Đối tượng và phạm vi được bảo vệ

Một phần của tài liệu luận văn bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 46 - 47)

-Đối tượng được bảo vệ:

Theo Khoản 1, Điều 47, Luật Tố cáo năm 2018, chủ thể được bảo vệ khơng chỉ là NTC mà cịn bao gồm cả vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của NTC. Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con ni của NTC được bảo vệ về vị trí cơng tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm. Như vậy, Luật Tố cáo năm 2018 quy định rõ hơn, cụ thể hơn về chủ thể được bảo vệ so với Luật Tố cáo năm 2011. Theo Luật Tố cáo năm 2011, chủ thể được bảo vệ gồm có NTC và người thân thích của NTC. Về quyền và nghia vụ của chủ thể được bảo vệ (người được bảo vệ), so với trước đây, Luật Tố cáo năm 2018 có điểm mới là khơng chỉ quy định quyền 82 và nghia vụ của NTC được bảo vệ mà quy định rộng hơn về quyền và nghia vụ của người được bảo vệ, bao gồm: NTC và vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của NTC. Đồng thời bổ sung thêm một số quyền cho người được bảo vệ.

- Phạm vi bảo vệ:

Theo Khoản 1, Điều 47, Luật Tố cáo năm 2018, phạm vi bảo vệ bao gồm: - Bảo vệ bí mật thơng tin của NTC, được hiểu là việc giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích, các thơng tin cá nhân khác của NTC cũng như thực hiện các biện pháp cần thiết khác nhằm bảo vệ danh tính của NTC trong q trình tiếp cơng dân, tiếp nhận, xử lý đơn, giải quyết tố cáo.

- Bảo vệ vị trí cơng tác, việc làm cho người được bảo vệ.

- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ. 83 Quy định này cụ thể hơn quy định của Luật Tố cáo năm 2011 về phạm vi bảo vệ. Luật Tố cáo năm 2011 quy định việc BVNTC được thực

hiện tại nơi cư trú, cơng tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản của người cần được bảo vệ hoặc những nơi khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Một phần của tài liệu luận văn bảo vệ người tố cáo theo pháp luật việt nam (Trang 46 - 47)