Công dân trên trời (Kh 21:1-8)

Một phần của tài liệu khai_huyen_-_warren_w._wiersbe (Trang 81 - 83)

Giăng cung cấp cho chúng ta lời mơ tả ba khía cạnh về các cơng dân trên trời. Thứ nhất...

Họ Là Con Dân Đức Chúa Trời (21:1-5). Trời đất thứ nhất được sắm sẵn cho người nam

người nữ đầu tiên và con cháu của họ. Đức Chúa Trời đã chuẩn bị mọi thứ cho họ khi Ngài đặt để họ vào khu vườn. Chẳng may, tổ phụ đầu tiên của chúng ta phạm tội, đem sự chết và hư hoại vào trong thế giới đẹp đẽ của Đức Chúa Trời. Mn vật ở trong xiềng xích và lao khổ (Ro 8:18-23), ngay cả các tầng trời “cũng không trong sạch trước mặt Ngài” (Giop 15:15).

Đức Chúa Trời đã hứa với con dân Ngài trời mới đất mới (Es 65:17 66:22). Tạo vật cũ phải nhường chỗ cho tạo vật mới để Đức Chúa Trời được vinh hiển. Chúa Giê-xu gọi biến cố này là “kỳ muôn vật đổi mới” (Mat 19:28), và Phi-e-rơ giải thích đó là sự tẩy sạch và làm mới lại bởi lửa (IIPhi 3:10-13). Các nhà giải kinh khơng nhất trí trong việc hiểu các yếu tố cũ sẽ được làm mới lại hoặc tạo vật cũ sẽ bị phá huỷ và sẽ tạo nên mọi sự đều mới. Chữ mới trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “mới về tính chất” (Kh 21:1,5) làm cho lời giải thích trước kia đáng tin hơn.

“Khơng cịn có biển nữa” khơng có nghĩa là “khơng cịn có nước nữa”. Nó chỉ cho thấy đất mới sẽ có sự sắp xếp khác về phần nước. Ba phần tư địa cầu chúng ta là nước, nhưng trong cõi đời đời khơng phải như vậy. Trong thời của Giăng, biển có nghĩa là hiểm nguy, giơng bão và phân ly (Chính Giăng ở trên đảo vào lúc ấy!) vì vậy có lẽ Giăng muốn cung cấp cho chúng ta nhiều điều hơn là một bài học địa lý.

Dù cho lời mơ tả trong Kinh Thánh, chúng ta cũng thấy khó tưởng tượng thành phố đời đời sẽ giống như thế nào. Giăng mơ tả đó là một thành thánh (Kh 21:27), thành phố sắm sẵn (Gi 14:1-6), và một thành phố xinh đẹp, đẹp như cô dâu trong ngày cưới. Ơng mơ tả nhiều hơn về những đăc tính này trong Kh 21:1-22:21.

Nhưng điểm quan trọng nhất về thành phố này là Đức Chúa Trời hiện diện với con dân Ngài tại đó. Kinh Thánh cung cấp cho chúng ta một bản tường thuật thú vị về những nơi Đức Chúa Trời ngự. Trước tiên, Đức Chúa Trời đi lại với con người trong Vườn Ê-đen. Sau đó Ngài ngự giữa dân Y-sơ-ra-ên trong đền tạm và về sau là đền thờ. Khi dân Y-sơ-ra-ên phạm tội, Đức Chúa Trời phải rời khỏi những nơi ngự ấy. Về sau, Chúa Giê-xu Christ đến thế gian và “ngự” giữa chúng ta (Gi 1:14). Ngày nay, Đức Chúa Trời không sống trong những đền thờ do con người dựng nên (Cong 7:48-50), nhưng Ngài sống trong thân thể của con dân Ngài (ICo 6:19-20) và Hội Thánh Ngài (Eph 2:21-22).

Cả trong đền tạm và đền thờ, bức màn ngăn chia con người và Đức Chúa Trời. Bức màn bị xé ra làm đôi khi Chúa Giê-xu chết, mở ra “con đường mới và sống” cho con dân Đức Chúa Trời (He 10:19). Cho dù ngày nay Đức Chúa Trời ngự trong lòng con cái Ngài bởi Thánh Linh, nhưng chúng ta vẫn không hiểu Đức Chúa Trời hoặc tương giao với Ngài như chúng ta muốn nhưng ngày kia, chúng ta sẽ ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời và vui hưởng cùng Ngài mãi mãi.

Thành phố đời đời lạ lùng đến nỗi Giăng chỉ thấy dùng lối tương phản là cách tốt nhất để mô tả - “khơng cịn nữa”. Con cái Chúa lần đầu đọc sách được Thánh Linh mạc khải này chắc chắn phải vui mừng biết rằng tại trên trời khơng cịn có đau đớn, nước mắt, buồn phiền hoặc sự chết nữa vì nhiều người trong số họ đã trải qua đau đớn và bị giết hại. Ở mọi thời đại, sự trông cậy về thiên đàng đã an ủi con dân Đức Chúa Trời trong mọi lúc hoạn nạn bắt bớ. Thứ hai,

Công Dân Trên Trời Là Những Người Thỏa Mãn (Kh 21:6). Con người sống trong các

thành phố hiện đại không lo nghĩ nhiều về nước, nhưng đây là điều quan tâm chính trong thời của Giăng. Rất có thể chính Giăng làm việc trong các hầm mỏ đã biết cơn khát hành hạ thế nào. Các thánh đồ chịu đau đớn trải qua mọi thời đại chắc chắn nhận ra lời hứa kỳ diệu này của Đức Chúa Trời. Nước suối sự sống ban cho mọi người cách nhưng không! Thứ ba...

Những Công Dân Trên Trời Nầy Là Những Người Chiến Thắng (21:8). “Ai thắng” là chữ

chìa khố trong sách này (Kh 2:7,11,17,26 3:5,12,21 12:11). Như Giăng đã nêu ra trong thư tín thứ nhất của ơng, tất cả các tín hữu trung tín đều là người chiến thắng (IGi 5:4-5), vì vậy lời hứa này khơng chỉ dành cho (những người có trình độ thuộc linh). Vì chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ thừa kế tất cả mọi thứ.

Sau cơn hỏa hoạn lớn tại thành phố Chicago năm 1871, nhà truyền giảng Tin Lành Dwight L. Moody trở lại chứng kiến căn nhà của ông đã bị thiêu rụi. Một người bạn đến bên và nói với Moody, “Tơi nghe ơng mất hết cả.”

Moody nói, “Ồ, bạn hiểu sai rồi. Tơi cịn lại nhiều hơn những gì tơi đã mất.”

Lúc ấy Moody mở Kinh Thánh và đọc cho anh ta nghe Kh 21:7 - Kẻ nào thắng sẽ được những sự ấy làm cơ nghiệp, Ta sẽ làm Đức Chúa Trời người”.

Ngược lại với những người chiến thắng, câu 8 mô tả những người bị tội lỗi thắng hơn và không tin cậy Chúa. Số phận của họ ra sao? Số phận của họ ở trong hồ lửa! Thế gian xem Cơ Đốc nhân là những “người thất bại“, nhưng chính những kẻ vơ tín mới là người thua cuộc!

Những người sợ hãi là hèn nhát, đó là người khơng có lịng can đảm đứng về phía Đấng Christ. (Mat 10:32-33). Chữ gớm ghiếc có nghĩa “ơ uế”, nói đến những người say sưa trong tội lỗi và do đó tâm trí, linh hồn và thân thể bị dơ dáy (IICo 7:1). Các tính chất khác được đề cập trong Kh 21:8 khơng cần phải giải thích, ngoại trừ phải lưu ý rằng tất cả họ là những người trung thành theo “con thú” (lưu ý 17:4,618:3,9 19:2).

Một phần của tài liệu khai_huyen_-_warren_w._wiersbe (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)