Phân biệt giá cấp một

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUẢN LÝ - CHƯƠNG 4: cấu trúc thị trường và việc định giá pot (Trang 54 - 55)

D trung gian =MR trung gian cuối cùng

a. Phân biệt giá cấp một

Hình 8.2 Lợi nhuận tăng thêm khi có phân biệt giá cấp 1

Trong trường hợp lý tưởng, một hãng có thể định các giá khác nhau cho mỗi khách hàng của mình. Nếu có thể, hãng sẽ định cho mỗi khách hàng một mức giá cao nhất mà khách hàng đó sẵn sàng trả để mua mỗi đơn vị sản phẩm. Chúng ta gọi mức giá tối đa này là giá sẵn sàng trảcủa khách hàng.

Định cho mỗi khách hàng một mức giá bằng giá sẵn sàng trả được gọi là phân biệt giá hoàn hảo cấp

1.

Trong hình 8.2, khi chỉ định một mức giá duy nhất hãng sẽ sản xuất Q* và bán với giá P*. Ở đây chúng ta sẽ đưa ra phạm trù lợi nhuận biến đốiđược tính bằng chênh lệch giữa tổng doanh

thu và chi phí biến đổi. Trên đồ thị đó chính là phần diện tích bôi đậm nằm giữa các đường

doanh thu biên và chi phí biên. Thặng dư tiêu dùng là phần diện tích nằm phía dưới đường cầu

và trên đường giá và được biểu thị bằng tam giác bôi đen.

Bây giờ điều gì xảy ra nếu hãng có thể phân biệt giá một cách hoàn hảo? Vì mỗi khách hàng phải trả chính xác mức mà họ sẵn sàng trả, đường doanh thu biên không còn có ý nghĩa cho

quyết định sản lượng của hãng. Thay vào đó doanh thu bổ sung từ mỗi đơn vị sản phẩm bán thêm đơn giản là giá cho đơn vị đó, và do đó được cho bởi đường cầu. Do đó, lợi nhuận từ việc

sản xuất và bán thêm một đơn vị sản phẩm bây giờ là sự khác nhau giữa cầu và chi phí biên. Khi cầu vượt quá chi phí biên, hãng có thể tăng lợi nhuận bằng cách mở rộng sản xuấtvà nó sẽ làm như vậy cho đến khi đạt mức sản lượng Q** tại đó cầu bằng chi phí biên.

Tổng lợi nhuận biến đối bây giờ là vùng nằm giữa đường cầu và đường chi phí biên. Hình 8.2 cho thấy tổng lợi nhuận tăng lên rất nhiều và toàn bộ thặng dư tiêu dùng thuộc về hãng.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUẢN LÝ - CHƯƠNG 4: cấu trúc thị trường và việc định giá pot (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)