Hoạt động quản lý Nhà nước đối với hoạt động môi giới bất động sản

Một phần của tài liệu Pháp luật về môi giới bất động sản (Trang 37 - 40)

Cùng với sự “nóng lên” của thị trường bất động sản, Nhà nước đã tiến hành các hoạt động quản lý đối với hoạt động môi giới bất động sản.

Bởi trong thực tế áp dụng pháp luật để điều chỉnh các hành vi vi phạm hoạt động mơi giới bất động sản cịn yếu, Bộ Xây dựng đã tiến hành dự thảo LKDBĐS (sửa đổi). Theo đó có những quy định siết chặt hoạt động môi giới bất động sản nhằm khắc phục những điểm yếu, hạn chế của pháp luật về môi giới bất động sản khi áp dụng trong thực tế.

Bộ Xây dựng đã đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định phải có giấy chứng nhận hồn thành khóa học thì mới được thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề mơi giới bất động sản. Cùng với đó, bổ sung các quy định các tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới đều phải thành lập doanh nghiệp, văn phịng mơi giới…; phải có chứng chỉ hành nghề mơi giới bất động sản, cá nhân không được hoạt động môi giới độc lập. Bộ cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định các tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản trong nước sau khi thành lập doanh nghiệp phải cung cấp thơng tin của đơn vị mình đến Sở Xây dựng nơi tổ chức mình hoạt động và Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) để được đăng tải công khai trên hệ thống quản lý của địa phương.

Các sàn giao dịch bất động sản tiếp tục được Nhà nước khuyến khích các cá nhân, tổ chức xây dựng với mục đích Nhà nước có thể thanh tra, giám sát kỹ càng các hoạt

Bộ Xây dựng, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành sửa đổi, bổ sung ban hành các Nghị định liên quan đến hoạt động môi giới bất động sản cụ thể là thay thế Nghị định số 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà ở và công sở bằng Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng với mức xử phạt hành chính tăng lên khá nhiều.

2.2.2. Đánh giá tổng quan về pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới bất động sảna. Những thuận lợi a. Những thuận lợi

Pháp luật về kinh doanh bất động sản nói chung và pháp luật kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản nói riêng đã có tác động tích cực đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản trong những năm vừa qua, góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển nhanh và lành mạnh của thị trường bất động sản. Có thể nhận thấy hiệu quả của hoạt động môi giới bất động sản trên thực tế qua những kết quả đạt được như sau:

Đầu tiên, có thể thấy hoạt động mơi giới kinh doanh bất động sản đã có hành lang

pháp lý tương đối cụ thể, đầy đủ đảm bảo cho các nhà môi giới kinh doanh bất động sản hành nghề. Sự ghi nhận chính thức của pháp luật kinh doanh bất động sản về hoạt động của các tổ chức, cá nhân hành nghề kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản đã tạo cơ sở pháp lý để đưa hoạt động môi giới bất động sản ở nước ta đi vào nề nếp, hạn chế dần sự “bành trướng” và hoạt động trơi nổi của các “cị nhà đất” vốn xảy ra sôi động và phổ biến trong suốt một thời gian dài trước đây.

Tiếp đến, mạng lưới đào tạo về kinh doanh dịch vụ bất động sản ngày càng mạnh

mẽ. Qua đó bước đầu tạo ra sự cạnh tranh cần thiết giữa các cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó nâng cao chất lượng hỗ trợ quản lý thị trường bất động sản.

Đặc biệt, sau khi LKDBĐS năm 2014 ra đời đã từng bước hình thành và phát triển

một đội ngũ mơi giới bất động sản chun nghiệp, có đầy đủ năng lực, trình độ, kỹ năng và phẩm chất tốt để cung ứng các dịch vụ có chất lượng cho các chủ thể có nhu cầu trên thị trường. Thơng qua đó, một mặt làm thay đổi nhận thức của người dân về vị trí, vai trị của nghề mơi giới, hay nói cách khác là nâng cao uy tín, khẳng định vị thế và đẳng cấp của nhà môi giới; mặt khác, có tác động và định hướng lớn cho người dân và giới kinh doanh bất động sản ý thức được và học cách trở thành “người tiêu dùng thơng minh” khi có nhu cầu tham gia giao dịch trên thị trường bất động sản. Sự phát triển của hoạt động môi giới bất động sản thời gian gần đây đã thực sự trở nên chuyên nghiệp hơn. Hơn nữa, mới đây chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2022/NĐ-CP tăng mức phạt những hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi giới bất động sản nhằm tăng cường, siết chặt hoạt động môi giới bất động sản hướng đến phát triển một đội ngũ mơi giới bất động sản chun nghiệp. Ví dụ, nếu kinh doanh dịch vụ mơi giới bất động sản độc lập mà khơng có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định thì có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng (Điểm a Khoản 1 Điều 59 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP) trước đây theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; hoặc nếu bên môi giới không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không trung thực hồ sơ, thông tin về bất động sản mà mình mơi giới có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng (Điểm b Khoản 2 Điều 59 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP) so với Nghị định 139/2017/NĐ-CP bị phạt 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Mức phạt đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi giới bất động sản nói riêng đã được tăng lên rất cao nhằm răn đe những “cò mồi” hay những bên môi giới bất động sản tự phát, nhằm tăng cường chất lượng của đội ngũ môi giới bất động sản.

Thêm vào đó, hoạt động mơi giới bất động sản chun nghiệp tạo lập kênh thông

tin quan trọng giúp Nhà nước kiểm soát và nắm bắt được những diễn biến của thị trường bất động sản một cách kịp thời, trên cơ sở đó hỗ trợ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có những nhận định, đánh giá chính xác về thực trạng của thị trường bất động sản tại thời

điểm hiện tại và đưa ra những định hướng, giải pháp phù hợp thúc đẩy sự phát triển của thị trường trong tương lai.

Cuối cùng, thị trường bất động sản trên cả nước phát triển minh bạch và ổn định hơn

nhờ một phần đóng góp khơng nhỏ từ vai trị mơi giới của các tổ chức, cá nhân hỗ trợ thị trường. Hội môi giới bất động sản Việt Nam được thành lập có tác động tích cực đối với hoạt động mơi giới bất động sản nói riêng, cũng như thị trường bất động sản nói chung. Hội mơi giới bất động sản ra đời là nơi kết nối các nhà môi giới lại với nhau, tạo cho các nhà môi giới một nơi để giao lưu, học hỏi, trau dồi kiến thức để hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả. Đây là thành công lớn của các nhà môi giới trong thời gian vừa qua.

Một phần của tài liệu Pháp luật về môi giới bất động sản (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w