

Thứ hai, quy trình, thủ tục GQTCĐĐ phải được pháp luật quy định cụ thế, chặt chẽ, chính xác, phù họp với thực tiền quản lý và sử dụng đất đai Đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật quy định cơ chế GQTCĐĐ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

77/ir ba, ý thức pháp luật của các cơ quan HCNN, người có thấm quyền được coi là điều kiện bảo đảm cho việc GQTCĐĐ. Để áp dụng đúng đắn các văn bản pháp luật vào GQTCĐĐ của chủ thể sử dụng đất, các chủ thể quản lý có thẩm quyền GQTCĐĐ trước hết phải có hiểu biết chính xác nội dung, yêu cầu của QPPL và có khả năng phân tích tình tiết thực tế của từng trường hợp cụ thể, nắm bắt được bản chất của sự việc để đánh giá đúng đắn diễn biến của

sự việc được đề cập tới. Điều đó địi hỏi chủ thể áp dụng pháp luật phải có ý thức pháp luật. Bên cạnh đó, ý thức pháp luật của CB,CC bảo đảm GQTCĐĐ đúng pháp luật, có tác động một cách trực tiếp đến cơng dân, hình thành niềm tin của cơng dân đối với pháp luật. Sự thiếu ý thức và trách nhiệm của đội ngũ này trong giải quyết khiếu nại về đất đai sẽ tác động tiêu cực tới ý thức pháp luật của người dân, làm mất niềm tin của nhân dân đối với pháp luật, với

CQNN. Do vậy, việc rèn luyện và nâng cao ý thức pháp luật GQTCĐĐ đôi với những CB, cc hành chính làm cơng tác GQTCĐĐ là cần thiết và quan trọng.

Thứtư, bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật đất đai, pháp luật về khiếu nại. Trong thực tế cần xã hội hóa cơng tác tổ chức thực hiện bằng các dịch vụ tư vấn pháp lý, hệ thống hỗ trợ pháp luật và qua các hoạt động bảo vệ pháp luật đối với quyền khiếu nại của công dân trong lĩnh vực đất đai như: thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các VPPL trong khiếu nại và giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai. Thơng qua đó, các chủ thể QLNN có thể phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các VPPL, các yếu kém trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và đội ngũ CB,CC khi thi hành nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đồng thời, hoạt động giám sát cùa cơ quan quyền lực nhà nước đối với công tác giải quyết các KNHC trong lĩnh vực đất đai cũng cần được chú trọng như: hoạt động giám sát của Quốc hội, đại biếu quốc hội, HĐND các cấp và đại biểu HĐND.

Tiêu kêt Chương 1

Trong quan hệ pháp luật đất đai, việc giải quyết các TCĐĐ là một trong những biện pháp quan trọng để pháp luật đất đai phát huy được hiệu quả, vai trò trong đời sống xã hội. GQTCĐĐ tại CQHC là một trong những phương

thức GQTCĐĐ mang nhiều tính ưu việt. Tại chương 1, luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về GQTCĐĐ tại các CQHC và pháp luật về GQTCĐĐ tại các cơ quan hành chính trên các nội dung cụ thể như: Tìm hiểu về khái niệm, vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính; khái niệm GQTCĐĐ và GQTCĐĐ tại các CQHC; tính ưu việt của việc GQTCĐĐ tại các CQHC; mục đích, ý nghĩa của việc GQTCĐĐ tại các CQHC; Sự cần thiết điều chỉnh quan hệ giải quyết tranh chấp đất đai tại các cơ quan hành chính, các điều kiện đảm bảo thực thi hiệu quả pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại các cơ quan hành chính về chính trị, kinh tế, về văn hóa, xã hội, bảo đảm về pháp luật. Những vấn đề lý luận được tác giả phân tích tại chương 1 là cơ sở, tiền đề để tác giả tiếp tục nghiên cứu chương 2 là thực trạng pháp luật về GQTCĐĐ tại các CQHC và thực tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Chương 2

THỰC TRẠNGPHÁPLUẬTVỀGIẢIQUYẾT TRANH CHẤPĐẤT ĐAI TẠI CÁC Cơ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ THựCTIỄNTHIHÀNH

TRÊN ĐỊABÀNTỈNHSƠNLA

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)