Sự chuẩn bị (Kh 8:1-6)

Một phần của tài liệu khai_huyen_-_warren_w._wiersbe (Trang 40 - 42)

Việc chuẩn bị này bao gồm hai yếu tố: sự yên lặng (8:1) và sự cầu xin (8:2-6).

Các thánh trên trời vừa thờ lạy Đức Chúa Cha và Chiên Con bằng một bài ca ngợi hùng tráng (7:10-12). Nhưng khi Chiên Con mở ấn thứ bảy, trên trời yên lặng độ chừng ba mươi phút. Giăng không cho chúng ta biết nguyên nhân nào gây ra cảnh yên lặng này, nhưng có vài khả năng. Cuốn sách giờ đây hồn tồn, thậm chí sách cịn được lật ngược lại khắp trời có thể nhìn thấy chương trình vinh hiển của Đức Chúa Trời mở ra. Có lẽ các thánh trên trời lấy làm kinh hoảng về điều họ nhìn thấy.

Chắc chắn, cảnh yên lặng này là “sự lặng im trước cơn bão”, vì các cơn đốn phạt kinh khiếp của Đức Chúa Trời sắp làm hại đến trái đất. “Hãy nín lặng ở trước mặt Đức Giê-Hơ- Va, vì ngày của Đức Giê-Hơ-Va đã gần” (So 1:7,14-18, nhất là c.18, “Ngày mà tiếng kèn”). “Mọi xác thịt, khá nín lặng trước mặt Đức Giê-Hơ-Va: vì Ngài đã thức dậy từ nơi ngự thánh của Ngài” (Xa 2:13). “Đức Giê-Hô-Va ở trong đền thánh của Ngài, trước mặt Ngài cả đất hãy làm thinh” (Ha 2:20)

Bảy thiên sứ được trao kèn trong suốt thời gian yên lặng này, điều này có ý nghĩa với Giăng vì ơng là người Giu-đa hiểu được vị trí của cây kèn trong đời sống của dân Y-sơ-ra- ên. Theo Dan 10:1-36 cây kèn có những cơng dụng quan trọng: tiếng kèn dùng để tụ họp dân chúng (c.1-8) thông báo chiến tranh (c.9) và cho biết những thì giờ đặc biệt (c.10). Tiếng kèn thổi vang trên núi Si-nai khi Đức Chúa Trời ban Luật Pháp cho dân sự (Xu 19:16-19), người ta thổi kèn khi một người được xức dầu làm vua và làm lễ đăng quang (IVua 1:34,39). Dĩ nhiên, người nào quen thuộc Cựu Ước cũng sẽ nhớ tiếng kèn phá đổ vách thành Giê-ri-cô (Gios 6:13-16).

Sứ đồ Giăng nghe tiếng phán của Chúa Giê-xu Christ vang lên như tiếng kèn (Kh 1:10). Tiếng kèn gọi Giăng lên trời (4:1), tiếng kèn cũng nói đến lời hứa của Chúa cất Hội Thánh Ngài lên trời chép trongITe 4:13-18. Bảy tiếng kèn vang lên chắc chắn báo tin có chiến tranh xảy ra, cũng như loan tin Vua được Đức Chúa Trời xức dầu ngự trên ngôi vinh hiển Ngài và thông báo kỳ đoán phạt kẻ thù của Đức Chúa Trời đã đến (Thi 2:1-5). Tiếng kèn đã làm sụp đổ thành Giê-ri-cô khi xưa như thế nào, trong ngày cuối cùng cũng phá đổ thành Ba-by-lôn thể ấy.

Theo sau cảnh yên lặng đáng sợ là các hành động của vị thiên sứ đặc biệt nơi bàn thờ bằng vàng trên trời (Kh 9:13 14:18 16:7). Trong đền tạm và đền thờ, bàn thờ bằng vàng đặt trước bức màn và được dùng làm nơi dâng của lễ thiêu (Xu 30:1-10). Đây là chức vụ tiên tri Xa-cha- ri đang thi hành lúc thiên sứ phán với ơng rằng Ê-li-sa-bét sẽ có con (Lu 1:5). Của lễ thiêu dâng trên bàn thờ là hình ảnh của lời cầu nguyện dâng lên cho Đức Chúa Trời (Thi 141:2).

“Lời cầu nguyện của các thánh” (Kh 8:4) khơng phải là lời cầu xin của một nhóm người

đặc biệt trên trời đã đạt đến “bậc thánh”. Trước tiên, tất cả con cái Đức Chúa Trời đều là thánh nhân - được biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời - bởi đức tin trong danh Chúa Giê-xu Christ (IICo 1:1 9:1,12 13:13). Trong Kinh Thánh khơng có lời dạy cụ thể nào cho biết con dân trên trời cầu thay cho con cái Chúa trên thế gian, hoặc chúng ta có thể thưa chuyện với Đức Chúa Trời thông qua các thánh trên trời. Chúng ta cầu nguyện với Đức Chúa Cha qua Đức Chúa Con, vì một mình Ngài mới có quyền làm Đấng Trung gian (Kh 5:3). Trải qua nhiều thế kỷ, con cái Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục cầu nguyện, “Nước Cha được đến, Ý Cha được nên!” và hiện nay những lời cầu nguyện ấy sắp được nhậm. Cũng vậy, các thánh tử đạo trong Cơn Đại Nạn cầu xin Đức Chúa Trời bênh vực cho họ (6:9-11), lời cầu xin bình thường của vua Đa-vít chép trong Thi-Thiên (Thi 7:1-17 26:1-12 35:1-28 52:1-9 55:1-23 58:1-11). “Các thi-thiên rủa sả” này khơng có ý nói lên tư tưởng trả thù cá nhân, nhưng đúng hơn là tiếng kêu khóc xin Đức Chúa Trời thi hành Luật Thánh Khiết của Ngài và bênh vực cho con cái Ngài.

Trong Ngày Đại lễ Chuộc Tội, thầy tế lễ thượng phẩm bỏ hương trên than cháy đỏ trong lư hương với huyết con sinh và mang vào trong nơi chí thánh tại trước mặt Đức Giê-hơ-va (Le 16:11-14). Nhưng trong bối cảnh này, thiên sứ đặt hương trên bàn thờ (trình dâng những lời cầu xin lên trước mặt Đức Chúa Trời) và rồi quăng lư hương xuống đất! Điểm tương ứng trong Exe 10:1-22 cho thấy điều này biểu tượng cho cơn đoán phạt của Đức Chúa Trời và những hậu quả mô tả trong Kh 8:5 minh chứng cho quan điểm này. Cơn bão sắp bắt đầu hoành hành! (4:5 11:19 16:18).

Dù thích hoặc khơng, lời cầu nguyện của con cái Đức Chúa Trời có liên quan đến các cơn đoán phạt Ngài đổ xuống trên con lồi người. Ngơi và bàn thờ được nhắc đến. Như người ta thường nói dù cho lời cầu xin có liên quan đến sự đốn phạt đi nữa, mục đích của lời cầu xin không phải để cho ý người được thành trên trời, nhưng là để ý chỉ của Đức Chúa Trời được nên trên thế gian. Lời cầu nguyện thật lịng là việc làm nghiêm túc, vì thế tốt hơn hết chúng ta không nên dời bàn thờ cách xa ngôi ngự của Ngài!

Một phần của tài liệu khai_huyen_-_warren_w._wiersbe (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)