Trong Khải huyền có hơn sáu mươi lần đề cập đến thiên sứ. Dẫu sao, thiên sứ là đội quân được Đức Chúa Trời sai đến để hồn tất chương trình của Ngài trên thế gian. Người tin Chúa ngày nay ít khi nghĩ về chức vụ của các tơi tớ này (He 1:14), nhưng ngày kia tại thiên đàng chúng ta sẽ hiểu tất cả những gì họ đã làm cho chúng ta tại đây.
Lời Mô Tả Về Vị Thiên Sứ (Kh 10:1-4) làm chúng ta ngạc nhiên, vì người có một số tính
chất đặc biệt thuộc về Chúa Giê-xu Christ. Giăng đã thấy và nghe “một thiên sứ mạnh mẽ” (Kh 5:2). Tất cả thiên sứ là đấng có sức lực (Thi 103:20), nhưng rõ ràng một số thiên sứ có sức mạnh và quyền năng trổi hơn các thiên sứ khác.
Đầu tiên chúng ta thấy cái mống ở chung quanh ngôi Đức Chúa Trời (Kh 4:3) bây giờ cái mống nằm ở trên đầu vị sứ giả này như mão miện. Cái mống là dấu hiệu cho con người biết rằng Đức Chúa Trời sẽ chẳng bao giờ huỷ diệt con người bằng nước lụt. Ngay cả trong cơn thạnh nộ, Đức Chúa Trời cũng nhớ lại lịng thương xót của Ngài (Ha 3:2). Dù vị thiên sứ này là ai, người cũng nhận quyền phép từ ngôi Đức Chúa Trời ban cho.
Đức Chúa Trời thường ngự giữa đám mây. Đức Chúa Trời dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên bằng trụ mây sáng loà (Xu 16:10), những đám mây mù mịt bao phủ núi Si-nai khi Đức Chúa Trời ban Luật pháp cho dân sự (19:9). Khi hiện ra với Môi-se, Đức Chúa Trời ở giữa đám mây rực rỡ (24:15 34:5). “Ngài dùng mây làm xe của Ngài” (Thi 104:3). Một đám mây tiếp Chúa Giê- xu lên trời (Cong 1:9) và lúc Chúa Giê-xu trở lại, Ngài cũng ngự xuống giữa đám mây (Kh 1:7).
Gương mặt của thiên sứ được mô tả “như mặt trời” phù hợp với lời mô tả về Chúa Giê-xu Christ trong Kh 1:16 chân của thiên sứ giống lời mô tả về Chúa trong câu 15. Tiếng của người giống tiếng sư tử gợi lại Kh 5:5. Đây có thể là Chúa Giê-xu Christ của chúng ta hiện ra với Giăng trong vai trò một thiên sứ đế vương. Chúa Giê-xu thường hiện ra trong Cựu Ước như là “thiên sứ của Đức Giê-Hô-Va” (Xu 3:2 Cac 2:4 6:11-12,21-22 IISa 24:16). Đây là sự thể hiện tạm thời vì một chương trình đặc biệt, chớ khơng phải là hiện thân thường xuyên.
Hai tính chất khác cho thấy chúng ta nhận ra thiên sứ là Chúa Giê-xu Christ: đó là cuốn sách trong tay người và bộ dạng bên ngoài của người. Cuốn sách nhỏ chứa đựng phần còn lại trong sứ điệp tiên tri Giăng sẽ đem đến cho chúng ta. Vì Chúa là Đấng duy nhất đáng cầm quyển sách mở các ấn (Kh 5:5), chúng ta có thể kết luận Ngài là Đấng duy nhất có quyền ban cho tơi tớ Ngài phần cịn lại của sứ điệp.
Bộ dạng của thiên sứ là bộ dạng của người chiến thắng chiếm lĩnh lãnh thổ của mình. Người tun bố thâu tóm tồn thế giớí! (Gios 1:1-3). Dĩ nhiên, chỉ có Đấng Cứu Rỗi đắc thắng mới có thể tuyên bố như vậy. Chẳng bao lâu Kẻ chống lại Đấng Christ sẽ hoàn tất việc chinh phục và buộc cả thế giới quy phục quyền cai trị của nó. Nhưng trước khi điều này xảy ra, Đấng Cứu Chuộc tuyên bố thế giới thuộc về chính Ngài, đó là cơ nghiệp Cha Ngài hứa ban cho Ngài (Thi 2:6-9). Quỉ Sa-tan gầm thét như sư tử làm cho con mồi hoảng sợ (IPhi 5:8), nhưng tiếng gầm của Sư Tử chi phái Giu-đa thông báo chiến thắng. (Thi 95:3-5 Es 40:12-17).
Kinh Thánh không cho chúng ta biết tại sao Giăng bị cấm khơng được chép những gì bảy tiếng sấm phát ra, việc duy nhất “được đóng ấn” trong quyển sách “được mở ấn niêm phong”
(Da 12:9 Kh 22:10). Tiếng của Đức Chúa Trời thường được ví với tiếng sấm (Gi 12:28-29 Thi 29:1-11 Giop 26:14 37:5). Chúng ta suy đốn cũng chẳng ích lợi gì khi Đức Chúa Trời che khuất lẽ thật của Ngài (Phu 29:29).
Lời Tuyên Bố Của Thiên Sứ (Kh 10:5-7) làm chúng ta đầy lịng sợ hãi, khơng chỉ vì nội
dung nhưng cịn vì cách tun bố nữa. Đó là một khung cảnh uy nghiêm, tay người đưa lên trời như thể người thề nguyền.
Nhưng nếu thiên sứ này là Chúa Giê-xu Christ, tại sao Ngài phải thề? Ngài thề để khẳng định sự oai nghiêm và chắc chắn của lời Ngài đã phán. Chính Đức Chúa Trời “thề” khi Ngài lập giao ước với Áp-ra-ham (He 6:13-20) và khi Ngài lập Con Ngài làm thầy tế lễ thượng phẩm (7:20-22). Ngài cũng thề khi hứa cùng vua Đa-vít rằng Đấng Christ sẽ ra từ nhà vua (Cong 2:29-30).
Kh 10:6 nhấn mạnh đến Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hoá. Nhiều cơn đoán phạt khác nhau đã xảy ra trên các tầng trời, trên đất, trên biển và còn nhiều cơn đoán phạt hơn nữa sắp xảy ra. Chữ được dịch là thời gian thật sự mang nghĩa “trì hỗn”. Đức Chúa Trời đã trì hỗn cơn đốn phạt của Ngài để tội nhân hư mất có thời gian ăn năn (IIPhi 3:1-9) tuy nhiên bây giờ Ngài đẩy nhanh cơng việc đốn phạt của Ngài và hồn tất chương trình Ngài đã định.
Hãy nhớ lại rằng các thánh tử đạo trên trời lo lắng về việc Đức Chúa Trời chậm trễ báo thù cho cái chết của họ (Kh 6:10-11). “Ôi, Hỡi Chúa cho đến bao giờ?” là tiếng kêu khóc của các con cái Đức Chúa Trời bị đau khổ từ thế hệ này đến thế hệ khác. Đức Chúa Trời chậm trễ hoàn thành lời hứa của Ngài đã cho kẻ nhạo báng cơ hội phản bác lời Đức Chúa Trời và nghi ngờ sự thành tín của Ngài (xem IIPhi 3:1-18). Lời Đức Chúa Trời là thật và thời gian của Ngài là trọn vẹn. Điều này giúp an ủi các thánh đồ - nhưng lại là sự đoán phạt đối với các tội nhân.
Trong Kinh Thánh, sự mầu nhiệm là “điều kín giấu thiêng liêng”, lẽ thật che khuất đối với những người ngoại nhưng được bày tỏ cho các con cái Đức Chúa Trời qua lời của Ngài (Mat 13:10-12). “Sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời” có liên quan đến vấn đề tội lỗi xa xưa trong thế gian. Tại sao trong thế gian lại có cả đạo đức lẫn sự xấu xa tự nhiên? Tại sao Đức Chúa Trời khơng làm gì cả? Dĩ nhiên, con cái Chúa biết rằng Đức Chúa Trời “đã làm” tại đồi Gô- gô-tha khi Chúa Giê-xu Christ mang lấy tôi lỗi và nhận chịu cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời thay cho thế gian tội lỗi. Chúng ta cũng biết rằng Đức Chúa Trời cho phép sự gian ác gia tăng cho đến khi thế gian được sắp sẵn cho sự đoán phạt (IITe 2:7 Kh 14:14-20). Vì Đức Chúa Trời đã trả xong nợ tội, nên Ngài tự do trì hỗn cơn đốn phạt của Ngài, và con người khơng thể cáo buộc Ngài bất công và thờ ơ.
Tiếng kèn thứ bảy thổi vang là dấu hiệu cho thấy điều mầu nhiệm này được thành (11:4- 19). Nửa thời kỳ Đại Nạn còn lại bắt đầu khi các thiên sứ khởi sự trút các bát thạnh nộ, vì các tai nạn này “làm đầy trọn cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời” (15:1).
Những chỉ dẫn vị thiên sứ truyền cho Giăng (10:8-11) nhắc chúng ta nhớ đến trách nhiệm
chúng ta phải ăn nuốt lời Đức Chúa Trời làm linh lương nuôi dưỡng đời sống thuộc linh chúng ta. Giăng nhìn thấy cuốn sách hoặc biết nội dung và mục đích của sách khơng thì chưa đủ, ơng phải nuốt cuốn sách vào bụng.
Lời Đức Chúa Trời được ví sánh với thức ăn: bánh (Mat 4:4), sữa (IPhi 2:2), thịt (ICo 3:1- 2), và mật ong (Thi 119:103). Đấng tiên tri Giê-rê-mi (Gie 15:16) và Ê-xê-chi-ên (Exe 2:9-3:4) biết phải “ăn nuốt” lời Chúa trước khi họ có thể chia sẻ cho người khác. Lời Kinh Thánh luôn phải “trở nên xác thịt” (Gi 1:14) trước khi ban phát cho người có nhu cầu. Khốn thay cho thầy giáo hoặc người giảng đạo chỉ nói ra lời Đức Chúa Trời nhưng không sống đúng với lời ấy, không làm lời ấy sống động trong cuộc đời mình.
Đức Chúa Trời sẽ khơng nhồi nhét lời Ngài vào trong miệng chúng ta và ép buộc chúng ta nhận lấy. Ngài trao vào tay chúng ta và chúng ta nên cầm lấy. Ngài cũng không thay đổi những tác dụng của lời Ngài trên cuộc đời chúng ta: sẽ có buồn lo lẫn vui mừng, cay đắng lẫn ngọt ngào. Kinh Thánh chứa đựng nhiều lời hứa ngọt ngào và những bảo đảm q giá, nhưng cịn có nhiều lời cảnh cáo nặng nề và lời báo trước sự đoán phạt. Cơ Đốc nhân làm chứng cho cả sự sống lẫn sự chết (IICo 2:14-17). Sứ giả trung tín sẽ rao ra mọi ý muốn của Đức Chúa Trời (Cong 20:27). Người sẽ không thêm bớt vào trong sứ điệp của Đức Chúa Trời nhằm làm hài lòng người nghe (IITi 4:1-5).
Thiên sứ uỷ thác cho Giăng lại phải nói tiên tri do đó cơng việc của ơng chưa hồn tất. Ông phải rao báo lời tiên tri của Đức Chúa Trời có liên quan đến nhiều dân tộc, nhiều nước, nhiều thứ tiếng và các vua (Kh 5:9). Chữ các nước thường nói đến các nước ngoại bang. Giăng sẽ bàn nhiều đến các nước trên thế giới khi ơng giới thiệu phần cịn lại của lời tiên tri.