Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu luận văn công tác tiếp công dân tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đắk lắk (Trang 74 - 78)

- Tiếp dân thường xuyên: đã tiếp 4.042 lượt công dân/ 2.668 vụ việc.

2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Thứ nhất, đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh cịn thiếu và chưa có sự ổn định, do điều động, chuyển đổi vị trí cơng tác thường xun. Hơn thế nữa, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại của một số sở, ban, ngành vừa thiếu lại vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là kỹ

năng hành chính và kinh nghiệm. Điều này, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc.

- Thứ hai, số lượng công chức được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ

liên quan đến cơng tác tiếp cơng dân cịn hạn chế. Kinh nghiệm thực tế vẫn còn yếu, chủ yếu tự nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nên trong một số vụ việc, nhất là các vụ nổi cộm, phức tạp, đối tượng cố ý chống đối thì kết quả giải quyết vẫn cịn hạn chế. Cũng có trường hợp, cơng chức ban tiếp công dân tham mưu xử lý chủ yếu bằng kinh nghiệm của người đi trước, chưa kịp thời cập nhật những quy định mới của pháp luật nên trong tham mưu có việc cịn cảm tính, chủ quan, thiếu chính xác.

-Thứ ba, về đào tạo, bồi dưỡng chưa được chú trọng đúng mức

Thực tế cho thấy, mặc dù đã quan tâm bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, cơng chức làm cơng tác TCD; tuy nhiên, chất lượng cịn rất hạn chế, các đợt tập huấn thường được diễn ra từ 01 đến 03 buổi, chỉ đủ thời lượng để giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TCD, giải quyết đơn thư, chưa đi sâu bồi dưỡng những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết mà cán bộ, cơng chức TCD cần phải có.

- Thứ tư, cán bộ làm công tác tiếp dân chủ yếu là người kinh và khơng

biết tiếng người đồng bào DTTS, vì vậy trong nhiều trường hợp người đồng bào có khiếu nại, khiếu kiện cán bộ tiếp dân không hiểu tiếng đồng bào, nên không giải thích được cho người dân hiểu.

- Thứ năm, chính sách, pháp luật thiếu đồng bộ, thường xuyên sửa đổi,

điều đó ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là chính sách đền bù khi thu hồi đất. Các văn bản pháp luật về đất đai ln có nhiều thay đổi, một số quy định của pháp luật còn bất cập, thiếu rõ ràng, cụ thể hoặc có chồng chéo, mâu thuẫn.

- Thứ sáu, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu

nại, tố cáo ở một số địa phương, đơn vị còn hạn chế, chưa triển khai sâu rộng phương pháp tuyên truyền chưa hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục dẫn đến một bộ phận nhân dân chưa hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo nên cịn tình trạng đơn thư gửi vượt cấp, khơng đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hoặc gửi đơn đến nhiều nơi.

- Thứ bảy, ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân chưa tốt,

người dân chưa hiểu đầy đủ về pháp luật, chưa thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo.

-Thứ tám, cơ chế xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại

như khiếu nại sai sự thật, quá khích, coi thường kỷ cương pháp luật, gây mất an ninh trật tự, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, hoặc giải quyết sai pháp luật cũng chưa được xử lý nghiêm minh đối với cả người trong bộ máy nhà nước và công dân, dẫn tới nhiều người coi thường pháp luật.

- Thứ chín, cơng chức là nữ làm công tác tiếp công dân tại các cơ quan

chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk chiếm tỷ lệ rất thấp, điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến kết quả của buổi tiếp cơng dân vì nếu gặp những trường hợp cơng dân kích động, bảo thủ thì cơng chức tiếp cơng dân là nữ sẽ có những cách xử lý khôn khéo hơn nên buổi tiếp công dân có thể đạt hiệu quả hơn.

Tiểu kết Chương 2

Chương 2 của luận văn, tác giả đã nêu khái quát về vị trí địa lý, điều kiện dân cư; kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk; nghiên cứu phân tích cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự cơ sở vật chất của 6 cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk; tiếp đến phân tích thực trạng hoạt động tiếp cơng dân của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, từ đó chỉ ra những điểm đạt được và hạn chế; nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tiếp công dân của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. Nguyên nhân hạn chế tại Chương 2 là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân tại các cơ quan chuyên môn trong thời gian tới.

Chương 3

Một phần của tài liệu luận văn công tác tiếp công dân tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đắk lắk (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w