Giai đoạn từ khi có Luật Tố cáo năm 2011 đến nay

Một phần của tài liệu luận văn bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 44 - 46)

Hai hoạt động khiếu nại và tố cáo vẫn thường được quy định trong cùng một điều luật hay trong cùng một văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên rõ ràng là giữa khiếu nại và tố cáo có những đặc điểm khác nhau rất cơ bản cả về nội dung và cách thức giải quyết. Quá trình thực thi pháp luật khiếu nại, tố cáo đã chỉ ra khơng ít trường hợp cịn chưa phân biệt rõ ràng, chính xác thế nào là khiếu nại, thế nào là tố cáo nhất là khi đơn thư của cơng dân có nội dung chứa đựng cả việc khiếu nại và việc tố cáo thì vấn đề thụ lý và giải quyết còn nhiều lúng túng. Đây là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh những nhầm lẫn, thiếu sót, thậm chí là sai lầm trong việc xử lý đơn thư, tiến hành xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân khiến người dân phải khiếu nại nhiều lần hoặc tố cáo sai sự việc. Ngày 11/11/2011 Quốc hội đã ban hành Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 và Luật Tố cáo số 03/2011/QH13, cả hai luật này đều có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2012. Việc ban hành Luật khiếu nại và Luật tố cáo 2011 có ý nghia quan trọng trong việc giúp công dân thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo của mình đúng

pháp luật và giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đỡ mất thời gian, công sức, tránh được nhầm lẫn, sai sót trong khi giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Pháp luật hành chính về BVNTC ở nước ta tiếp tục có sự phát triển mới với sự kiện ngày 12/6/2018, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thơng qua Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 01/2019) nhằm thể chế hóa tinh thần quyền tố cáo là quyền con người trong Hiến pháp. Luật Tố cáo năm 2018 đã có những quy định tồn diện, rõ ràng hơn và có tính khả thi hơn về BVNTC, qua đó góp phần tiếp tục hồn thiện cơ chế, biện pháp BVNTC, nâng cao hiệu quả BVNTC ở nước ta [37]. Trên cơ sở đó, ngày 10/4/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo, trong đó có quy định chi tiết Chương VI về BVNTC

[37]. Cùng với đó là nhiều các văn bản khác để cụ thể hóa việc BVNTC như: Họ tên, địa chỉ, bút tích của NTC và những thơng tin khác có thể làm lộ danh tính của NTC, người được bảo vệ theo quy định của Luật Tố cáo cũng được đưa vào Danh mục bí mật nhà nước độ mật của ngành thanh tra theo Quyết định số 774/QĐ- TTg ngày 05/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục bí mật Nhà nước thuộc linh vực thanh tra, giải quyết KN, TC và phòng, chống tham nhũng [43]; Thông tư số 03/2020/TT-BNV ngày 21/7/2021 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí cơng tác của NTC là cán bộ, công chức, viên chức; Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về bảo vệ việc làm của NTC là người làm việc theo hợp đồng lao động; Thông tư số 145/2020/TT-BCA của Bộ Cơng an quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của NTC về hành vi tham nhũng, lãng phí [2]

Một phần của tài liệu luận văn bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 44 - 46)