Dngười mới gia nhập

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUẢN LÝ - CHƯƠNG 4: cấu trúc thị trường và việc định giá pot (Trang 29 - 31)

D ngành mớ i gia nh ậ p

Dngười mới gia nhập

với đường cầu của cả thị trường (Dthị trường) tiếp xúc với đường LRAC, không để lại mức sản lượng nào có giá cao hơn chi phí đơn vị của người mới gia nhập.

Hình 4.9 Đặt giá giới hạn: trường hợp tính kinh tế của qui mô

Nếu giả định Sylos được sử dụng làm xuất phát điểm thì sẽ dễ xác định giá giới hạn vì

trong trường hợp này mức sản lượng trước gia nhập do các doanh nghiệp đã ở trong ngành sản Q1=sản lượng Sản lượng của những người đang ở trong ngành Giá PL Dthị trường LRAC

xuất cung cấp một thước đo trực tiếpvề mức sản lượng sau gia nhập, hai mức đó là bằng nhau

theo giả định. Nhưng việc cho rằng các doanh nghiệp đang ở trong ngành giữ nguyên sản lượng của mình khi có sự gia nhập để cho những người mới gia nhập biết điều đó là một giả định quá hạn hẹp và không thực. Trong trường hợp độc quyền tập đoàn sẽ có lợi hơn nếu các

doanh nghiệp đang ở trong ngành đặt giá độc quyền chung, giá đó cao hơn giá giới hạn đã chỉ

ra ở trên, nhưng đe doạ là sẽ tăng sản lượng và giảm giá khi các doanh nghiệp khác gia nhập.

Nếu sự đe doạ tăng sản lượng và giảm giá là một sự đe doạ đáng tin cậy (đòi hỏi các doanh

nghiệp đang ở trong ngành phải có công suất chưa sử dụng hết và không gặp chi phí tăng vọt khi tăng sản lượng) thì sẽ đủ để ngăn chặn sự gia nhập mà không cần các doanh nghiệp ở trong

ngành phải đặt giá ở mức ngăn chặn sự gia nhập.

Rõ ràng là giả định Sylos chỉ đứng vững trong độc quyền tập đoàn nếu các doanh nghiệp đang ở trong ngành thiếu công suất để tăng sản lượng hoặc gặp phải chi phí cao và mất lợi thế

của mình khi tăng sản lượng. Giả định này sẽ đứng vững hơn trong các điều kiện của cạnh

tranh hoàn hảo hoặc cạnh tranh độc quyền nơi mà có quá nhiều doanh nghiệp nên cá nhân các

doanh nghiệp đang ở trong ngành không thể phản ứng trực tiếp với sự gia nhập.

Nhược điểm cơ bản khác của giả định Sylos là việc giả định trước rằng các doanh nghiệp

mới gia nhập và các doanh nghiệp đang ở trong ngành sản xuất các sản phẩm giống nhau, do đó người mua không thích sản phẩm của người mới gia nhập hơn sản phẩm của các doanh

nghiệp đang ở trong ngành. Nếu điều giả định trước này bị loại bỏ thì người mới gia nhập mà chào bán một sản phẩm khác với sản phẩm của người đã ở trong ngành thì sản phẩm đó sẽ đặc

biệt hấp dẫn đối với người mua và có thể chiếm được khách hàng của các doanh nghiệp đang ở trong ngành, do đó nếu họ vẫn giữ sản lượng của mình ở mức trước khi có sự gia nhập thì họ

không thể bán hết sản phẩm của mình và người mới có thể thu được lợi nhuận ngay cả khi các

doanh nghiệp đang ở trong ngành đặt các mức giá rất thấp. Nhưng khi đưa sự khác biệt sản

phẩm vào mô hình thì toàn bộ khuôn khổ phân tích bị sụp đổ vì không thể xác định được đường cầu thị trường hoặc đường cầu đối với người gia nhập, đã cho sản lượng của những người đang ở trong ngành.

d. Định giá giới hạn và lợi nhuận ngắn hạn

Ngay cả khi giá giới hạn được xác định và giả định Sylos đúng thì cũng không có gì đảm

bảo rằng các doanh nghiệp sẽ đặt mức giá đó. Họ thích đặt giá tối đa hoá lợi nhuận cao hơn và thu được lợi nhuận ngắn hạn lớn hơn và chấp nhận rằng điều đó sẽ gây ra sự gia nhập và làm giảm lợi nhuận trong thời gian dài hơn.

giá tối đa hoá lợi nhuận ngắn hạn dẫn đến lợi nhuận cao hơn trong ngắn hạn nhưng lợi nhuận đó bị xói mòn theo thời gian khi có sự gia nhập và việc định giá giới hạn thấp hơn dẫn đến lợi

nhuận ngắn hạn thấp hơn nhưng lợi nhuận đó không bị xói mòn theo thời gian, hãng sẽ chọn

chiến lược nào mang lại luồng tiền đã chiết khấu cao hơn. Điều này phụ thuộc vào 3 yếu tố:

Thứ nhất, có sự khác nhau giữa lợi nhuận có thể tạo ra trong ngắn hạn bằng việc không đặt

mức giá giới hạn và lợi nhuận thu được ở mức giá đó. Rõ ràng là nếu sự khác nhau đó càng lớn

thì càng có động cơ chọn việc tối đa hoá lợi nhuận ngắn hạn. Yếu tố thứ hai là tốc độ diễn ra

sự gia nhập. Nếu tốc độ đó nhanh thì lợi nhuận thu thêm được từ việc tối đa hoá lợi nhuận

ngắn hạn sẽ tồn tại ngắn và đặt giá giới hạn sẽ được ưa thích hơn. Cuối cùnglà quyết định này phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu áp dụng. Nếu tỷ lệ này càng cao thì doanh nghiệp càng đánh giá

cao lợi nhuận hiện tại so với lợi nhuận tương lai và càng chắc chắn là nó sẽ chọn tối đa hoá lợi

nhuận ngắn hạn.

Hình 4.10 Lợi nhuận theo thời gian của các chiến lược khác nhau ngăn chặn sự gia nhập

Trong thực tế các doanh nghiệp đang tồn tại cân nhắc chiến lược của mình khi tính đến

những người gia nhập tiềm tàng không chỉ có sự lựa chọn đơn giản giữa đặt giá giới hạn với tối đa hoá lợi nhuận ngắn hạn mà họ còn có thể chọn một loạt giá trung gian khác nhau, điều đó

có thể ảnh hưởng đến tốc độ gia nhập và sự xói mòn lợi nhuận.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUẢN LÝ - CHƯƠNG 4: cấu trúc thị trường và việc định giá pot (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)