3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý hoạt động môi giới bấtđộng sản động sản
Trong thời gian vừa qua, thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm và đang trong giai đoạn phát triển nóng trở lại. Do vậy, thị trường bất động sản đã giành được nhiều sự quan tâm của người dân cũng như Nhà nước. Song, trên thực tế cho thấy, pháp luật về môi giới bất động sản cần có sự hồn thiện nhằm hạn chế, đẩy lùi những mặt tiêu cực của hoạt động mơi giới bất động. Cùng với đó, việc hồn thiện khung pháp lý chuẩn mực sẽ là nền tảng cho hoạt động của các tổ chức, hiệp hội bất động sản đúng chức năng, nhiệm vụ và góp phần phát triển thị trường bất động sản. Do đó, hồn thiện hệ thống pháp luật về dịch vụ mơi giới bất động sản là một nhiệm vụ quan trọng.
Thứ nhất, sửa đổi quy định về chế tài đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức mơi giới bất động sản.
Pháp luật có quy định phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm. Tuy nhiên, luật về kinh doanh bất động sản không quy định về mức độ “nặng”, “nhẹ” của hành vi vi phạm. Do vậy, việc xử phạt theo quy định Điều 79 Văn bản hợp nhất số 12/2020 về Luật kinh doanh bất động sản là hết sức khó khăn. Cùng với đó, cơng tác đào tạo nguồn nhân lực quản lý thị trường chưa chặt chẽ. Điều này dẫn đến tình trạng “tuỳ tiện” trong việc xử lý hành vi vi phạm, không thống nhất giữa các địa phương. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý tại địa phương trong lĩnh vực mơi giới bất động sản cịn mờ nhạt dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm không được xử lý kịp thời. Theo đó, các quy định tại các văn bản dưới luật cần quy định cụ thể về việc kiểm tra, rà soát thường xuyên hoạt động của các nhà môi giới bất động sản, quy định chế tài đủ mạnh đối với hành vi vi phạm trong môi giới bất động sản như: tăng mức xử phạt đối với từng mức độ vi phạm, trường hợp gây thiệt hại lớn cho khách hàng thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự
Thứ hai, Chính phủ cần nghiên cứu thêm, bổ sung những quy định cụ thể trong việc đào tạo chứng chỉ hành nghề mơi giới bất động sản.
Như phân tích ở mục 1, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề môi giới là Bộ xây dựng. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy việc đào tạo chứng chỉ hành nghề chỉ mang tính hình thức mà cơ quan quản lý chưa có cơ chế giám sát hoạt động cũng như kiểm định chất lượng đào tạo. Điều này dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp trong công tác đào tạo chứng chỉ hành nghề mơi giới khiến “thị trường” bất động sản nói chung và dịch vụ mơi giới bất động sản nói riêng xảy ra nhiều hành vi tiêu cực tác động xấu đến hoạt động xã hội. Do vậy, cần rà soát, sửa đổi các nội dung quy định về đào tạo chứng chỉ môi giới bất động sản, đi sâu vào đào tạo các kỹ năng và thực hành thực tế. Bổ sung quy định về kéo dài thời gian tập sự của học viên. Mặc dù trên lý thuyết, trong chương trình đào tạo, các cơ sở đào tào có kế hoạch về thời gian tập sự nhưng trên thực tế chỉ mang tính hình thức. Các cơ sở đào tạo thường liên hệ với một sàn giao dịch bất động sản rồi tổ chức 01 buổi cho học viên tham quan, tìm hiểu hoạt động của sàn giao dịch bất động sản. Tuy nhiên, thời gian thực hành này q ít để có thể hành nghề mơi giới.
Thứ ba, xây dựng quy định về tiêu chí sàn giao dịch bất động sản chuẩn.
Theo quy định của LKDBĐS năm 2014 thì khơng bắt buộc nhưng cũng khơng cấm các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản khi bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản phải thông qua sàn giao dịch bất động sản, mặt khác, Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản thơng qua sàn. Chính vì vậy, các sàn muốn thu hút được khách hàng, đạt được lợi nhuận cao cần phải tự hồn thiện chính mình, nâng cao chất lượng hoạt động. Do vậy cần có sự điều chỉnh hợp lý về tiêu chuẩn sàn như xây dựng các chỉ số chuẩn về quy môi của sàn giao dịch, số lượng, chất lượng đội ngũ nhân viên,...
Ở các nước phát triển, vấn đề về đạo đức nghề nghiệp nói chung và trong lĩnh vực mơi giới bất động sản nói riêng rất được coi trong. Điều này được thể hiện qua việc ban hành các văn bản về tiêu chuẩn quy tắc đạo đức. Tại Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có quy định rõ ràng. Tuy nhiên, Hiệp hội bất động sản Việt Nam đã đưa ra bản “Dự thảo quy tắc đạo đức nghề nghiệp của người làm kinh doanh, môi giới bất động sản”. Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp này sẽ định hướng cho các hoạt động môi giới bất động sản mang tính cơng khai, minh bạch và nâng cao uy tín, hình ảnh, vị thế của người mơi giới bất động sản. Do vậy, các quy tắc về đạo đức nghề mơi giới cần phải được luật hố để áp dụng đối với tất cả các nhà môi giới bất động sản trong phạm vi cả nước.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới. Điều này mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các chủ thể kinh doanh trong nước. Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, môi giới là hoạt động tất yếu của thị trường bởi nó thực hiện chức năng kết nối giữa người mua và người bán góp phần lành mạnh hố thị trường. Trong nền kinh tế hội nhập, lĩnh vực bất động sản đang thu hút lượng lớn nhà đầu tư nước ngồi kéo theo đó là sự “nóng lên” của nghề mơi giới bất động sản. Những doanh nghiệp hành nghề môi giới “mọc lên như nấm”. Do vậy, việc quản lý, sàng lọc chất lượng nhà mơi giới cũng khó hơn. Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho hoạt động môi giới được rõ ràng về phạm vi, quyền cũng như nghĩa cụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản. Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển không ngừng, các văn bản luật đã ban hành dần trở nên có nhiều bất cập, hạn chế xảy ra nhiều tiêu cực trong lĩnh vực dịch vụ mơi giới bất động sản. Do đó, để tạo nên một thị trường bất động sản nói chung và ngành nghề mơi giới bất động sản nói riêng hoạt động một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, lành mạnh và cơng bằng cần có sự chung tay góp sức của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản cũng như kinh doanh dịch vụ mơi giói bất động sản và các chủ thể tham gia vào thị trường.