Cụm từ “ngàn năm” xuất hiện sáu lần trong các câu 1-7. Trong lịch sử, giai đoạn này gọi là “Ngàn Năm Bình An” xuất phát từ hai chữ trong tiếng La-tinh , mille (“ngàn”) và annum (“năm”) - nước ngàn năm của Đấng Christ trên thế gian. Cuối cùng, Đấng Christ và Hội Thánh Ngài sẽ trị vì trên các nước thế gian, và dân Y-sơ-ra-ên sẽ vui hưởng các phước hạnh đã hứa bởi các đấng tiên tri. (Es 2:1-5 4:1-611:1-9 12:1-6 30:18-26 35:1-10).
Đây có phải là vương quốc trên đất theo nghĩa đen hay không, hoặc những câu này nên hiểu “theo nghĩa thiêng liêng” và ứng dụng cho Hội Thánh ngày nay không? Một số nhà giải nghĩa cho rằng thuật ngữ “ngàn năm” chỉ là con số “trọn vẹn” (10x10x10 = 1.000). Họ xác nhận rằng đó chỉ là biểu tượng nói về sự đắc thắng của Đấng Christ và những phước hạnh lạ lùng của Hội Thánh ngày nay khi Sa-tan bị đánh bại và bị xiềng lại. Quan niệm này được gọi
là thuyết không tin vào ngàn năm bình an, có nghĩa “khơng có ngàn năm bình an” - tức là khơng có vương quốc theo nghĩa đen.
Vấn đề với quan niệm này là khơng giải thích được tại sao Giăng giới thiệu giai đoạn này bằng sự sống lại của người chết. Chắc chắn ông không viết về sự sống lại “thuộc linh”, vì ơng cịn cho biết những người này chết cách nào nữa! Trong Kh 20:5 Giăng viết về sự sống lại khác theo nghĩa đen. Nếu bây giờ chúng ta sống trong 1.000 năm của vương quốc chiến thắng, vậy thì sự sống lại này sẽ xảy ra khi nào? Dường như có lý để hiểu rằng Giăng viết sự sống lại của người chết về mặt thể xác, và về vương quốc trên thế gian theo nghĩa đen của nó.
Mục đích của nước ngàn năm bình an là gì? Trước tiên, đó là sự ứng nghiệm lời hứa của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên và với Đấng Christ (Thi 2:1-12 Lu 1:30-33). Chúa chúng ta khẳng định điều đó với các sứ đồ của Ngài (Lu 22:29-30). Vương quốc này sẽ là dịp phô bày vinh hiển của Đấng Christ trên tồn thế giới, khi mn vật được thốt khỏi mọi xiềng xích của tội lỗi (Ro 8:19-22). Đó là câu trả lời cho lời cầu xin của các thánh đồ, “Nước Ngài được đến!”. Và còn là sự bày tỏ sau cùng của Đức Chúa Trời về tình trạng tội lỗi và gian ác của lịng lồi người ở ngồi ân điển của Đức Chúa Trời, nhưng về sau điều này còn rõ ràng hơn.
Các thánh đồ bị giết trong Cơn Đại Nạn sẽ từ kẻ chết sống lại và được ban cho ngôi vinh hiển cùng phần thưởng. Hội Thánh sẽ dự phần trong sự trị vì này, như đã được biểu tượng hoá bởi hai mươi bốn tưởng lão (Kh 5:10 2:26-28 3:12,21 ITe 4:13-18 IITi 2:12). Một số nhà nghiên cứu Kinh Thánh tin rằng các thánh trong Cựu Ước cũng là một bộ phận trong “sự sống lại trước nhất” này (Da 12:1-4).
Cụm từ “sự sống lại tổng qt” khơng có ghi trong Kinh Thánh. Trái lại, Kinh Thánh dạy hai sự sống lại: sự sống lại thứ nhất thuộc về người được cứu hưởng hạnh phước sự sống lại thứ hai thuộc về tất cả những người hư mất dẫn đến sự đoán phạt (chú ý Gi 5:28-29 Da 12:2). Hai sự sống lại này được tách biệt bởi 1.000 năm bình an.
Kh 20:6 mô tả các ơn phước đặc biệt của những người có phần trong sự sống lại thứ nhất. Họ khơng tìm kiếm ơn phước này nhưng ơn phước đó là một phần cơ nghiệp của kẻ tin trong danh Chúa Giê-xu Christ. Đây là điều thứ sáu trong bảy “phước hạnh” chép trong Khải huyền điều cuối cùng chép trong 22:7. Các con cái Chúa đã sống lại ở đây sẽ hưởng sự sống vinh hiển của Đấng Christ, trị vì cùng Ngài như các vua và thầy tế lễ, và chẳng bao giờ trải qua “sự chết thứ hai”, là hồ lửa (Địa ngục, 20:14).
Trong suốt Ngàn Năm Bình An, các cư dân trên đất sẽ bao gồm các thánh đồ đã được vinh hiển, và cả công dân các nước đầu phục Chúa Giê-xu Christ (Mat 25:31-40 8:11). Vì những điều kiện sống thuận lợi trên thế gian, con người sẽ sống lâu hơn (Es 65:17-25 nhất là c.20). Họ sẽ lập gia đình và sinh con cái những người mà bề ngồi tỏ ra vâng theo luật cơng bình của Chúa. Nhưng khơng phải tất cả họ đều thật sự được sanh lại trong quá trình Ngàn Năm Bình An và điều này giải thích tại sao Sa-tan sẽ có thể tập trung một đội quân nổi loạn lớn vào lúc kết thúc Kỷ Nguyên Bình An. (Kh 20:8).
Qua nhiều thế kỷ, con người đã mơ ước một “thời đại hoàng kim”, một “thời đại hồn hảo” trong đó con người sẽ thốt khỏi chiến tranh, bệnh tật, và cả sự chết. Loài người đã cố gắng để đạt được mục tiêu này cho riêng mình nhưng họ đã thất bại. Chỉ khi Chúa Giê-xu Christ trị vì trên ngơi Đa-vít thì vương quốc ấy sẽ đến và thế gian sẽ thoát khỏi áp lực của Sa- tan và tội lỗi.