Kỹ năng nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu kỹ năng tổ chức sự kiện ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 60)

1. Sự ra đời và phát triển của hoạt động tổ chức sự kiện tại Việt Nam

2.5.1. Kỹ năng nghiên cứu thị trường

Trong một cuộc hội thảo mới đây, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã thừa nhận, ít doanh nghiệp Việt Nam có thói quen thu thập và xử lý thông tin trước khi ra quyết định. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng ít quan tâm đầu tư cho hoạt động thông tin cả về con người và phương tiện.

Theo Công ty nghiên cứu thị trường TNS - Việt Nam, các điều tra gần đây cho thấy mức chi phí nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam rất thấp; không chỉ so sánh với các nước kinh tế phát triển mà chi phí này của Việt Nam còn thua nhiều nước trong khu vực.

Cụ thể, tổng chi nghiên cứu thị trường của Việt Nam tính trên đầu người chỉ đạt 0,12 USD; đây là mức thấp nhất trong 60 quốc gia được điều tra. Điều tra cũng cho thấy tổng chi quảng cáo trên đầu người của Việt Nam vào khoảng 2,4 USD còng thuộc vào hàng thấp nhất trong các nước.

Tổng chi cho nghiên cứu thị trường của Việt Nam vào khoảng 10 triệu USD năm 2003 và tăng lên 14,3 triệu năm 2005.

Dẫn đầu bảng điều tra vẫn là các nền kinh tế lớn như Anh, Mỹ, Canada; Nhật Bản đứng thứ 7 và thứ nhất châu á. So với các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển thì Malaysia dẫn đầu với chi phí nghiên cứu thị trường bình quân đạt 1,25 USD/người/năm, Thái Lan 0,6USD, Philippines 0,38USD và Trung Quốc là 0,3USD.

Theo điều tra, tổng doanh số nghiên cứu thị trường riêng tại châu á đã lên tới khoảng 2,6 tỷ USD trong đó Nhật Bản đã chiếm tới 45%, Trung Quốc và úc chiếm 30%, 17 nước còn lại có cả Việt Nam tổng chi chưa đến 400 triệu USD; trong đó Việt Nam chiếm chưa đến 2,5% trong số đó.

Mặc dù có mức chi cho nghiên cứu thị trường thấp, nhưng các chuyên gia cho biết, ngành nghiên cứu thị trường Việt Nam đang có mức tăng trưởng khá cao lên đến 23,3% và chỉ đứng sau Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng 28%. Đây là một con số ấn tượng so với mức trung bình của thế giới là 5,1%. Dự kiến mức chi phí dành cho nghiên cứu thị trường Việt Nam sẽ lên khoảng 16,5 triệu USD vào năm 2006.

Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu thị trường còn dễ tính nên kết quả điều tra thiếu chính xác

Theo ông Phil Worthington, Giám đốc dịch vụ khách hàng của AC Nielsen Việt Nam, hoạt động nghiên cứu thị trường ở Việt Nam có một thuận lợi lớn, đó là sự sẵn sàng hợp tác của người tiêu dùng trong trả lời phỏng vấn, điều tra. "So với các nơi khác như Hồng Kông, Singapore, người tiêu dùng Việt Nam vui vẻ trả lời một bảng khảo sát dài ”. Tuy nhiên, đây cũng là một đặc điểm gây nghi ngờ

một món quà dù tượng trưng, người trả lời phỏng vấn thường thích làm hài lòng người đi phỏng vấn nên các câu trả lời của họ thường theo hướng tích cực - chưa thích cũng gắng nói là thích. Người dân Việt Nam thường có thói quen trả lời "Vâng", "Có" cho hầu hết các câu hỏi, bất kể ý kiền thật của họ như thế nào. Có lẽ chuyện gật đầu nói "Vâng", "Có" chỉ là một cách biểu hiện thái độ hiểu ý người nói, chứ chưa phải là trả lời vào câu hỏi.

Khác với những thị trường lâu đời, , các phương pháp phỏng vẫn cũng còn đơn giản và thiếu đa dạng, chuyện phỏng vấn người tiêu dùng qua điện thoại hầu như chưa xảy ra ở Việt Nam.

Việc sử dụng sinh viên làm người thực hiện phỏng vấn bán thời gian, tuy tiết kiệm chi phí cho công ty nghiên cứu nhưng độ chính xác của thông tin không cao, vì người phỏng vấn chưa có đủ kĩ năng, kinh nghiệm và thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp. Kiểm soát sao cho người thực hiện phỏng vấn không bịa ra các cuộc hỏi đáp không có trong thực tế cũng là một chuyện gây đau đầu cho các công ty nghiên cứu.

Cũng theo ông Worthington, giá một dự án nghiên cứu thị trường bình quân do AC Nielsen tiến hành tại Việt Nam khoảng 15.000 đô-la Mỹ, thấp nhất cũng 5.000 đô-la Mỹ và cao nhất là 150.000 đô-la Mỹ. Với giá này th# hầu hết khách hàng của hãng nghiên cứu thị trường lớn nhất Việt Nam này là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Công ty trong nước chỉ chú trọng nghiên cứu thị trường khi có ý tưởng làm ăn hoặc muốn mở rộng sang địa bàn mới. Thăm dò để tìm hiểu vì sao một sản phẩm thất bại hay đo lường ý kiến người tiêu dùng đối với một sản phẩm đang có là chuyện hiếm hoi. Công ty trong nước sẵn sàng bỏ tiền xây dựng thương hiệu, nhưng không chịu dùng công cụ “chẩn đoán sức khỏe” thương hiệu. Công ty trong nước cũng thường muốn tự mình làm nghiên cứu thị trường vì nghĩ mình nắm rõ những ngóc ngách trong lĩnh vực đang hoạt động. Vì thế, hoạt động nghiên cứu của họ thường mới dừng phương pháp thăm dò chứ ít khi được tiến hành theo quy mô lớn hay mang tính khoa học.

Một đặc điểm nữa của nghiên cứu thị trường ở Việt Nam liên quan đến thông tin thị trường. Một mặt, doanh nghiệp trong nước thường chưa ý thức được tầm quan trọng của thông tin từ bên trong công ty để nghiên cứu thị trường. Có lẽ trong đội ngũ nhân viên, ít có người có chuyên môn để phân tích hóa đơn bán hàng, chẳng hạn, nhằm tìm hiểu về xu hướng tiêu thụ sản phẩm.

Mặt khác, thông tin từ bên ngoài thường khó kiếm, độ chính xác không cao hay không được cập nhật thường xuyên. Dù tự làm hay thuê dịch vụ, doanh nghiệp nào cũng biết mình cần phải có những thông tin “thô”, căn bản về thị trường muốn nhắm đến. Vai trò của các cơ quan Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp có thể được phát huy mạnh trong lĩnh vực này. Thay vì để doanh nghiệp loay hoay tìm thông tin, nên có những cơ quan sẵn sàng cung cấp loại thông tin này để tiết kiệm công sức cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu kỹ năng tổ chức sự kiện ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w