Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1980 đến trước khi có Luật Tố cáo

Một phần của tài liệu luận văn bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 40 - 44)

cáo 2011

Sau khi thống nhất hai miền năm 1975, để củng cố và xây dựng đất nước, Hiến pháp 1980 ra đời đã xác định nhiều vấn đề quan trọng liên quan tới chế độ chính trị, chế độ kinh tế…song điều quan trọng là bên cạnh việc khẳng định quyền, nghia vụ cơ bản của cơng dân thì quyền tố cáo cịn được ghi nhận đầy đủ hơn trong Hiến pháp. Nếu như Điều 29 Hiến pháp 1959 mới chỉ xác 52 định đối tượng của việc khiếu nại, tố cáo là những "hành vi phạm

pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước" thì Điều 73 Hiến pháp 1980 đã chỉ ra đối tượng rộng hơn, cụ thể là "những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước; tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc cơ quan, tổ chức và đơn vị đó". Nhưng vào thời kỳ này thì các đối tượng này cũng khơng khác mấy so với cơ quan nhà nước cho nên về cơ bản khơng có sự thay đổi nhiều. Hiến pháp 1980 còn quy định "Mọi hành động xâm phạm quyền lợi chính đáng của cơng dân phải được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiêm minh… Nghiêm cấm trả thù người khiếu nại, tố cáo". Ý nghia chính trị to lớn của quyền tố cáo không chỉ thể hiện trong Điều 73 của Hiến pháp 1980 mà còn được xác định trong các Điều 94, 119 và 123 của bản Hiến pháp này. Theo quy định của những điều này thì đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ "xem xét và giúp giải quyết những điều khiếu nại và tố cáo của nhân dân" và Ủy ban nhân dân các cấp cũng có nhiệm vụ "xét và giải quyết các điều khiếu nại và tố cáo của nhân dân". Ngày 27 tháng 11 năm 1981 Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân. Đây là văn bản pháp lý cao nhất từ trước đến thời điểm đó quy định về vấn đề này, trong đó quy định trình tự, thủ tục, xác định thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Để cụ thể hóa Pháp lệnh này, ngày 29/3/1982 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 58-HĐBT về việc thi hành Pháp lệnh. Đồng thời, Ủy ban Thanh tra của Chính phủ đã ban hành Thơng tư số 02 ngày 4/5/1982 quy định cụ thể những vấn đề về tổ chức tiếp dân, nhận đơn thư khiếu tố; việc tổ chức và hoạt động của lãnh đạo các các cấp, các ngành trong việc xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo… và việc quản lý, kiểm tra công tác xét, giải quyết khiếu tố của các cơ quan thanh tra. Ngoài Pháp lệnh xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo năm 1981, trong giai đoạn này, văn bản pháp luật đáng chú ý phải kể đến là Pháp lệnh Thanh tra được Hội đồng Nhà nước

đã ban hành năm 1990. Theo khoản 2 Điều 8 Pháp lệnh này thì các tổ chức thanh tra có nhiệm vụ "xem xét, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo". Nếu trước đó pháp luật mới chỉ quy định cho các tổ chức thanh tra có nhiệm vụ giúp thủ trưởng xem xét và kiến nghị thủ trưởng giải quyết tố cáo của cơng dân thì sau khi có Pháp lệnh thanh tra các tổ chức này ngồi trách nhiệm xem xét, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết, cịn có quyền trực tiếp xem xét và giải quyết theo thẩm quyền tố cáo của công dân. Mặc dù vậy, do Pháp lệnh Thanh tra là một văn bản có nội dung chủ yếu quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra, cho nên đã không thể điều chỉnh đầy đủ các mối quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện quyền tố cáo của cơng dân.

Bên cạnh đó, việc Pháp lệnh việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân 1981 bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều quy định khơng cịn phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới, nên năm 1991 Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân để khắc phục các hạn chế của Pháp lệnh Thanh tra và thay thế Pháp lệnh này. Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 được chia thành 6 chương, trong đó đã có nhiều quy định cụ thể về khiếu nại và tố cáo. Pháp lệnh đã kế thừa và phát triển các quy định của pháp luật trước đó, đồng thời bổ sung nhiều quy định mới nhằm khắc phục các hạn chế, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đáng chú ý là việc xác định cụ thể phạm vi, điều chỉnh; quyền tố cáo của công dân và những bảo đảm cho việc thực hiện quyền tố cáo…cũng như trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân trong việc thực hiện quyền tố cáo. Để cụ thể hóa Pháp lệnh này, ngày 28/1/1992 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 38/HĐBT về việc thi hành Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo; Nghị định số 89/NĐ ngày 7/8/1997 của Chính phủ về việc tăng cường cơng tác giải quyết 54 khiếu nại,

tố cáo của cơng dân; Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18/TTg ngày 15/1/1993 về việc tăng cường công tác tiếp cơng dân, …. Nhìn chung, trong giai đoạn này pháp luật về tố cáo hành chính và giải quyết tố cáo hành chính tương đối cụ thể, đầy đủ và chặt chẽ hơn so với trước đây. Việc tố cáo hành chính và giải quyết tố cáo hành chính đã được quy định một cách hệ thống từ Hiến pháp năm 1980 đến các văn bản của các cơ quan có trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo. Nội dung các văn bản pháp luật đã đề cập chi tiết những vấn đề liên quan tới việc tố cáo và giải quyết tố cáo. Pháp lệnh năm 1991 đã góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác giải quyết tố cáo, góp phần ổn định tình hình chính trị và phát triển kinh tế. Với sự ra đời Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành ra đời đã làm ảnh hưởng đến quy định của Pháp lệnh năm 1991, do đó, năm 1998 tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa X đã thơng qua Luật Khiếu nại, tố cáo.

Luật Khiếu nại, tố cáo ra đời đã tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, phát huy dân chủ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cơng dân. Nhìn chung, Luật Khiếu nại, tố cáo đã khắc phục được các hạn chế của Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo, trong đó quy định rõ chủ thể khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chịu sự tác động của quyết định, hành vi hành chính; xác định cơ quan thanh tra các cấp có chức năng xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại; sửa đổi trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại; bổ sung các quy định về tiếp công dân… và việc giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Sau khi Luật Khiếu nại, tố cáo được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo; Nghị định số 62/2000/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/1999/NĐ-CP. Mặc dù vậy, để

nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính và phục vụ việc đàm phán gia nhập WTO Quốc hội đã hai lần sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo vào năm 2004 và năm 2005. Sau lần sửa đổi thứ nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2005/NĐ-CP và sau lần sửa đổi thứ hai Chính phủ đã ban hành Nghị định số 136/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo. Cũng phải nhận thấy rằng các quy định liên quan đến khiếu nại được sửa đổi liên tục và ngày càng tỏ ra rắm rối, khó thực hiện thì quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo lại tỏ ra mờ nhạt trong các văn bản pháp luật và rất ít khi được “đụng” đến trong những lần sửa đổi pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Một phần của tài liệu luận văn bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 40 - 44)