Sự hoàn thiện của thể chế pháp luật về bảo vệ người tố cáo

Một phần của tài liệu luận văn bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 25 - 26)

Pháp luật là yếu tố tiên quyết, cơ bản cho bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân nói chung, quyền tố cáo nói riêng. Sự hồn thiện của thể chế

pháp luật về bảo vệ người tố cáo là yếu tố quan trọng bảo đảm việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện trên thực tế. Nếu khơng có quy định pháp luật, việc bảo vệ người tố cáo sẽ khơng có cơ sở. Theo đó, pháp luật trước hết phải quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan trong việc bảo vệ người tố cáo; quy định rõ quyền và nghia vụ của NTC được bảo vệ; trình tự, thủ tục pháp lý, các biện pháp và điều kiện vật chất, kỹ thuật bảo đảm để người dân thực hiện quyền của mình và cơ quan nhà nước thực hiện nghia vụ của họ. Đồng thời, pháp luật phải có chế tài xử lý cụ thể, rõ ràng đối với cơ quan, tổ chức, người vi phạm các quy định về bảo vệ người tố cáo … Quy định pháp luật về những nội dung này phải rõ ràng, ngoài quy định mang tính ngun tắc trong Luật thì cần phải có sự hướng dẫn thực hiện chi tiết, cụ thể, hạn chế quy định mang tính chất định tính, chung chung. Ví dụ như: về thẩm quyền, nhiệm vụ bảo vệ người tố cáo nếu được quy định giao cho nhiều cơ quan khác nhau và được quy định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau có thể dẫn đến tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm và quá trình áp dụng sẽ phải dẫn chiếu nhiều văn bản, khó theo dõi và áp dụng với đối tượng. Do vậy, quy định pháp luật về thẩm quyền phải được xác định rõ ràng với quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể, minh định để có thể gắn được trách nhiệm pháp lý khi có vi phạm xảy ra.

Một phần của tài liệu luận văn bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 25 - 26)