Xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu luận văn công tác tiếp công dân tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đắk lắk (Trang 86 - 92)

- Tiếp dân thường xuyên: đã tiếp 4.042 lượt công dân/ 2.668 vụ việc.

3.3.3. xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Để cơng tác tiếp cơng dân nói riêng, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk ngày càng trở nên hiệu quả; tác giả kiến nghị UBND tỉnh thực hiện những giải pháp như sau:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cần quan tâm hơn việc tiếp công dân định kỳ, đột xuất để lắng nghe ý kiến nguyện vọng của người dân, chủ động đối thoại, vận động thuyết phục để giải quyết, tháo gỡ triệt bức xúc của người dân; đặc biệt là những vụ khiếu nại đông người đang xảy ra trên địa bàn tỉnh cũng như các vụ khiếu kiện kéo dài, đông người phức tạp theo Kế hoạch số 363/KH-TTCP của Thủ tướng Chính phủ.

- Lãnh đạo UBND tỉnh thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc các Sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố duy trì việc tiếp cơng dân định kỳ theo quy định; Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện; đối với những đơn vị chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa tốt thì phải kiên quyết phê bình, nhắc nhở kịp thời; Tích cực phối hợp với các Ban Xây dựng Đảng của Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh luôn tốt hơn nữa trong việc tăng cường

công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành đối với những vụ việc đã giải quyết đúng theo quy định pháp luật.

- Lãnh đạo UBND tỉnh cũng như lãnh đạo các cơ quan chun mơn thuộc UBND tỉnh cần có sự quan tâm sâu sắc đến việc lựa chọn những cán bộ, cơng chức có đạo đức, bản lĩnh chính trị, năng lực trình độ, kinh nghiệm và am hiểu thực tiễn, có tâm huyết với cơng tác tiếp cơng dân. Bên cạnh đó, quan tâm bố trí cán bộ, cơng chức phù hợp, đảm bảo số lượng và chất lượng cho ngành Thanh tra tỉnh Đắk Lắk (vì đây là cơ quan chuyên môn giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp quản lý nhà nước về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại).

- Chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Bên cạnh đó, nhằm hạn chế đơn thư khiếu nại ngay từ cơ sở cần củng cố tổ chức và nâng cao trình độ, năng lực cho lực lượng hịa giải cơ sở: Cơng tác hịa giải cơ sở là một việc quan trọng trong “việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết những tranh chấp nhằm giữ gìn đồn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế khiếu nại bảo đảm trật tự an tồn xã hội” (Điều 1 Pháp lệnh hịa giải cơ sở). Do đó, lực lượng hịa giải cơ sở phải là những người có uy tín, có trách nhiệm, tận tụy, kiên trì thuyết phục giúp đỡ cho cơng dân. Bên cạnh đó, cần thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật để tổ chức hòa giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dân có tình, có lý, khách quan, cơng minh, phù hợp pháp luật, phù hợp đạo đức xã hội và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân, tơn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, khơng xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích cộng đồng. Làm tốt cơng tác hịa giải cơ sở góp phần quan trọng vào việc giảm lượng đơn khiếu nại phát sinh trên địa bàn.

- Tiến hành sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại tố cáo theo Công văn số 282/TTCP-TTTT ngày 06/3/2018 của

Thanh tra Chính phủ; Cơng văn số 2000/UBND-NC ngày 16/3/2018; Cơng văn 3284/UBND-NC ngày 25/4/2019 về việc sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo do Thanh tra Chính phủ xây dựng. Yêu cầu thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk quan tâm, tạo điều kiện, cơ sở vật chất và cử cơng chức có trình độ, chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng u cầu nhiệm vụ để trực tiếp quản lý, sử dụng hệ thống của cơ quan, đơn vị. Tăng cường công khai, minh bạch trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phục vụ công tác thống kê, tổng hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo đầy đủ, chính xác và kịp thời.

Tiểu kết Chương 3

Tại chương này, trên cơ sở phân tích thực trạng và những định hướng mục tiêu, chiến lược của ngành Thanh tra từ năm 2020 đến 2030, luận văn đã đề xuất 06 nhóm giải pháp để cao hiệu quả tiếp cơng dân như sau: hồn thiện công tác tổ chức và hoạt động tiếp công dân; hoàn thiện hệ thống pháp luật; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng; đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin và hồn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; tăng cường công tác tuyên truyền, phố biến giáo dục. Tác giải đưa ra 3 kiến nghị, đề xuất: Đề xuất với Chính phủ và đề xuất Thanh tra chính phủ; UBND tỉnh Đắk Lắk có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tiếp cơng dân nói chung và cơng tác tiếp cơng dân tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk nói riếng trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Tiếp cơng dân là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên đối với mỗi cấp chính quyền nhằm tạo dựng, duy trì mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, là chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới. Tiếp cơng dân có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong tiến trình xây dựng một nền hành chính phát triển, phục vụ nhân dân, cần thiết phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời, ngày càng phải được nâng cao hiệu quả bằng các giải pháp cụ thể, linh hoạt trong từng thời điểm và ở từng đơn vị, địa phương cụ thể.

Qua nghiên cứu đề tài “Công tác tiếp công dân tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk”, tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về cơ sở khoa học tiếp công dân; làm rõ các các khái niệm liên quan đến cơng tác tiếp cơng dân; vai trị, nội dung, quy trình TCD của các cơ quan chun mơn; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong TCD và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác TCD của các cơ quan chuyên môn. Tác giả cũng đã nêu khái quát về vị trí địa lý, điều kiện dân cư; kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk; phân tích cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự cơ sở vật chất, thực trạng hoạt động tiếp công dân của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Từ đó chỉ ra những điểm đạt được, những hạn chế; nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tiếp công dân của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk để từ đó tác giả kiến nghị, đề xuất Quốc hội, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác tiếp cơng nói chung và cơng tác tiếp cơng dân tại các cơ quan chun mơn thuộc UBND tỉnh nói riêng trong thời gian tới.

Trong những năm gần đây, bên cạnh những thành tựu đáng tự hào về phát triển kinh tế- xã hội thì tỉnh Đắk Lắk vẫn cịn rất nhiều khó khăn, thách thức đặt ra, tác động đến đời sống của nhân dân và tình hình an ninh chính trị trên địa bàn. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã làm cho tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh gia tăng và còn diễn biến phức tạp, nhất là liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng... bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức làm công tác tiếp công dân chưa cao; công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên, sâu rộng…; Để thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp cơng dân, các cấp chính quyền của tỉnh cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Đổi mới nội dung, phương thức tiếp cơng dân; tăng cường đối thoại với cơng dân; hồn thiện cơ sở vật chất; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thống nhất trên địa bàn tồn tỉnh; làm tốt cơng tác lựa chọn, bố trí, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức làm công tác tiếp công dân chuyên trách; tăng cường cơ chế phối hợp, thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Qua luận văn này tác giả mong muốn đóng góp một phần kinh nghiệm từ thực tiễn vào q trình hồn thiện hệ thống pháp luật nhất là pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại ở nước ta hiện nay và một số biện pháp, kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác tiếp công dân trong thời gian tới./.

Một phần của tài liệu luận văn công tác tiếp công dân tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đắk lắk (Trang 86 - 92)