Họ thờ lạy Đấng Cứu Chuộc (Kh 5:1-14)

Một phần của tài liệu khai_huyen_-_warren_w._wiersbe (Trang 28 - 33)

Điểm tập trung chú ý bây giờ chuyển sang cuốn sách có bảy ấn nằm trong tay Đức Chúa Trời. Người ta khơng thể đọc cuốn sách vì sách được cuộn lại và niêm phong bằng bảy ấn (giống như chúc thư của người Rơ-ma). Sứ đồ Giăng có thể nhìn thấy chữ viết ở cả hai mặt của cuốn sách. điều này có nghĩa người ta khơng thể ghi thêm điều gì vào trong sách. Những gì đã viết là đầy đủ và trọn vẹn.

Cuốn sách tiêu biểu cho “chứng thư” của Đấng Christ đối với tất cả mọi điều Đức Chúa Cha đã hứa với Ngài vì sự hi sinh của Ngài trên thập tự giá. “Hãy cầu Ta, Ta sẽ ban cho Con các ngoại bang làm cơ nghiệp, và các đầu cùng đất làm của cải” (Thi 2:8). Chúa Giê-xu Christ là “kế tự của muôn vật” (He 1:2). Ngài là “người bà con thân u có quyền chuộc” chúng ta

sẵn lịng phó mạng sống Ngài để chúng ta được thốt khỏi xiềng xích và tái lập quyền thừa kế chúng ta đã đánh mất (Le 25:23-46 Gie 32:6-15 Ru 1:1-4:22)

Khi Đấng Christ mở các ấn, nhiều biến cố kỳ lạ xảy ra. Ấn thứ bảy giới thiệu bảy tiếng kèn đốn phạt (Kh 8:1-2). Sau đó, khi tiếng kèn thứ bảy vang lên, cơn thạnh nộ ngày lớn của Đức Chúa Trời được công bố “những bát thạnh nộ” được đưa vào, dẫn cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đến cao điểm (11:1515:1). Có thể các tiếng kèn đoán phạt được viết trên một mặt của cuốn sách và các bát thạnh nộ viết trên mặt còn lại.

Chứng thư hay chúc thư chỉ có thể được mở do người được chỉ định thừa kế, và đó là Chúa Giê-xu Christ. Trong cả vũ trụ này chẳng có ai đủ xứng đáng mở các ấn. Giăng khóc là điều chẳng có gì phải ngạc nhiên, vì ơng nhận ra rằng kế hoạch cứu chuộc vinh hiển của Đức Chúa Trời dành cho lồi người khơng thể nào hoàn thành cho đến khi cuốn sách mở ra. Vị cứu tinh phải là họ hàng gần, sẵn lịng cứu vớt, và có khả năng cứu vớt. Chúa Giê-xu Christ thỏa mãn tất cả những phẩm chất ấy. Ngài trở nên xác thịt, vì vậy Ngài là người bà con của chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta và bằng lòng cứu vớt chúng ta và Ngài đã trả giá cao, vì vậy Ngài có thể cứu vớt.

Bây giờ chúng ta có thể bước vào kinh nghiệm thờ phượng được mơ tả trong phần cịn lại của Kh 5:1-14. Và chúng ta sẽ khám phá ra bốn lý do quan trọng cho biết tại sao chúng ta thờ lạy Chúa Giê-xu Christ.

Vì Ngài Là Đấng Phải Thờ Lạy (5:5-7). Ba danh xưng độc nhất dành cho Chúa chúng ta để mô tả Ngài là ai. Thứ nhất, Ngài là Sư tử chi phái Giu-đa. Điều nhắc đến ở đây có liên quan đến Sa 49:8-10 lúc Gia-cốp bằng hình thức tiên tri giao vương trượng cho Giu-đa và lập làm chi phái nhà vua. (Đức Chúa Trời chẳng hề có ý lập Sau-lơ làm vua, vì ơng xuất thân từ chi phái Bên-gia-min. Đức Chúa Trời đã dùng ơng để kỷ luật dân sự vì họ cầu xin một vua sau đó Ngài ban cho họ Đa-vít thuộc chi phái Giu-đa.)

Hình ảnh “sư tử” nói đến phẩm cách, quyền tể trị, lịng dũng mãnh và sự chiến thắng. Chúa Giê-xu Christ là người Giu-đa duy nhất có thể chứng minh quyền làm vua của Ngài qua bản gia phả. “Con vua Đa-vít” là danh xưng thường được dùng khi Ngài thi hành chức vụ trên thế gian (Mat 1:1-17).

Nhưng Ngài còn là Dịng dõi nhà Đa-vít, nghĩa là Ngài sanh ra trong dịng dõi Đa-vít. Về nhân tính của Ngài, Chúa Giê-xu có nguồn gốc trong nhà Đa-vít (Es 11:1,10) nhưng về phương diện thần tính, Chúa Giê-xu là cội rễ của Đa-vít. Dĩ nhiên, điều này nói về sự bất diệt của Chúa chúng ta quả thật Ngài là “Đấng Thượng Cổ”. Làm thế nào Chúa Giê-xu vừa là Chúa của Đa-vít vừa là Con vua Đa-vít là một vấn đề Chúa Giê-xu nêu ra cho người Pha-ri-si, và họ không thể (hoặc không chịu) trả lời cho Ngài (Mat 22:41-46).

Khi Giăng quay lại nhìn xem, ơng khơng thấy sư tử nhưng thấy chiên con! Chúa Giê-xu Christ được xưng là “Chiên Con” ít nhất hai mươi tám lần trong sách Khải huyền (trong tiếng Hy Lạp chữ này có nghĩa “con chiên nhỏ đáng yêu”) và điều nhấn mạnh này chúng ta khơng khó có thể bỏ qua. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời là “cơn thạnh nộ của chiên con” (Kh 6:16). Sự tẩy sạch chỉ bởi “huyết Chiên Con” (7:14). Hội Thánh là “vợ của Chiên Con” (19:7 21:9).

“Chiên Con” là chủ đề quan trọng trong suốt Kinh Thánh, vì chủ đề ấy giới thiệu con người và công việc của Chúa Giê-xu Christ, Đấng Cứu Chuộc. Kinh Thánh Cựu Ước nêu lên câu hỏi, “chiên con ở đâu?” (Sa 22:7) được Giăng Báp-tít trả lời, “Kìa Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi của cả thế gian đi” (Gi 1:29). Ban hợp xướng trên trời hát rằng, “Chiên Con đáng ngợi khen!” (Kh 5:12).

Lời mô tả về Chiên Con (c.6), nếu được một hoạ sĩ vẽ theo nghĩa đen sẽ có một bức tranh kỳ dị nhưng khi hiểu theo biểu tượng, bức tranh ấy truyền đạt lẽ thật thuộc linh. Vì số bảy là số trọn vẹn, nên chúng ta có được quyền năng trọn vẹn (bảy sừng), sự khôn ngoan trọn vẹn (bảy mắt), và sự hiện diện trọn vẹn (bảy vì thần ở khắp đất). Các nhà thần học gọi những phẩm chất này là toàn năng, toàn tri, toàn tại và cả ba đều là thuộc tính của Đức Chúa Trời. Chiên Con là Đức Chúa Con, Cứu Chúa Giê-xu!

Chúng ta thờ lạy Chúa Giê-xu Christ vì chính Ngài. Nhưng cịn có lý do thứ hai cho biết tại sao chúng ta thờ lạy Ngài.

Vì Nơi Ngài Ngự (5:6). Đầu tiên, Chúa Giê-xu ở trên trời. Ngài không nằm trong máng cỏ, tại Giê-ru-sa-lem, trên thập tự giá hoặc trong mộ phần. Ngài được tiếp lên trời và được tơn cao tại đó. Đây quả thật là sự an ủi cho con cái Chúa đang trải qua đau khổ, biết rằng Đấng Cứu Chuộc họ đã chiến thắng mọi kẻ thù và hiện nay đang kiểm soát các biến cố bằng sự vinh hiển! Ngài cũng chịu đau đớn nhưng Đức Chúa Trời làm cho sự đau khổ của Ngài ra vinh hiển.

Nhưng Đấng Christ ngự nơi nào trên trời? Ngài ngự ở chính giữa. Chiên Con là trung tâm của tất cả những điều lộ ra trên trời. Muôn vật tập trung vào Ngài (Bốn con sanh vật), tất cả con cái Đức Chúa Trời cũng làm như vậy (các trưởng lão). Các thiên sứ ở chung quanh ngôi đứng vây bọc Đấng Cứu Chuộc và ngợi khen Ngài.

Ngài cịn ở tại ngơi. Vài bài thơ và bài ca viết theo cảm xúc Cơ Đốc đã đánh đổ ngôi vị của Đấng Cứu Rỗi và chỉ nhấn mạnh đến cuộc sống của Ngài trên thế gian mà thôi. Những vần thơ và bài ca này làm cho “người thợ mộc hiền lành” hoặc “người thầy khiêm tốn” trở nên hấp dẫn hơn, nhưng chúng không tôn cao Chúa sống! Chúng ta không thờ lạy một hài nhi trong máng cỏ hoặc một thi thể trên thập tự giá. Chúng ta thờ lạy Chiên Con của Đức Chúa Trời hằng sống đang cầm quyền, Đấng đang ngự ở chính giữa tại các nơi trên trời.

Vì Những Việc Ngài Làm (5:8-10). Khi Chiên Con đến và lấy cuốn sách (Da 7:13- 14), khóc than chấm dứt và tiếng ngợi khen bắt đầu trổi dậy. Con cái Đức Chúa Trời và những đại diện của tạo vật Ngài đồng hoà tiếng hát trong bài ca mới ngợi khen Đức Chúa Trời. Hãy lưu ý ngợi khen và lời cầu nguyện được hiệp làm một, vì xơng hương là hình ảnh cầu nguyện dâng lên Ba Ngôi Đức Chúa Trời (Thi 141:2Lu 1:10). Chúng ta sẽ gặp lại “những lời cầu nguyện như thức hương” của thánh đồ (Kh 6:9-11 8:1-6).

Họ hát loại bài ca nào? Đầu tiên, đó là bài ca thờ phượng, vì họ nói, “Ngài đáng được ngợi khen!”. Ngợi khen có nghĩa “qui sự vinh hiển”, và chỉ một mình Chúa Giê-xu đáng được vinh hiển. Khi cịn thi hành chức vụ mục sư, tơi tìm cách tổ chức giờ thờ phượng mỗi buổi sáng bằng lời thánh ca đã nâng tâm trí và tấm lịng của Hội Thánh đến gần Chúa Giê-xu Christ. Hiện thời có quá nhiều bài hát lấy “Tôi” làm trung tâm hơn là “Đấng Christ”. Họ đề cao kinh nghiệm của con cái Chúa quá nhiều đến nỗi hầu như họ khơng đếm xỉa gì đến sự vinh hiển của Chúa. Chắc chắn có chỗ để hát loại bài ca ấy, nhưng khơng có gì ví sánh nỗi với Đấng Christ đầy u thương trong sự thờ phượng thiêng liêng.

Nhưng đây cịn là bài hát nói về Phúc Âm! “Ngài bị giết, và đã cứu chuộc chúng ta bằng huyết Ngài”. Chữ giết có nghĩa “bị giết cách dã man” (c.6). Thiên đàng ngợi ca về thập tự giá và huyết! Tôi đọc về một giáo phái đã tu chỉnh thánh ca chính thức của họ, thay tất cả các bài hát nói về huyết Đấng Christ. Thánh ca ấy khơng thể dùng trên thiên đàng được, vì tại đó chỉ có lời chúc tụng huyết Chiên Con đã đổ ra vì tội lỗi của thế gian.

Trong Sa 22:1-18, con chiên được dâng làm của lễ thay cho Y-sác, một hình ảnh về Đấng Christ phó mạng sống thay cho cá nhân con người. (Ga 2:20). Trong lễ Vượt Qua, chiên con

bị giết vì mỗi gia đình (Xu 12:3). Ê-sai nói rằng Chúa Giê-xu chết thay cho dân tộc Y-sơ-ra- ên (Es 53:8 Gi 11:49-52). Giăng khẳng định Chiên Con đã chết thay cho cả thế gian! (Gi 1:29). Càng suy gẫm về quyền năng và tầm mức của công tác cứu chuộc Đấng Christ đổ ra trên thập tự giá, bạn càng hạ mình xuống và phủ phục dưới chân Ngài mà thờ lạy.

Bài ca này cũng là bài ca truyền giáo. Chúa chuộc mua tội nhân “thuộc mọi dòng giống, mọi tiếng, mọi nước” (Kh 5:9). Dòng giống liên quan đến tổ tiên chung và tiếng đề cập đến tiếng nói chung. Dân nghĩa là chủng tộc, và nước là nền cai trị chung hoặc chính phủ. Đức Chúa Trời yêu thương toàn thế giới (Gi 3:16) và nỗi mong mỏi của Ngài là làm sao sứ điệp cứu rỗi được truyền ra cho khắp thế giới (Mat 28:18-20).

Có lẽ bạn nghe nói về một Cơ Đốc nhân nọ chống đối việc truyền giáo hải ngoại nhưng vì lý do nào đó lại tình cờ dự một buổi họp truyền giáo. Khi người ta đưa hộp tiền dâng qua, ơng ta nói với người lãnh tiền dâng, “Tơi khơng tin vào công việc truyền giáo!”. Người lãnh tiền dâng bảo, “Vậy ơng cứ lấy ra một ít đi. Nó dành cho người ngoại mà”.

Bài hát trên trời cịn là bài ca tận hiến, vì nó thơng báo địa vị độc nhất của chúng ta trong Đấng Christ là “nước của thầy tế lễ”. Giống như Mên-chi-xê-đéc cổ xưa, tín hữu là vua và thầy tế lễ (Sa 14:17 He 7:1-28 IPhi 2:5-10). Bức màn trong đền thờ bị xé rách khi Chúa Giê- xu chết, mở ra con đường đến Đức Chúa Trời (He 10:19-25). Chúng ta “cai trị trong sự sống” khi chúng ta vâng phục Đấng Christ và để cho Đức Thánh Linh hành động trong chúng ta (Ro 5:17).

Cuối cùng, bài ca này là bài ca tiên tri: “Chúng ta sẽ cai trị trên mặt đất” (Ro 5:10). Khi Chúa Giê-xu Christ trở lại trần gian, Ngài sẽ lập nước cơng bình của Ngài trong 1.000 năm và chúng ta sẽ trị vì cùng Ngài (Kh 20:1-6). Lời cầu nguyện của các thánh đồ, “Nước Ngài được đến!” lúc ấy sẽ được ứng nghiệm. Mn vật sẽ thốt khỏi xiềng xích của tội lỗi (Ro 8:17- 23 Es 11:1-10), và Đấng Christ sẽ cai trị trong cơng bình và năng quyền.

Thật là một bài ca tuyệt diệu! Sự thờ phượng chúng ta sẽ phong phú biết bao nếu như chúng ta hoà trộn tất cả các lẽ thật này trong sự tơn cao Ngài!

Vì Những Gì Ngài Có (Kh 5:11-14). Trong lời ngợi khen kết thúc này, tất cả các thiên sứ và muôn vật trong vũ trụ cùng hồ lịng thờ lạy Đấng Cứu Chuộc. Quả thật Giăng đã được nghe một suối hoà âm! Trong bài ca này, lời hát nói lên những điều Chúa Giê-xu Christ đáng nhận lãnh vì sự hi sinh chết thay của Ngài trên thập tự giá. Khi Ngài cịn sống trên thế gian, con người khơng dâng những điều này lên cho Ngài vì Ngài đã chủ tâm bỏ sang một bên những điều này trong sự hạ mình của Ngài.

Ngài đã sinh ra trong sự yếu đuối và Ngài chết trong sự yếu đuối nhưng Ngài thừa kế tất cả mọi quyền bính. Ngài trở nên kẻ nghèo nhất trong những người nghèo (IICo 8:9), nhưng Ngài nắm giữ mọi sự giàu có trên trời và dưới đất. Loài người cười nhạo Ngài và gọi Ngài là người điên tuy nhiên Ngài chính là Đấng khơn ngoan của Đức Chúa Trời (ICo 1:24 Co 2:3).

Ngài chia sẻ trong những yếu đuối của con người khi Ngài đói, khát, và mệt mỏi. Ngày nay trong vinh quang, Ngài có mọi sức mạnh. Trên thế gian, Ngài từng trải sự khinh hèn và xấu hổ khi tội nhân nhạo báng và mắng nhiếc Ngài. Họ chế nhạo chức vị vua của Ngài và mặc cho Ngài áo xống, đội mão gai trên đầu Ngài và bảo Ngài cầm cây gậy. Nhưng tất cả những điều đó bây giờ được đổi thay! Ngài đã nhận tất cả sự tơn q và vinh hiển!

Và phước hạnh! Ngài trở nên sự rủa sả vì chúng ta trên thập tự giá (Ga 3:13), để chúng ta chẳng bao giờ bị ở dưới sự rủa sả của luật pháp. (Vài bản dịch viết là “sự ngợi khen” thay vì “phước hạnh”, nhưng trong tiếng Hy Lạp chữ này mang cả hai ý nghĩa). Ngài đáng được tất cả chúng ta ngợi khen!

Buổi thờ phượng lên đến cao điểm khi tất cả vũ trụ ngợi khen Chiên Con của Đức Chúa Trời và Đức Chúa Cha ngự trên ngơi!

Và có tiếng đồng thanh hơ vang “A-men” của bốn con sanh vật! Trên trời, chúng ta được phép nói “A-men!”.

Hãy nhớ rằng tất cả lời ngợi khen này tập trung vào Chúa Giê-xu Christ, Đấng Cứu chuộc. Không phải tôn xưng Ngài là Giáo sư nhưng là Đấng Cứu Rỗi, Ngài là chủ đề của sự thờ phượng. Trong khi một người khơng tin có thể ca ngợi Đấng Sáng Tạo, chắc chắn người ấy khơng thể thực lịng ngợi khen Đấng Cứu Chuộc được.

Tất cả mọi người trên trời đều ngợi khen vì Chiên Con lấy cuốn sách từ tay Đức Chúa Cha. Kế hoạch đời đời vĩ đại của Đức Chúa Trời sẽ được ứng nghiệm, muôn vật sẽ được giải thốt khỏi xiềng xích tội lỗi và sự chết. Ngày kia khi Chiên Con sẽ mở các ấn , làm chuyển động các biến cố để cuối cùng dẫn đến việc Ngài trở lại trần gian lập nước của Ngài .

Khi dự phần trong những cuộc thờ phượng trên thiên đàng như vầy, lịng bạn có nói “A- men” với những gì họ đã hát khơng? Có thể bạn tin vào Đấng Christ là Đấng Sáng Tạo, nhưng Bạn đã tin Ngài làm Đấng Cứu Chuộc bạn chưa?

Nếu chưa, bạn có thực hiện ngay giờ này khơng?

“Này, Ta đứng ngoài cửa mà gõ, nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho, thì Ta sẽ vào cùng người ấy ăn bữa tối với người và người với Ta” (Kh 3:20)

5. CÁC ẤN VÀ NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC ĐĨNG ẤN (Kh 6:1-

7:16)

Sự thờ phượng mơ tả trong Kh 4:1–5:14 là sự chuẩn bị cho cơn thạnh nộ mô tả trong Kh 6:1-19:21. Có lẽ chúng ta lấy làm lạ khi sự thờ phượng và phán xét lại đi đơi với nhau. sở dĩ như vậy vì chúng ta khơng hiểu đầy đủ về đức thánh khiết của Đức Chúa Trời và tình trạng tội lỗi của con người. Chúng ta cũng khơng hiểu hết được tồn cảnh bức tranh Đức Chúa Trời muốn hoàn thành và các thế lực tội ác chống đối Ngài như thế nào. Đức Chúa Trời kiên nhẫn chờ đợi nhưng đến cuối cùng Ngài phải đốn phạt tội lỗi và bênh vực cho tơi tớ của Ngài.

Theo Da 9:27, bảy năm ấn định cho dân Y-sơ-ra-ên trong lịch tiên tri của Đức Chúa Trời, bắt đầu bằng việc ký kết một thỏa ước với nhà độc tài thế giới (Kẻ địch lại Đấng Christ), và kết thúc bằng việc Đấng Christ trở lại trần gian phán xét tội lỗi và lập nước của Ngài. Đó là giai đoạn được mơ tả trong Kh 6:1-19:21. Qua việc liên hệ đến bố cục của Giăng (Kh 1:1-20),

Một phần của tài liệu khai_huyen_-_warren_w._wiersbe (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)