(Kh 15:1-21) “Tiếng Lớn” ra từ đền thờ truyền lệnh bảy thiên sứ trút các bát thạnh nộ (Kh 16:1),sau đó người thơng báo “Xong rồi!” (16:17). “Sự mầu nhiệm Đức Chúa Trời” sẽ nên trọn! (Kh 10:7). Các thánh được vinh hiển đã hỏi, “Cho đến chừng nào?” (6:9-11), và bây giờ tiếng kêu khóc của họ được trả lời.
Bảy thiên sứ ra từ đền thờ trên trời (11:19), vì cơng việc của họ là thánh. Y phục của các thiên sứ nhắc chúng ta nhớ đến áo xống của thầy tế lễ, vì họ đang thi hành chức vụ thiên thượng. Khi làm lễ cung hiến đền tạm và đền thờ trong Cựu Ước, các toà nhà được xây dựng trên đất này đầy dẫy vinh quang của Đức Chúa Trời (Xu 40:34-35 IISu 7:1-4) nhưng giờ đây đền thờ trên trời đầy khói (Es 6:4 Exe 10:4) Khói này cũng là bằng chứng về sự vinh hiển và quyền năng của Đức Chúa Trời.
Mỗi thiên sứ đều có “mục tiêu” cụ thể để trút bát thạnh nộ. Cư dân trên đất đã chịu đau đớn qua các ấn và tiếng kèn đoán phạt, nhưng chuỗi đoán phạt này là cao điểm trong chương trình của Đức Chúa Trời, dẫn đến sự sụp đổ của Ba-by-lôn và sự tái lâm của Chúa Giê-xu Christ.
Ung Nhọt đau đớn (Kh 16:2). Bát thạnh nộ này nhắc chúng ta nhớ đến tai vạ thứ sáu tại
Ai Cập (Xu 9:8-12 Phu 28:27,35). Chỉ những người thừa nhận “con thú” và những ai từ chối không nghe lời khuyến cáo của thiên sứ thứ nhất mới trải qua cơn đoán phạt này (Kh 14:6-7).
Các câu 10-11 cho thấy những ung nhọt này khơng biến mất vì đến thời điểm trút bát thạnh nộ thứ năm, con người vẫn còn ở trong sự đau đớn của bát thạnh nộ thứ nhất. Tuy nhiên sự đau đớn không làm cho họ ăn năn (Kh 9:20-21). William R. Newell đã từng nói, “Nếu con người không được ân điển chinh phục, họ sẽ chẳng bao giờ được chinh phục.”
Thật là một ý nghĩ đáng sợ khi thấy hầu như toàn bộ dân số thế giới đang chịu cơn bệnh hành hạ mà khơng có thuốc gì chữa khỏi. Cơn đau dai dẳng ảnh hưởng đến tâm tính con người khiến họ thấy khó lịng tử tế với người khác. Quan hệ giữa người và người suốt thời gian ấy chắc chắn sẽ tồi tệ không cùng.
Biển Biến Ra Huyết (Kh 16:3-6). Bát thạnh nộ thứ hai và thứ ba tương ứng với tai vạ thứ nhất tại Ai Cập (Xu 7:14-25). Bát thạnh nộ thứ nhì tập trung trên biển, và bát thạnh nộ thứ ba biến các nguồn nước trong đất liền (các sông suối) ra huyết. Lúc tiếng kèn đoán phạt thứ hai xảy ra, một phần ba biển biến ra huyết nhưng trong cơn đốn phạt này, tồn bộ hệ thống các biển cả và đại dương đều bị ơ nhiễm. Tiếng kèn đốn phạt thứ ba khiến một phần ba các nguồn nước trong đất liền đắng như ngải cứu nhưng bát thạnh nộ thứ ba sẽ biến toàn bộ những nguồn nước đắng ấy ra huyết.
Trên trời thừa nhận cơn đoán phạt khủng khiếp này là đúng: cư dân trên đất đã làm đổ huyết con dân Đức Chúa Trời, do đó quả là điều xứng đáng khi họ phải uống huyết. Trong sự cai trị của Đức Chúa Trời, hình phạt phù hợp với tội ác. Pha-ra-ơn tìm cách giết chết các bé trai Do Thái, nhưng rồi đội quân của vua bị dìm chết trong Biển Đỏ. Ha-man lập mưu kế treo Mạc-đơ-chê trên cây mộc hình và diệt chủng dân Do Thái nhưng chính người lại bị treo trên cây mộc hình và tồn gia đình người bị tru di (Exo 7:10 9:10). Vua Sau-lơ không chịu nghe theo lời dạy Đức Chúa Trời giết hết người A-ma-léc, vì vậy vua bị một người A-ma-léc giết hại (IISa 1:1-16).
Mặt Trời Nóng Lên Gấp Bội Lần (Kh 16:8-9). Tất cả sự sống trên đất tuỳ thuộc vào ánh
sáng của mặt trời. Trong các cơn đoán phạt trước, một phần mặt trời bị tối đi (8:12), nhưng bây giờ sức nóng của mặt trời gia tăng bội phần. Bất kỳ ai đã từng đến sa mạc đều biết sức nóng của mặt trời khủng khiếp như thế nào. Cũng hãy nhớ rằng các nguồn nước bây giờ không cịn dùng được, bạn có thể tưởng tượng ra con người bị đau đớn vì khát như thế nào. Than ơi, ngay cả cơn đốn phạt như thế này cũng khơng làm cho con người quì gối ăn năn! (Mat 4:1).
Sự Tối Tăm (Kh 16:10-11). Đây khơng phải là sự tối tăm tồn cầu chỉ có “con thú”, ngơi
và nước của nó chịu ảnh hưởng mà thơi. Điều này nhắc chúng ta nhớ đến tiếng kèn đoán phạt thứ năm (Kh 9:2) và tai vạ thứ chín (Xu 10:21-23). Ngơi “con thú” ở đâu? Hình tượng của nó ở trong đền thờ Giê-ru-sa-lem, vì vậy đó có thể là trung tâm hoạt động của nó. Hoạc có thể nó đang cai trị từ Rơ-ma, cộng tác với giáo hội bội đạo đặt trụ sở tại đó.
Khi Đức Chúa Trời sai tai vạ thứ chín đến trên xứ Ai Cập, tồn bộ đất đều tối tăm, trừ khu vực Gô-sen nơi dân Y-sơ-ra-ên cư ngụ. Bát thạnh nộ thứ năm hoàn toàn ngược lại: cả thế gian có ánh sáng nhưng tối tăm ngự trị tại tổng hành dinh của “con thú”! Chắc chắn đây là một địn nặng nề giáng trên “hình tượng” của nó khắp đất.
Sơng Ơ-Phơ-Rát Bị Cạn Khơ (Kh 16:12-16). Con sông nổi tiếng này được đề cập trước đây
trong sách Khải huyền, khi tiếng kèn đoán phạt thứ năm vang lên (Kh 9:13) và các thiên sứ bị xiềng tại đó được thả ra. Vào lúc ấy, một đội kỵ binh thuộc về ma quỉ cũng được thả ra. Bây giờ, đội quân từ các nước trên thế giới tập trung lại để tham chiến trận đánh lớn tại Hạt-ma- ghê-đôn. Con sông khô cạn làm cho đội quân “các vua phuơng Đơng” có thể tiến vào xứ Palestine đánh chiếm Xứ Thánh.
Chúng ta thường nói về “trận đánh Hạt-ma-ghê-đơn”, nhưng trong Kinh Thánh khơng có chỗ nào nói đến cụm từ này. Vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, khi Đại Tướng Douglas MacArthur giám sát việc ký kết hiệp ước hồ bình với Nhật Bản, ơng nói, “Chúng ta có cơ hội cuối cùng. Nếu chúng ta khơng nghĩ ra điều gì đó lớn lao và cơng bằng hơn chiến tranh, trận chiến Hạt-ma-ghê-đôn sẽ chờ chúng ta ở trước cửa.”
Tên gọi Hạt-ma-ghê-đôn xuất xứ từ hai chữ Hê-bơ-rơ, har Megiddo, đồi Megiddo. Chữ Megiddo có nghĩa “nơi đóng quân” hoặc “nơi giết chóc”. Nó cịn được gọi là Đồng Bằng Esdraelon và Thung Lũng Jezreel. Khu vực này rộng khoảng mười bốn dặm (22,4 km) và dài hai mươi dặm (32 km), nó có hình dạng được Napoleon gọi là “bãi chiến trường tự nhiên nhất
trên tồn thế giới”. Đứng trên Núi Cạt-mên nhìn bao qt đồng bằng rộng lớn ấy, bạn có thể hiểu rõ tại sao nơi đây được dùng để tập kết quân đội các nước.
Ba-rác đã đánh bại các đội quân Ca-na-an trên đồng bằng này (Cac 5:19). Ghê-đê-ôn đối đầu với quân Ma-đi-an tại đó (Cac 7:1-25) và vua Sau-lơ đã mất mạng sống tại nơi này (ISa 31:1-13). Titus và quân đội La Mã đã dùng hành lang tự nhiên này, đội quân Thập Tự Chinh thời Trung cổ cũng vậy. Đại Tướng Anh Quốc Allenby dùng đồng bằng này khi ông đánh bại quân Thổ Nhĩ Kỳ năm 1917.
Theo quan điểm con người, dường như đạo quân các nước tập trung tại đây theo ý của họ nhưng Giăng cho biết rõ việc di chuyển quân là do chương trình của Đức Chúa Trời. Bộ ba sa-tan, nhờ quyền lực của quỉ vương sẽ ảnh hưởng đến các nước và khiến các nhà lãnh đạo tập hợp qn đội của mình. Thậm chí chúng sẽ làm những dấu lạ tác động đến các nhà lãnh đạo khiến họ cộng tác với chúng. Nhưng tất cả những điều này chỉ làm ứng nghiệm ý chỉ của Đức Chúa Trời và hồn tất chương trình của Ngài (Kh 17:17). Các nước ngoại bang sẽ cho rằng Hạt-ma-ghê-đôn là trận chiến, nhưng đối với Đức Chúa Trời, đó chỉ là “bữa ăn” cho chim trời (19:17-21).
Xa 12:1-14 và 14:1-21 mô tả biến cố này theo quan điểm của dân Y-sơ-ra-ên. Vì “con thú” đã lập hình tượng của nó trong đền thờ tại Giê-ru-sa-lem, và vì có nhiều người Do Thái khơng q lạy nó, cho nên đương nhiên Thành Thánh là mục tiêu tấn công. Tuy nhiên, không chỉ người Do Thái có liên can vì Đức Chúa Trời cũng có chương trình cho các nước ngoại bang nữa. Gio 3:9-21 tương ứng với đều tiên tri Xa-cha-ri đề cập, câu 19 cho biết rõ Đức Chúa Trời sẽ hình phạt dân ngoại bang như cách họ đã đối đãi dân Do Thái. (So 3:8 Es 24:1-23).
Kết cuộc của “trận chiến” được ghi lại trong Kh 19:1-21 Chúa sẽ trở lại và đánh bại mọi kẻ thù của Ngài. Hẳn nhiên, việc các đội quân tập trung lại và hành qn khơng gây rắc rối gì cho Đức Chúa Trời Toàn Năng. Khi các nước nổi giận và chống nghịch Ngài, “Đấng ngự trên trời sẽ cười, Chúa sẽ nhạo báng chúng nó. Bấy giờ Ngài sẽ nổi thạnh nộ phán cùng chúng nó, dùng cơn giận dữ mình khuấy khỏa chúng nó” (Thi 2:4-5).
“Xong Rồi!” (Kh 16:17-21). Ma quỉ là “vua cầm quyền chốn khơng trung”, vì vậy có thể
bát thạnh nộ thứ bảy này có ảnh hưởng đặc biệt trên nơi ở của nó (Eph 2:2). Nhưng hậu quả gần nhất là cơn động đất dữ dội ảnh hưởng đến thành phố của các nước. Đức Chúa Trời sắp sửa phán xét toàn bộ hệ thống thống trị của Sa-tan: hệ thống tôn giáo (dâm phụ, Kh 17:1-18), hệ thống kinh tế chính trị (Ba-by-lơn, Kh 18:1-24), và hệ thống quân đội (các đạo quân, Kh 19:1-21).
“Thành phố lớn” (16:19) có thể là Giê-ru-sa-lem (11:8). Tiên tri Xa-cha-ri báo trước cơn động đất sẽ làm thay đổi địa hình của thành Giê-ru-sa-lem (Xa 14:4). Nhưng ý tưởng quan trọng ở đây đó là Ba-by-lơn sẽ bị sụp đổ (Gie 50:1-51:64). Hệ thống kinh tế khổng lồ của “con thú” chinh phục con người trên thế giới sẽ hoàn toàn bị Đức Chúa Trời phá huỷ.
Thêm vào cơn động đất là mưa đá với những khối đá lớn (Một ta-lâng bạc cân nặng khoảng 125 cân Anh!). Cơn đoán phạt này gợi lại tai vạ thứ bảy tại Ai Cập (Xu 9:22-26). Giống như Pha-ra-ôn và quần thần tại Ai Cập không ăn năn, cư dân trên đất cũng sẽ không hối cải kỳ thực, họ cịn nói phạm đến Đức Chúa Trời nữa! Chẳng có gì lạ khi mưa đá xảy đến, vì những người nói phạm thượng đều bị ném đá cho đến chết (Le 24:16).
Ôn lại ba chương này, chúng ta thấy được lời Chúa an ủi các con cái Ngài trải qua đau đớn khổ nạn. Số người 144.000 được đóng ấn sẽ đứng trên núi Si-ôn ngợi khen Đức Chúa Trời (Kh 14:1-5). Các thánh tử đạo cũng ngợi khen Đức Chúa Trời trong sự vinh hiển (15:1-
4). Sứ điệp của Giăng thật rõ ràng: Chiến thắng “con thú” và trở thành người chiến thắng là điều có thể làm được!
Các hoạt động chuyển quân, các liên minh quốc gia, và sự chống đối Đức Chúa Trời trên toàn thế giới không thể nào ngăn trở Ngài làm ứng nghiệm Lời Ngài và thực hiện chương trình của Ngài. Lồi người nghĩ rằng họ tự do làm điều mình thích, nhưng trong thực tế, họ đang hồn tất chương trình và mục đích của Đức Chúa Trời!
Mọi thế hệ Cơ Đốc nhân đều có thể nhận ra các biến cố trong Kh 14:1-16:21. Lúc nào cũng có “con thú” hà hiếp con dân Đức Chúa Trời và tiên tri giả tìm cách dẫn họ đi sai lạc. Chúng ta luôn ở kề trận chiến “Hạt-ma-ghê-đôn” khi các nước tiến hành chiến tranh.
Nhưng trong ngày cuối cùng, các biến cố này sẽ tăng nhanh và các lời tiên tri trong Kinh Thánh cuối cùng sẽ ứng nghiệm. Tơi tin rằng Hội Thánh sẽ khơng có mặt vào lúc ấy, nhưng cả tín hữu Do Thái và ngoại bang sẽ sống trong thời gian ấy, họ sẽ chịu ách cai trị của Kẻ Chống Lại Đấng Christ.
Lời khuyên trong Kh 16:15 áp dụng cho tất cả chúng ta: “Kìa, Ta (Chúa Giê-xu) đến như kẻ trộm. Phước cho kẻ tỉnh thức và giữ gìn áo xống mình, đặng khỏi đi lõa lồ, và người ta khơng thấy sự xấu hổ mình!”. Chúa Giê-xu Christ có thể tái lâm bất cứ lúc nào, và chúng ta có bổn phận phải giữ đời sống cho thánh sạch, chúng ta phải tỉnh thức và trung tín với Chúa.