Thực trạng người tố cáo bị đe dọa, trả thù, trù dập trong thời gian qua

Một phần của tài liệu luận văn bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 57 - 59)

gian qua

Theo Khảo sát của Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu năm 2013 về quan điểm và trải nghiệm của người dân Việt Nam đối với tham nhũng cũng cho biết, chỉ có 38% số người được hỏi sẵn sàng tố cáo tham nhũng, 51%

người dân sợ rằng tố cáo tham nhũng khơng thay đổi được gì và 28% sợ gánh chịu hậu quả [44].

Theo khảo sát của TTCP và Ngân hàng thế giới, 62% số người được hỏi trả lời lý do khiến họ không tố cáo tham nhũng là “sợ bị trả thù” [127, tr.68]. Theo kết quả điều tra, khảo sát năm 2020 của Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra - TTCP về những khó khăn, vướng mắc của người dân khi phản ánh, kiến nghị, cung cấp thơng tin về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, cơng chức cho thấy, có 48,2% người dân được hỏi trả lời là gặp khó khăn, vướng mắc; trong những khó khăn, vướng mắc đó thì “sợ bị tiết lộ thông tin cá nhân” chiếm 50,6%, “sợ bị trả thù, trù dập” chiếm 72,2%... [45].

Thực tế cho thấy, hiện tượng NTC bị đe dọa, trả thù, trù dập không chỉ là một vài vụ việc đơn lẻ, cá biệt mà xảy ra dưới rất nhiều hình thức, biểu hiện khác nhau, thậm chí có trường hợp nghiêm trọng, gây bức xúc trong người dân và xã hội. Đó là hình thức trả thù NTC rất tinh vi, không phải chỉ trước mắt mà cịn lâu dài; khơng phải chỉ bằng bạo lực mà cịn thơng qua nhiều hình thức tinh vi khác. NTC ngồi bị đe dọa, xâm phạm về thân thể còn bị phân biệt đối xử. Có người bị quy kết là làm mất đồn kết, gây rối nội bộ, ít được thừa nhận và rất khó được biểu dương, tơn vinh. Có nhiều trường hợp bị đánh đập; có người bị sa thải, bị buộc thơi việc; có NTC tham nhũng là nơng dân thì bị phá hoại hoa màu, con cái bị đe dọa cả tính mạng, người thân lâm vào cảnh hoảng loạn tâm thần; có những người vợ của người đấu tranh chống tham nhũng chết vì khơng chịu nổi áp lực của sự đe dọa; có người cịn bị đánh mìn vào nhà hoặc bị giết hại. Có người bị “khủng bố” bằng vịng hoa, có trường hợp bố mẹ đấu tranh chống tham nhũng con cái bị trù dập, không được bổ nhiệm, bị thôi việc;…

Theo kết quả điều tra, khảo sát năm 2020 của Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra khảo sát với cán bộ, công chức về các biểu hiện của việc đe dọa, trả thù, trù dập người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thơng tin về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, cơng chức cho thấy: có 49,9% người trả lời rằng có biểu hiện là sa thải, cách chức, chuyển đổi vị trí cơng tác; 34,4% người trả lời rằng có biểu hiện là đe dọa/xâm phạm tính mạng, sức khỏe; 27,5% người trả lời rằng có biểu hiện là đe dọa/xâm phạm tài sản; 39,8% người trả lời rằng có biểu hiện là đe dọa/xâm phạm danh dự, nhân phẩm [45].

Một phần của tài liệu luận văn bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 57 - 59)