Các phương tiện có thể sử dụng để đặc tả chức năng

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 36 - 40)

- Từ điển dữ liệu

- Các biểu đồ, lược đồ, sơ đồ khối

- Các cơng thức và phương trình tốn học - Các bảng, cây quyết định

- Các ngơn ngữ tự nhiên cấu trúc hố

a. Từ điển dữ liệu

Từ điển luồng dữ liệu dùng để hỗ trợ việc mô tả chi tiết các dữ liệu trong BLD Nó là danh sách có tổ chức của tất cả các phần tử hệ thống cùng các định nghĩa chính xác, đầy đủ sao cho cả người sử dụng và người phân tích hệ thống cùng chung cách hiểu về tất cả đầu vào, đầu ra, các thành phần lưu trữ tính tốn trung gian. Từ điển dữ liệu định nghĩa các phần tử dữ liệu bằng cách:

Mô tả nghĩa của luồng dữ liệu và thể hiện nó trong sơ đồ luồng dữ liệu Mô tả sự cấu thành của tập hợp các gói dữ liệu di chuyển trong luồng dữ liệu.

Mơ tả sự cấu thành của các gói dữ liệu trong kho dữ liệu.

Chỉ rõ giá trị xác đáng và đơn vị cơ bản của thông tin trong luồng dữ liệu và trong kho dữ liệu.

Mô tả cụ thể mối quan hệ của kho dữ liệu trong sơ đồ thực thể liên kết.

Người phân tích hệ thống có thể đảm bảo rằng từ điển phải hoàn thiện, nhất quán và khơng mâu thuẫn và có thể tự thẩm tra bằng cách hỏi các câu hỏi dưới đây:

- Có bao nhiêu luồng dữ liệu trong biểu đồ BLD đã được định nghĩa trong từ điển dữ liệu.

- Tất cả các thành phần trong tập dữ liệu đã được định nghĩa chưa ? - Đã có thành phần nào được định nghĩa nhiều hơn một lần khơng ?

- Đã có lời chú giải đúng cho tất cả các định nghĩa trong từ điển dữ liệu chưa ? - Có thành phần dữ liệu nào trong từ điển không được nhắc đến trong biểu đồ

phân cấp chức năng BPC, biểu đồ luồng dữ liệu BLD, hay sơ đồ thực thể liên kết E-R.

b. Phương pháp đặc tả bằng sơ đồ khối (Flow Chart, Diagram)

Phương pháp này khá cổ điển nhưng trực quan và thường áp dụng cho các hệ thống đơn giản. Một sơ đồ khối gồm: Các khối bắt đầu, kết thức, Thao tác, rẽ nhánh, và khối vịng lặp. Phần này chúng ta có thể tham khảo trong phần tin học đại cương.

c. Phương pháp đặc tả bằng ngơn ngữ có cấu trúc (Pseudo Code)

Đây là ngôn ngữ đặc tả hay cịn gọi là ngơn ngữ giả trình vì nó rất gần với ngơn ngữ lập trình và chuyển đổi sang ngơn ngữ lập trình một cách dễ dàng. Ngơn ngữ giả trình được đặc tả bằng lời thơng qua một ngơn ngữ nào đó với cú pháp khơng chặt chẽ để diễn tả các bước với các hành động cơ sở (Primitive Actions), cấu trúc tuần tự

(Sequences), lựa chọn (Selections), và thao tác lặp (Iterations). Tuy nhiên ta khơng nên dùng ngơn ngữ tự do

Thí dụ: Cấu trúc lựa chọn IF... THEN READ-FILE STOCK-DETAILS IF < điều kiện >

<hành động> ELSE

<hành động>

Cấu trúc đa lựa chọn CASE

WHEN < điều kiện > <hành động> WHEN < điều kiện > <hành động> ..... .

Cấu trúc lặp

DO WHILE < điều kiện > <hành động>

REPEAT <hành động>

UNTIL < điều kiện >

d. Những qui định và qui tắc về quản lí

Các quy định về hệ thống được thể hiện qua các cơng thức tính tốn, các phép biến đổi. Thí dụ các quy định bao gồm:

- Tính lãi suất tín dụng và tiền gửi. - Tính lương.

- Tính thuế thu nhập cao.

- Tính điểm trung bình chung học tập.

e. Phương pháp đặc tả sử dụng bảng quyết định

Mặc dù ngơn ngữ có cấu trúc có đầy đủ các khả năng, nhưng nó vẫn cịn thiếu sót khi mơ tả các quyết định phức tạp hay các trường hợp đa lựa chọn. Và trong nhiều trường hợp, ngơn ngữ có cấu trúc vẫn cịn tỏ ra nhập nhằng. Bảng quyết định có khả năng mơ tả tất cả các tình huống một các rõ ràng.

Dưới đây là một số đặc trưng của bảng quyết định (BQĐ). - Các phần tử của BQĐ

Nhiệm vụ chính trong việc mơ tả thủ tục thông qua việc sử dụng bảng quyết định là tách biệt 3 phần tử cơ bản của bảng quyết định từ các phát biểu của bài tốn.

Các phần tử đó là các điều kiện đơn lẻ áp dụng vào quá trình quyết định, các hành động được dự kiến trước nếu một vài điều kiện được thoả mãn, và các luật hay tập các điều kiện mà thơng qua đó người ta dự tính được hành động.

Sau khi đã phân biệt được 3 phần tử cơ bản này của bài toán, chúng được đưa vào một dạng bảng được gọi là bảng quyết định. Khi bảng quyết định được hoàn tất với tất cả

các điều kiện, luật và hành động, việc đưa ra quyết định trong 1 tình huống bất kỳ sẽ trở nên cực kỳ đơn giản. Sự mơ tả tiến trình dưới dạng bảng quyết định khơng cịn tình trạng nhập nhằng nữa.

- Dạng bảng quyết định

Bảng quyết định là một cách định nghĩa các tiến trình thơng qua các điều kiện và hành động. Toàn bộ bảng được chia làm 4 phần bởi một trục ngang và một trục đứng, giống như 4 góc phần tư trên hệ toạ độ vng góc

Hai góc phần tư phía trên được sử dụng để viết các điều kiện, cịn 2 góc phần tư phía dưới chứa các hành động. Trong góc phần tư thứ 2, các điều kiện được liệt kê ra theo từng dịng. Góc phần tư thứ nhất được chia làm các cột. Các cột này kéo dài xuống góc phần tư thứ tư. Chúng được dùng cho các tập điều kiện khác nhau, và được đặt tên bằng tên của các tập điều kiện, hay còn gọi là các luật.

Trong góc phần tư thứ 3, các hành động cũng được liệt kê thành từng dịng.

Cịn trong góc phần tư thứ 4, các dấu chỉ thị sẽ được điền vào các hành động sao cho phù hợp với tập các điều kiện. Các điều kiện được chọn và viết trong góc phần tư thứ nhất sao cho câu trả lời cho chúng là có hoặc khơng.

- Các bước xây dựng một bảng quyết định

Việc xây dựng một bảng quyết định gồm các bước sau:

1- Trước hết, viết các phát biểu bài tốn bằng ngơn ngữ đơn giản, dễ hiểu. 2- Trong bài toán, đánh dấu các điều kiện và hành động bằng 2 cách khác nhau.

3- Viết lại tất cả các điều kiện vào 1 nơ__________i và tất cả các hành động vào một nơi

khác.

4- Viết tất cả các điều kiện, mỗi điều kiện một dịng, vào góc phần tư thứ 4.

5- Chọn tập điều kiện hay luật cần thiết cho các hành động rồi viết chúng vào các cột trong góc phần tư thứ tư.

6- Dựa trên các luật, chọn ra điều kiện thích hợp rồi ghi các kết quả vào dịng điều kiện thích hợp để định nghĩa tất cả các điều kiện của mỗi quy luật.

7- Viết các hành động thành từng dịng trong góc phần tư thứ 3.

8- Đánh dấu (x) vào 1 cột ghi quy luật trong góc phần tư thứ tư ứng với hành động cần được thực hiện thoả mãn luật ( tập điều kiện ) đó.

9- Kết thúc sự mơ tả tiến trình dưới dạng bảng quyết định.

Bảng quyết định đã trở thành một cơng cụ hữu ích trong một thời gian dài và đã được phát triển rất mạnh để đáp ứng mọi loại yêu cầu hệ thống. Trong quá trình phát triển của bảng quyết định, 3 loại bảng và các ứng dụng của chúng được sử dụng rộng rãi là: 1- Bảng quyết định có đầu vào hữu hạn.

2- Bảng quyết định có đầu vào mở rộng. 3- Các ứng dụng của bảng quyết định liên kết.

Trong phần này chúng ta chỉ đề cập tới bảng quyết định có đầu vào hữu hạn. - Bảng quyết định có đầu vào hữu hạn

Loại bảng này là loại được phát triển đầu tiên và hiện vẫn còn phù hợp với các hệ thống nhỏ và nhiều ứng dụng khác. Trong loại bảng quyết định này, các điều kiện được chọn sao cho câu hỏi cho chúng có thể là “Có” hoặc “Khơng”. Điều này làm đơn giản hoá việc xây dựng bảng quyết định ở một mức độ rộng, nhưng hạn chế tính ứng dụng của chúng.

Với những điều kiện như trên, tất cả các đầu vào trong góc phần tư thứ nhất của bảng quyết định là “Có” hoặc “Khơng” hoặc dấu gạch chỉ thị điều kiện “Khơng cần quan tâm đến”.

Ta có thể thấy rõ hơn việc xây dựng bảng quyết định có số đầu vào hữu hạn thơng qua ví dụ sau:

Một người bán vé xem xiếc trong một hội chợ phải làm việc theo các chỉ dẫn như sau: 1- Trẻ em dưới 3 tuổi không mất vé.

2- Nếu người xem dưới 12 tuổi và đi kèm người lớn thì phải trả 25% giá vé.

3- Nếu người xem dưới 16 tuổi, không đi kèm người lớn thì được giảm nửa giá vé. 4- Với người xem có độ tuổi từ 16 đến 18, nếu anh ta là sinh viên thì sẽ được giảm nửa giá vé, nếu khơng thì phải trả cả vé.

5- Trên 18 tuổi, mọi người đều phải trả cả vé.

6- Nếu người xem trên 16 và đi chung nhóm 10 người trở lên thì được giảm 10% giá vé.

7- Không giảm giá cho sinh viên trong ngày chủ nhật.

8- Vào ngày chủ nhật, mọi khán giả dưới 12 tuổi sẽ được cưỡi ngựa miễn phí. Xây dựng bảng cho bài toán:

Các điều kiện cho bài toán là: 1- Tuổi nhỏ hơn 3?

2- Tuổi dưới 12?

3- Tuổi trên 16 và đi kèm người lớn? 4- Tuổi từ 16 đến 18?

5- Có phải là sinh viên khơng? 6- Tuổi trên 18?

7- Nhóm 10 người trở lên?

8- Hơm nay có phải chủ nhật khơng? Các hành động có thể cho bài tốn là: 1- Khơng mất vé.

2- Trả 25% vé. 3- Trả nửa giá vé. 4- Không giảm giá.

5- Được cưỡi ngựa miễn phí. 6- Giảm giá vé 10%.

Các quy luật được cho trong các phát biểu của bài toán được biểu diễn bởi các số hiệu tương ứng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)