Đánh giá thực trạng pháp luật và việc thực hiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo thời gian qua

Một phần của tài liệu luận văn bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 69 - 77)

bảo vệ người tố cáo thời gian qua

2.4.1. Ưu điểm

Qua việc phân tích pháp luật về BVNTC hiện nay theo pháp luật Việt Nam có thể thấy một số ưu điểm như sau:

Thứ nhất, pháp luật về BVNTC hình thành và phát triển liên tục, có tính

kế thừa qua nhiều giai đoạn, gắn liền với sự phát triển xã hội. Các quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về BVNTC của công dân là nhất quán. Từ năm 1945 đến nay, trong mỗi giai đoạn phát triển, pháp luật về BVNTC đã có những bước tiến lớn, quan trọng theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền tố cáo được ghi nhận trong Hiến pháp và cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật.

Thứ hai, trên cơ sở nguyên tắc hiến định, BVNTC được quy định trong

các văn bản có giá trị pháp lý cao như luật, nghị định, thông tư như: Luật Tổ cáo 2018; Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân; Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo; Nghị định 28/2019/NĐ-CP quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân; Nghị định 22/2019/NĐ-CP quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân,…; được ban hành đúng thẩm quyền, với kỹ thuật lập pháp, lập quy chuẩn tắc. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các văn bản này trong thực tế.

Thứ ba là Pháp luật hiện hành về BVNTC đã mang tính đồng bộ hơn, phù hợp hơn với thực tế nhằm góp phần nâng cao hiệu quả BVNTC theo pháp

luật hành chính ở Việt Nam. Trong đó, căn cứ, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp BVNTC; thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc BVNTC; nội dung, cách thức thực hiện các biện pháp bảo vệ; chế tài xử lý các hành vi vi phạm trong việc BVNTC được xác định rõ hơn, cụ thể hơn, đồng bộ hơn. Gắn với đó, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo cũng được

đổi mới theo hướng bảo đảm tốt hơn yêu cầu bảo vệ bí mật thơng tin của NTC trong tồn bộ q trình giải quyết tố cáo. Đồng thời, sự phát triển, hồn thiện của pháp luật hành chính trong các linh vực tiếp cơng dân, xử lý đơn thư, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, quản lý nhà nước về lao động, xử lý vi phạm hành chính, quản lý nhà nước về trách nhiệm bồi thường của nhà nước... cũng góp phần vào thực hiện biện pháp bảo vệ bí mật thơng tin cá nhân của NTC trong quy trình tiếp cơng dân, xử lý đơn thư; bảo vệ vị trí cơng tác của NTC là cán bộ, công chức, viên chức, bảo vệ vị trí việc làm của NTC là người làm việc theo hợp đồng lao động; hồn thiện hơn các hình thức trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất, các hình thức chế tài xử lý vi phạm trong việc BVNTC.

2.4.1.2. Về thực hiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo

Sau khi Quốc hội ban hành Luật Tố cáo năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo (Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019), các bộ ngành, địa phương đã xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tố cáo, trong đó có các quy định về BVNTC; các đơn vị truyền thông tăng cường đăng tải giới thiệu các nội dung cơ bản, nhất là những điểm mới của Luật... [36]. Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác BVNTC, người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, ngày 10/01/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 27- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Ngay sau đó, các cấp ủy ở các bộ, ngành, Thành ủy, Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân quận các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã kịp thời ban hành các Kế hoạch, văn bản chỉ đạo để triển khai thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ở các ngành và địa phương. Có thể thấy, cơng tác phổ biến, quán triệt Luật Tố cáo

năm 2018 và Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị đã được các cấp uỷ và bộ, ngành, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu đối với công tác BVNTC, người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Các cơ quan chức năng cũng có nhiều cố gắng, chủ động hơn trong việc áp dụng các biện pháp BVNTC, phát hiện, kiểm tra, xác minh, xử lý các vụ việc trả thù, trù dập NTC. Nhìn chung, việc BVNTC được các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan chức năng và tổ chức hữu quan quan tâm thực hiện tốt hơn, hạn chế được tối đa trường hợp lộ, lọt thông tin về người phản ánh, tố cáo hoặc người phản ánh, tố cáo bị trả thù, trù dập; tính mạng, sức khoẻ, tài sản, chỗ ở,… của người phản ánh, tố cáo về cơ bản được đảm bảo.

2.4.2. Hạn chế

2.4.2.1. Về pháp luật về bảo vệ người tố cáo

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng song pháp luật hiện hành về BVNTC vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Cụ thể là:

+ Một là về đối tượng được bảo vệ: Mặc dù khoản 1, điều 47, Luật Tố

cáo đã liệt kê một loạt các đối tượng được bảo vệ bao gồm NTC, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của NTC tuy nhiên nếu xét về mặt xã hội thì những đối tượng trên là chưa thực sự đầy đủ. Đối với những người đã kết hơn thì khi họ thực quyền tố cáo thì những người thân như cha mẹ vợ (hoặc chồng) có được pháp luật bảo vệ khơng. Hay như những người có hồn cảnh mồ cơi nương nhờ ơng bà nội hay ngoại, hoặc cơ, dì, chú, bác thậm chí là anh em thì sẽ được bảo vệ như thế nào. Đó cũng là một câu hỏi mà hiện nay pháp luật đã quy định đúng nhưng chưa đủ. Vì xung quanh mỗi

người đều có những mối quan hệ xã hội, tình cảm khác nhau mà nếu như pháp luật khơng bao qt được thì sẽ trở thành điểm yếu để uy hiếp, đe dọa đến NTC.

+ Hai là hạn chế trong việc xây dựng cơ chế thực thi các biện pháp BVNTC. Luật tố cáo năm 2018 và nghị định hướng dẫn thi hành quy định cụ

thể các biện pháp BVNTC tuy nhiên lại chưa cơ chế BVNTC khi họ bị đe dọa, trả thù, trù dập hoặc bị phân biệt đối xử; chưa có quy định về việc khen thưởng vật chất đối với người có cơng tố cáo và giải quyết tố cáo v.v.. mới chỉ ghi nhận các biện pháp BVNTC, xác định trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ tính mạng, danh dự, sức khoẻ cho NTC; thiếu cơ chế tổ chức thực hiện, do vậy làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tố cáo của công dân. Nhiều người không dám tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì sợ bị trả thù, trù dập, một số khác thì tố cáo giấu tên, giấu địa chỉ của mình.

Mặt khác, cũng có những trường hợp NTC bị trả thù, trù dập mà người vi phạm khơng bị xử lý. Bên cạnh đó, các quy định của Luật tố cáo về BVNTC chưa quy định rõ biện pháp xử lý khi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước khơng thực hiện các biện pháp BVNTC. Đây là một trong những nguyên nhân làm cản trở việc tố cáo và giải quyết tố cáo hiện nay.

+ Ba là vướng mắc trong việc căn cứ áp dụng các biện pháp BVNTC.

Căn cứ áp dụng các biện pháp tố cáo được quy định cụ thể tại Điều 47 Luật tố cáo năm 2018, theo đó Khoản 3 Điều 47 Luật tố cáo năm 2018 quy định “Khi

có căn cứ về việc vị trí cơng tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người quy định tại khoản 1 Điều này đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử

do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền tự quyết định hoặc theo đề nghị của người tố cáo quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiế”. Quy định này cịn rất chung chung, khó xác định ở chỗ

những biểu hiện nào, hành vi nào thì được coi là có căn cứ làm khó khăn cho các cơ quan chức năng khi áp dụng các biện pháp BVNTC kịp thời, đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của NTC và người thân thích của họ.

+ Bốn là vướng mắc về quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo. Mặc dù Luật tố cáo năm 2018 đã ghi nhận hình

thức để người dân thực hiện quyền tố cáo qua điện thoại tuy nhiên chưa áp dụng hình thức tố cáo thơng qua mạng thơng tin điện tử và các hình thức khác, vì vậy chưa tạo ra cơ chế khuyến khích, động viên người dân báo cho các cơ quan nhà nước về hành vi vi phạm pháp luật.

+ Năm là chưa quy định rõ ràng về thời hạn áp dụng các biện pháp BVNTC, chế tài xử lý trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền vi phạm về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thời hạn áp dụng các biện pháp bảo vệ kịp thời khiến thực trạng áp dụng pháp luật về BVNTC chưa đạt hiệu quả cao. Theo đó Khoản 2 Điều 51 Luật tố cáo năm 2018 chỉ quy định “Khi nhận được yêu cầu hoặc đề nghị của người giải quyết tố cáo, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ.” mà không quy định cụ thể thời hạn giải quyết kể từ khi nhận được yêu cầu, đề nghị của NTC hoặc cơ quan chức năng.

+ Sáu là chưa có quy định cụ thể về việc phối hợp giữa các cơ quan trong việc BVNTC cũng là nguyên nhân dẫn đến việc các quy định về BVNTC

chưa thật sự đi vào cuộc sống, chưa thật sự tạo nên thiết chế khiến NTC yên tâm, dẫn đến vẫn còn tố cáo nặc danh, mạo danh nhiều. Luật Tố cáo năm 2018 quy định, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết tố cáo có trách nhiệm phối hợp với cơng an nhân dân các cấp hoặc các cơ quan, tổ

chức, cá nhân có liên quan để bảo vệ cho NTC, nhưng không quy định rõ các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan ở đây là cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, nếu phối hợp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đó có trách nhiệm gì, cụ thể ra sao. Điều này dễ gây nhầm lẫn trong việc xác định cũng như việc đùng đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân, dẫn đến việc ảnh hưởng tiêu cực đến công tác BVNTC.

2.4.2.2. Về thực hiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo

Mặc dù kết quả BVNTC cũng có nhiều điểm sáng tích cực, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số bất cập như:

- Cấp uỷ, chính quyền địa phương ở một số nơi chưa quan tâm đúng mức, thiếu tích cực trong lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác BVNTC. Chưa chủ động ban ban hành kế hoạch, văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác BVNTC; chưa kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; chưa chú trọng phát huy và tạo điều kiện để MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội, tham gia BVNTC. Cơng tác BVNTC nhìn chung cịn phó thác cho cơ quan chức năng; thiếu chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thường xuyên.

- Thơng tin về NTC cịn bị lộ, lọt; khơng ít trường hợp NTC bị đe doạ, trả thù, trù dập với những hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, làm cho họ chưa thực sự an tâm, tin tưởng vào cơ quan chức năng.

- Việc triển khai thực hiện các quy định về BVNTC cịn thiếu quyết liệt. Vẫn cịn tình trạng thờ ơ, thiếu chủ động phát hiện, xử lý hành vi trả thù, trù dập NTC; né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong việc BVNTC. Chưa thực hiện nghiêm biện pháp chế tài đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ BVNTC nhưng thiếu trách nhiệm, khơng làm trịn trách nhiệm để xảy ra tình trạng lộ, lọt thơng tin về người cáo hoặc NTC bị trả thù, trù dập.

Kết quả điều tra, khảo sát năm 2020 của Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra về thực trạng cơ quan có thẩm quyền thực hiện yêu cầu bảo vệ người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thơng tin về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, công chức cho thấy: (i) Theo đánh giá của người dân: các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thực hiện nhưng không thực hiện đến cùng chiếm 30%; im lặng, không thực hiện chiếm 5%; (ii) 122 Theo đánh giá của cán bộ, cơng chức: các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thực hiện nhưng khơng thực hiện đến cùng chiếm 55,9%; im lặng, không thực hiện chiếm 1,7% [45].

- Vai trị của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, đồn thể nhân dân trong việc BVNTC còn mờ nhạt; chưa có phương thức giám sát hiệu quả đối với hoạt động BVNTC; chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức thành viên tham gia hoạt động bảo vệ người dân tố cáo; còn hiện tượng né tránh, ngại va chạm với các cơ quan nhà nước. Việc bảo vệ người dân tố cáo chỉ ở mức theo dõi, giám sát, nắm tình hình để nghị cơ quan chức năng. Khơng ít trường hợp MTTQ và các đồn thể khơng nắm và biết được thành viên, hội viên mình có u cầu cần được bảo vệ nên cũng khơng có những biện pháp cần thiết yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ; lòng tin của người dân đối với MTTQ và các tổ chức đồn thể về vấn đề này cịn nhiều hạn chế.

- Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng, giữa cơ quan chức năng với MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội trong việc BVNTC cịn lỏng lẻo, hình thức, hiệu quả phối hợp chưa cao, thiếu rõ ràng, cụ thể trong việc phân công trách nhiệm giữa cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp. - Cơng tác biểu dương, khen thưởng, tơn vinh điển hình nhằm động viên, khuyến khích những NTC đúng, những người tích cực tham gia phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật còn thiếu kịp thời, chưa tương xứng với cơng lao của họ; hình thức biểu dương, khen thưởng cịn bất cập, chưa

phù hợp, thậm chí có trường hợp cịn làm lộ, lọt thông tin, gây hậu quả xấu cho NTC. Việc biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc BVNTC chưa được quan tâm [1].

Một phần của tài liệu luận văn bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 69 - 77)