Trước tiên, Giăng mô tả Đấng Chinh Phục (19:11-16) và sau đó mơ tả cơng việc chinh phục của Ngài (19:17-20:3). Người cỡi trên ngựa trắng (6:2) là Chuá Cứu Thế giả, nhưng người cỡi ngựa này là Đấng Christ thật. Ngài sẽ không ngự đến nơi không trung để tiếp rước con dân Ngài về nhà Ngài (ITe 4:13-18), nhưng Ngài đến thế gian với con dân Ngài, để đánh bại kẻ thù và lập nước của Ngài.
Hãy chú ý việc nhấn mạnh các danh xưng của Chúa Giê-xu (Kh 19:11-13,16). Ngài là “Đấng Thành Tín Chơn Thật” (3:14), ngược lại với “con thú” bất trung (nó huỷ bỏ giao ước với dân Y-sơ-ra ên) và giả dối (nó cai trị bằng sự lừa dối và thờ hình tượng). Các thánh đồ đang trải qua đau đớn cần phải được nhắc nhớ rằng Đức Chúa Trời là thành tín và khơng lìa bỏ họ, vì lời hứa của Ngài là chân thật.
Có lẽ “danh khơng ai biết được” (c.12) giống với “danh mới” (3:12). Khơng biết danh này có nghĩa là gì, nên chúng ta không thể nhận xét về danh ấy được nhưng thật thú vị khi biết rằng ngay khi ở trên trời chúng ta sẽ học biết nhiều điều mới mẻ về Đức Chúa Giê-xu chúng ta!
“Lời Đức Chúa Trời” là một trong những danh xưng quen thuộc của Chúa trong Kinh Thánh (Gi 1:1-14). Giống như chúng ta bày tỏ nỗi lòng và ý nghĩ chúng ta cho người khác bằng lời nói, Đức Chúa Cha cũng bày tỏ chính Ngài cho chúng ta qua Con Ngài, Ngơi Lời trở thành xác thịt (14:7-11). Một chữ được hình thành bởi nhiều mẫu tự, và Chúa Giê-xu Christ là “Anpha và Ômêga” (Kh 21:6 22:13). Ngài là “bảng mẫu tự thiêng thượng” Đức Chúa Trời dùng để bày tỏ Ngài cho chúng ta.
Lời Đức Chúa Trời là “lời sống và linh nghiệm” (He 4:12) hơn nữa, lời Ngài làm ứng nghiệm các chương trình của Ngài trên thế gian (Kh 17:17 6:11 10:7 15:1). Chính Đức Giê- Hơ-Va phán, “Ta sẽ tỉnh thức, giữ lời phán Ta đặng làm trọn“ (Gie 1:12). Giống như Lời là đại diện của Đức Chúa Cha trong sự sáng tạo (1:1-3), Lời cũng là đại diện của Ngài trong sự đốn phạt và hồn tất của Ngài.
Danh xưng quan trọng nhất của Đấng Christ là “Vua các vua, Chúa các Chúa” (Kh 19:16). Đây là danh chiến thắng của Ngài (17:14), nhắc chúng ta nhớ lại những lời nói về Ngài chép trong Da 2:47 và Phu 10:17. Phao-lô dùng danh xưng tương tự như vầy để gọi Chúa Giê-xu Christ trong ITi 6:15. Danh xưng này nói đến quyền tể trị của Đấng Christ, vì tất cả vua chúa đều phải vâng phục Ngài. Cho dù ai đang ngự trên ngôi Đế Quốc Rô-ma, Chúa Giê-xu Christ vẫn là Vua và Chúa của vua ấy!
Chúng ta không những thấy sự cao trọng của Đấng Christ qua các danh xưng của Ngài, nhưng cịn thấy qua lời Giăng mơ tả Ngài là Vua Chiến Thắng (Kh 19:12-16). Mắt “như ngọn lửa” biểu tượng sự đoán xét của Ngài thấu suốt tất cả (1:14). Nhiều mão triều thiên (mão miện) cho thấy quyền cai trị oai nghi cả thể của Ngài. Áo nhúng trong huyết nói về sự phán xét và có thể liên quan đến Es 63:1-6 và Kh 14:20, Ngài giày đạp các kẻ thù của Ngài. Không phải huyết của Chúa đã vấy trên áo Ngài, nhưng chính huyết của kẻ thù.
Gươm nhọn là biểu tượng về lời Đức Chúa Trời (Kh 19:21 He 4:12 Eph 6:17 Kh 1:16). Điều này phù hợp với sự kiện Đấng Christ sẽ tiêu diệt kẻ thù của Ngài “bằng hơi thở của miệng Ngài” (IITe 2:8 Es 11:4). Chúng ta đã gặp “cây gậy sắt” trước đây (Kh 2:27 12:5), biểu tượng của sự chính trực khi Ngài cai trị thế gian. Hình ảnh thùng ép rượu chắc chắc có liên quan đến sự đốn phạt tại Hạt-ma-ghê-đơn (14:14-20 Es 63:1-6).
Chúa Giê-xu khơng chinh phục một mình, vì có nhiều đội qn trên trời sẽ theo Ngài. Họ là ai? Chắc chắn các thiên sứ là một bộ phận trong đội quân này (Mat 25:31 IITe 1:7) nhưng cịn có các thánh đồ nữa (ITe 3:13 IITe 1:10). Giu-đe mô tả quang cảnh tương tự như vậy (Giu 1:14-15). Chữ các thánh có nghĩa “những người thánh” và có thể nói đến các tín hữu hoặc thiên sứ.
Đội qn này khơng cần thiết phải chiến đấu, vì chính Đấng Christ sẽ đánh bại kẻ thù qua ba chiến thắng vĩ đại.
Ngài Sẽ Chiến Thắng Đội Quân Các Vua Đời Nầy (19:17-19,21). Những chiến binh này
đã tập trung để “nghịch lại Đức Giê-Hô-Va và nghịch lại Đấng chịu xức dầu của Ngài” (Thi 2:1-3), nhưng vũ khí của chúng tỏ ra vô dụng. Trận chiến sẽ trở nên một cuộc giết chóc - “Một bữa ăn” cho chim trờí! Phần đầu của Kh 19:1-21 mô tả tiệc cưới Chiên Con phần sau mô tả “bữa tiệc của Đức Chúa Trời cao cả.” (Lu 17:37 Mat 24:28).
Chữ xác thịt xuất hiện sáu lần trong chương này. Trong khi Giăng đề cập trực tiếp đến thân xác con người bị chim chóc ăn thịt, chắc chắn ở đây vẫn có một ý nghĩa sâu xa: con người thất bại vì họ là xác thịt và tuỳ thuộc vào xác thịt. Thánh Kinh không làm chứng tốt về bản chất sa ngã của con người. Hãy nhớ lại lời phán của Đức Giê-Hô-va trước Cơn Nước Lụt: “Thần Ta sẽ chẳng hằng ở trong lồi người ln trong đều lầm lạc, loài người chỉ là xác thịt”
(Sa 6:3). (Gi 3:6 6:63 Phi 3:3 Ro 7:18). “Mọi xác thịt như hoa cỏ” (IPhi 1:24) và chắc chắn bị Đức Chúa Trời đoán phạt.
Đây là câu chuyện kể về trận chiến nổi tiếng “Hạt-ma-ghê-đôn”, đã được báo tin từ trước (Kh 14:14-20 16:13-16). Tất cả mọi đều Chúa chúng ta phải làm đó là phán ra Lời và, “thanh gươm nơi miệng Ngài”sẽ cắn nuốt kẻ thù.
Ngài Sẽ Chiến Thắng “Con Thú” Và Tiên Tri Giả (19:20). Vì “tay chân” của quỉ Sa-tan là
các nhà lãnh đạo cuộc nổi dậy, cho nên chúng phải bị bắt và nhốt là điều đúng đắn. Chúng bị quăng vào lò lửa (20:10,14-15), nơi hình phạt cuối cùng đời đời dành cho mọi kẻ không tin nhận Chúa Giê-xu Christ. “Con thú” và tiên tri giả bị ném vào trong địa ngục đầu tiên. Sau đó 1.000 năm, Sa-tan sẽ bị quăng vào (20:10), cùng với những người khơng có tên trong sách sự sống (20:15).
Ngày nay, khi người không tin Chúa chết, linh hồn về nơi gọi là âm phủ, có nghĩa là “thế giới khơng thấy được” - tức là, vương quốc của sự chết. Khi người tin Chúa chết, họ đi thẳng vào trong sự hiện diện của Chúa (Phi 1:19-23 IICo 5:6-8). Ngày kia Âm phủ sẽ khơng cịn chứa người chết nữa (Kh 20:13), lúc ấy mọi người sẽ bị quăng vào địa ngục cùng với Sa-tan, “con thú” và tiên tri giả.