Các chủ thể của tranh chấp

Một phần của tài liệu Pháp luật về môi giới bất động sản (Trang 29 - 31)

Tranh chấp phát sinh là hiện tượng thường thấy trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh. Việc hợp tác giữa hai hay nhiều bên nếu như khơng dung hịa được lợi ích hoặc một bên khơng thực hiện đúng theo thỏa thuận thì tranh chấp là điều khơng tránh khỏi. Quan hệ môi giới bất động sản là quan hệ hợp tác giữa bên có nhu cầu bán/mua bất động sản và nhà môi giới trên cơ sở hợp đồng môi giới bất động sản. Do vậy, khi một trong các bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng mơi giới thì tranh chấp sẽ xảy ra. Thơng thường, tranh chấp trong quan hệ môi giới bất động sản xuất phát từ các phía: nhà mơi giới, khách hàng, giữa các nhà môi giới với nhau.

Thứ nhất, tranh chấp phát sinh từ phía nhà mơi giới.

Nguyên nhân tranh chấp trong trường hợp này có thể là do nhà mua giới khơng thực hiện đúng những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng môi giới, cung cấp sai thông tin, lừa dối khách hàng… Đã có rất nhiều vụ việc tranh chấp xảy ra mà khách hàng là người Ở thế bị động, đã giao tiền rồi nhưng đến khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà ở, sang tên quyền sử dụng đất thì người mơi giới lại mất hút, tìm hiểu ra mới biết thơng tin người mua giới đưa ra cho họ chỉ là thông tin ảo nhằm mục đích lừa đảo.

Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, khách hàng khi giao dịch cần phải ký kết hợp đồng môi giới với nội dung cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi có tranh chấp xảy ra. Ngoài ra, người dân nên tập làm quen với việc nhờ môi giới chuyên nghiệp, luật sư tư vấn trong việc mua bất động sản để hạn chế rủi ro một cách tối ưu.

Thực tế cho thấy, khi có tranh chấp xảy ra thì người dân thường phải chịu thiệt thịi hơn vì họ là người ít am hiểu pháp luật hơn các nhà mơi giới, nắm trong tay ít thơng tin về thị trường hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng là bên yếu thế. Một thực trạng phổ biến là khách hàng sau khi thực hiện thương vụ không trả thù lao và hoa hồng cho nhà môi giới. Mơi giới bất động sản là một loại hình kinh doanh dịch vụ bất động sản, do đó mục đích cuối cùng của họ chính là thù lao và hoa hồng môi giới. Khi không được khách hàng trả thù lao, người mua giới đã mất đi khoản thu nhập chính đáng của mình. Từ đó người mơi giới sẽ khó có cơ hội thu được hoa hồng từ việc hành nghề môi giới. Ngồi việc mất đi khoản thu nhập chính đáng, vì khách hàng khơng trả thù lao, hoa hồng sẽ giảm đi niềm tin và nguồn cảm hứng hành nghề của người môi giới.

Để hạn chế những rủi ro xảy ra đến với mình, các nhà mơi giới cần chủ động nâng cao kiến thức pháp luật, cập nhật các thông tin thị trường, nâng cao khả năng kiểm định dự án của bản thân để ngày càng trưởng chuyên nghiệp hóa chuyên mơn của mình.

Thứ ba, tranh chấp phát sinh giữa những nhà môi giới với nhau.

Các tranh chấp không chỉ xảy ra giữa người mơi giới và khách hàng mà nó cịn xảy ra giữa những người cùng hành nghề môi giới bất động sản.

Khoản 4 Điều 66 LKDBĐS năm 2014 cho phép các tổ chức, cá nhân mơi giới có thể thuê tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản khác thực hiện công việc môi giới trong phạm vi hợp đồng mà bên thuê đã ký với khách hàng nhưng lại không quy định về việc ăn chia thù lao, hoa hồng ra sao và các bên cũng không thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng thuê môi giới dẫn đến trường hợp các bên tranh chấp về tỉ lệ thù lao phải hoa hồng mà họ được hưởng.

Khi tranh chấp này xảy ra thì hợp đồng sẽ là cơ sở quan trọng để giải quyết. Hợp đồng được coi như là luật của các bên do vậy sẽ căn cứ vào những gì các bên thỏa thuận trong hợp đồng để tiến hành giải quyết vụ việc. Ngoài ra, nếu các bên có thỏa thuận thì Hội mơi giới bất động sản Việt Nam và Hiệp hội bất động sản Việt Nam hoặc trọng tài thương mại cũng sẽ là những chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ môi giới bất động sản. Do pháp luật về kinh doanh bất động sản chưa quy định cụ thể và mơi giới bất động sản cũng là một loại hình kinh doanh, do vậy nếu như các bên

không thể thương lượng, hịa giải được và khơng thỏa thuận trong hợp đồng về cơ quan, chủ thể giải quyết tranh chấp thì sẽ tiến hành giải quyết theo thủ tục tố tụng được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Bên cạnh đó, vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra sẽ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.6

Một phần của tài liệu Pháp luật về môi giới bất động sản (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w