Các yếu tố khác

Một phần của tài liệu luận văn bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 28 - 30)

- Yếu tố kinh tế, xã hội

Trình độ phát triển kinh tế là bảo đảm quan trọng với việc thực thi pháp luật nói chung và pháp luật về BVNTC nói riêng. Đây là yếu tố tác động trực tiếp thường xuyên đến chất lượng, hiệu quả thực thi pháp luật về BVNTC. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia ảnh hưởng, tác động đến việc hình thành, xây dựng các giá trị văn hóa, trong đó có liên quan đến nhận thức về BVNTC. Những nơi có trình độ kinh tế - xã hội phát triển sẽ có

điều kiện dành nhiều nguồn lực hơn cho việc BVNTC. Việc đầu tư các nguồn lực cũng đặt ra yêu cầu phải tăng cường công tác quản lý, thực hiện các biện pháp tổ chức, điều hành cơ sở linh hoạt, thúc đẩy sự hòa hợp giữa mọi người trong tổ chức, nâng cao hiệu suất, chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính góp phần đáp ứng tốt hơn những địi hỏi ngày càng cao của xã hội và của nhân dân.

Nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghia. Phát triển kinh tế thị trường luôn đặt vấn đề hiệu quả lên hàng đầu, đòi hỏi các cơ quan hành chính phải khơng ngừng cải tiến lề lối làm việc, đội ngũ cơng chức, viên chức phải có năng lực, trình độ, có trách nhiệm với cơng việc, tận tụy và phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân với tư cách là những khách hàng của nền hành chính. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái, nếu khơng có biện pháp khắc phục hiệu quả sẽ là điều kiện, môi trường làm nảy sinh những biểu hiện tiêu cực, phi văn hóa trong đội ngũ cơng chức, viên chức như: sách nhiễu nhân dân, kèn cựa, tham nhũng, bè phái gây mất đoàn kết... gây ra nhiều thách thức cho việc xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng cơ sở văn minh, hiện đại. Do vậy, việc cá nhân phát hiện và tố cáo chính là biện pháp quan trọng để hạn chế tình trạng trên. Do vậy, điều kiện kinh tế đảm bảo sẽ quyết định hiệu quả của việc BVNTC.

- Yếu tố dư luận xã hội:

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, quán triệt các quy định về bảo vệ người tố cáo gắn với việc tuyên truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân các quy định của pháp luật về tố cáo, cơ chế bảo vệ người tố cáo, đặc biệt là quy định về vai trò, trách nhiệm của xã hội và mỗi công dân. Bởi lẽ, nếu các kênh thơng tin để cơng dân tìm hiểu, nắm bắt được quy định pháp luật về tố cáo, nhất là quyền và nghia vụ của NTC … không đa dạng, phong phú hay

các phương thức để công dân giám sát, phát hiện và lên tiếng khơng rõ ràng, kém hiệu quả... thì người dân sẽ khơng thể biết quyền lợi của họ hoặc cách thức thực hiện các quyền của họ khi tố cáo tham nhũng được bảo vệ như thế nào. Tạo ra dư luận xã hội để người dân hiểu về việc tố cáo và quyền được bảo vệ sẽ giúp họ tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Một phần của tài liệu luận văn bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 28 - 30)