Có ít nhất sáu thiên sứ khác nhau có can dự vào trong quang cảnh này, mỗi vị đều có sứ điệp riêng.
“Sự Phán Xét Đã Đến!” (Kh 14:6-7). Trong thời hiện tại, các thiên sứ khơng có đặc quyền rao giảng Phúc Âm. Khả năng đó được giao cho con dân Đức Chúa Trời. Trong khi các nước sợ hãi “con thú” và tơn sùng nó, vị sứ trời này sẽ kêu gọi họ kính sợ và tơn vinh một mình Đức Chúa Trời. Đó là người nhắc nhở cho con người nhớ lại Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hố và một mình Ngài đáng cho chúng ta thờ lạy. Đây không phải là sứ điệp Phúc Âm như chúng ta biết (ICo 15:1-4) hơn nữa, đó là lời nhắc lại sứ điệp trong Ro 1:18 đều mà các nhà thần học gọi là “thần học tự nhiên”.
Mọi tạo vật đều làm chứng về sự thực hữu của Đức Chúa Trời cũng như quyền năng và khôn ngoan của Ngài. Tuy nhiên, “con thú” sẽ thuyết phục con người tin rằng nó đang cầm quyền thế gian, và vận mệnh của mọi người đều nằm trong tay nó. Sứ điệp của thiên sứ kêu
gọi con người quay trở lại nền tảng căn bản: Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hoá - hãy thờ phượng và hầu việc Ngài. Kính sợ Đức Chúa Trời, chớ khơng phải sợ “con thú”, là khởi đầu sự khôn ngoan (Ch 9:10).
“Ba-By-Lôn Đã Sụp Đổ!” (Kh 14:8). Lời tuyên bố này báo trước các biến cố trong Kh
18:1-24 (16:18-19). Chúng ta sẽ xem xét chi tiết lời tuyên bố này. “Ba-by-lôn” là danh xưng Đức Chúa Trời dành cho thế giới tội ác của “con thú”, toàn bộ tổ chức kinh tế chính trị dưới quyền cai trị của nó. “Dâm phụ” (Kh 17:1-18) là hệ thống tôn giáo được “con thú” dùng xây nên tổ chức của nó. Khi Kẻ Chống Lại Đấng Christ thiết lập tơn giáo riêng (13:11-15), nó sẽ giết “dâm phụ” nhưng chính Đức Chúa Trời sẽ huỷ diệt Ba-by-lơn.
“Thốt Khỏi Cơn Thạnh Nộ Của Đức Chúa Trời!” (14:9-13). Sứ điệp thứ ba đặc biệt gởi
ngay đến những người sắp quyết định theo “con thú”. Đó là lời khuyến cáo cho con người biết rằng “phương cách dễ dãi” thực sự là khó khăn nặng nề, “thỏa hiệp với thế gian” có nghĩa cách xa khỏi Đức Chúa Trời. Trong bản Hy Lạp viết là, “Nếu người nào tiếp tục thờ lạy con thú” cho thấy vẫn cịn có cơ hội ăn năn và nhận được sự cứu rỗi.
“Uống chén” thỉnh thoảng được dùng làm hình ảnh về sự phán xét (Gie 25:15 51:7 Kh 14:8). Những phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời trên loài người sẽ là “những bát thạnh nộ” từ trời trút đổ xuống (Kh 16:1-21). Đức Chúa Trời sẽ khơng bày tỏ lịng thương xót trong cơn đốn phạt này (Thi 75:8 Ha 3:2), nhưng Ngài sẽ trút đổ trọn vẹn cơn thạnh nộ của Ngài trên thế giới chống nghịch.
Những hình ảnh như “lửa và diêm sinh” (Kh 14:10) và “khói” (14:11) làm bối rối một số người. Họ hỏi, “Làm thế nào một Đức Chúa Trời yêu thương lại có thể thực sự để cho tạo vật của Ngài phải chịu đau đớn đời đời như vậy?” . Nhưng chúng ta phải nhớ rằng tình yêu của Đức Chúa Trời là thánh, chớ không dựa trên cảm tính, và vì vậy Ngài phải xử phạt tội lỗi cách cơng bình. Có lẽ chúng ta khơng thích chữ đau đớn, nhưng ở đây thật đúng như thế (c.10 9:5 11:10 20:10).
Chúng ta còn phải nhớ rằng Đức Chúa Trời liên tục cảnh cáo tội nhân và cho họ cơ hội ăn năn. Vị thiên sứ đầu tiên trong chuỗi sự kiện này mời tội nhân quay trở về cùng Đức Chúa Trời, vị thứ hai báo trước rằng tồn bộ hệ thống “Ba-by-lơn” sẽ bị phá huỷ. Nếu con người cứ say sưa trong tội lỗi sau khi Đức Chúa Trời sai các cơn đoán phạt và sự cảnh cáo, lúc ấy họ chỉ tự trách mình mà thơi.
Giăng có ý định muốn cho độc giả của ông thấy sự trái ngược giữa các câu 11 và 13: kẻ gian ác khơng có lúc nào được n nghỉ, nhưng các thánh đồ được yên nghỉ đời đời (IITe 1:3- 12). Trị vì cùng Đấng Christ mãi mãi thật tốt hơn là thuộc về Kẻ Địch Lại Đấng Christ chỉ một vài năm ngắn ngủí! Nhịn nhục chịu cơn bắt bớ hiện nay hơn là trốn thốt nó để chịu đau khổ đời đờí!
“Mùa Màng Đã Chín!” (Kh 14:14-20). Con người ngồi trên đám mây trắng mô tả ở đây
chắc chắn là Chúa Giê-xu Christ (Da 7:13-14 Kh 1:13). Chúng ta đã có hình ảnh cái chén, và bây giờ có hình ảnh mùa gặt, cả lúa (c.14-16) lẫn nho (c.17-20). Hơn nữa, điều này báo trước cơn đoán phạt thế gian sau cùng.
Trong khi việc chinh phục linh hồn hư mất về với Đấng Christ thỉnh thoảng được mơ tả bằng hình ảnh mùa gặt (Gi 4:34-38), hình ảnh này cịn được dùng nói đến sự đoán phạt của Đức Chúa Trời (Lu 3:8-17 Mat 13:24-30,36-43). Đức Chúa Trời cho phép mầm mống gian ác lớn lên cho đến khi chúng chín vàng, sau đó Ngài sẽ đốn phạt (Sa 15:16).
Mùa hái nho thường là hình ảnh nói về sự đốn phạt (Gio 3:13 báo trước Ngày của Đức Giê-Hô-va). Thực ra, Kinh Thánh vẽ lên ba “cây nho” khác nhau. Dân Y-sơ-ra-ên là cây nho
của Đức Chúa Trời, được trồng vào đất để sanh bông trái làm vinh hiển Đức Chúa Trời nhưng dân sự làm Đức Chúa Trời thất vọng và Ngài đã chặt bỏ (Thi 80:8-16 Es 5:1-7 Mat 21:33-46). Ngày nay, Đấng Christ là Cây Nho và người tin Ngài là nhánh gắn vào Ngài (Gi 15:1-17). Nhưng hệ thống trần gian cũng là cây nho, “cây nho ở dưới đất” trái ngược với Đấng Christ, Cây Nho trên trời cây nho dưới đất đang chín để dành cho sự phán xét. Hệ thống tội ác - Ba- by-lôn - làm băng hoại và chế ngự con người, ngày kia sẽ bị đốn và bị huỷ diệt trong “thùng lớn thạnh nộ của Đức Chúa Trời”.
Một số người nhìn thấy trong hình ảnh này điềm báo trước về “trận chiến Hạt-ma-ghê- đôn”, khi nhiều đội quân trên thế giới tập trung chống lại Giê-ru-sa-lem (Xa 14:1-4 Kh 16:16). Chắc chắn, Giăng có ý dùng lời cường điệu khi ông mô tả con sông huyết sâu bốn bộ (1,2 mét) và dài 200 dặm (320 km). (Es 63:1-6) Ngày nay, Đức Chúa Trời đang phán dạy với thế giới trong ân điển, nhưng con người không chịu lắng nghe. Ngày kia, Ngài chắn chắn phán trong cơn thạnh nộ. Loài người sẽ uống chén cay đắng, vụ mùa tội lỗi sẽ được gặt và cây nho dưới đất sẽ bị chặt và quăng vào thùng thạnh nộ.