Bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của các cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu luận văn bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 85)

là của các cơ quan nhà nước

Đây là quan điểm quan trọng của Đảng ta được khẳng định tại Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Quan điểm này chỉ đạo toàn diện, xuyên suốt đối với tồn bộ cơng tác BVNTC, từ khâu xây dựng chính sách, pháp luật, tổ chức thực hiện cho đến kiếm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVNTC. Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng, việc BVNTC không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm của các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp… và mỗi người dân. Việc BVNTC đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội. Trong đó, nhiệm vụ, trách nhiệm chính là thuộc về các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cơ quan chức năng ở các cấp. Do đó, để thực hiện có hiệu quả việc BVNTC cần có những giải pháp phù hợp để phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của UBND, cơ quan quản lý nhà nước các cấp, tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng, kiểm tra của cơ quan Kiểm tra của Đảng, thanh tra của cơ quan Thanh tra của Nhà nước, giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, giám sát của các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và các tầng lớp nhân dân.

Một phần của tài liệu luận văn bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 85)