Chuyển từ BLD của hệ thống cũ sang BLD của hệ thống mớ

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 43 - 44)

Một câu hỏi đặt ra: "Vì sao ta cần thiết chuyển BLD hệ thống cũ sang hệ thống mới ở mức logic? ". Trả lời là: Lý do để hệ thống mới thừa hưởng những cốt lõi tinh tuý của hệ thống cũ, không làm biến đổi cái bản chất của hệ thống cũ, khắc phục các nhược điểm và kế thừa những cái đã có ưu điểm, khác về cài đặt.

Trong khi chuyển đổi biểu đồ ta cần phải xem lại:

1. Những nhược điểm của hệ thống cũ như thiếu chức năng, hiệu suất thấp, lãng phí. Những nhược điểm này cần được khắc phục

2. Các yêu cầu, mục tiêu của hệ thống mới: Đây là các yêu cầu ưu tiên cần bổ sung vào các chức năng của biểu đồ.

Việc biến đổi có thể thực hiện bằng cách khoanh lại một số vùng là cácvùng thay đổi. Đối với những vùng thay đổi sẽ được sắp xếp lại sao cho:

+ Luồng dữ liệu vào, ra: Đó là giao diện đối với những vùng cịn lại phải bảo toàn. + Xác định chức năng tổng quát của vùng thay đổi để khi biến đổi vẫn giữ ngun được chức năng chính của nó; khơng làm cho chức năng này bị biến dạng.

+ Xoá một phần BLD cần thay đổi bên trong và lập lại các chức năng từ nhỏ chi tiết, các chức năng biến đổi trung gian (kiểm tra, thêm...) và các trung tâm biến đổi

+ Bổ sung các nhu cầu về kho dữ liệu, lập các luồng dữ liệu nội tại.

Việc vẽ biểu đồ luồng dữ liệu BLD có thể vẽ ở các mức độ thơ hay tinh dần từ mức khung cảnh đến các mức dưới đỉnh.

Chuyển BLD hệ thống cũ sang hệ thống mới. Do nhược điểm hệ thống cũ đã xác định:

+Thiếu kho hàng thông dụng: Thiếu hẳn một chức năng trong BLD

+ Tốc độ xử lý chậm: Do đối chiếu thủ công rất nhiều; lỗi này do cài đặt hệ thống ban đầu trên hai máy khơng tương thích, nên khơng thấy thể hiện ở BLD.

+ Theo dõi thực hiện đơn hàng có nhiều sai sót: Từ các khâu làm đơn hàng đến việc nhận hàng và trả tiền có thể gây ảnh hưởng một phần.

+Sự lãng phí: Lý do chính là đối chiếu thủ cơng và cũng khơng thấy được ở BLD. Sau đây ta có thể vẽ lại Biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống mới ở mức logic.

Biểu đồ này là biểu đồ cuối cùng của giai đoạn phân tích hệ thống về chức năng xử lý. Nó nhất thiết cần được rà sốt nhiều lần để biểu đồ được hoàn thiện trước khi đưa ra thiết kế các mơ đun chương trình và dữ liệu.

Bài tập chương 2

2.1. Tại sao luồng dữ liệu vào/ ra từ kho dữ liệu đơi khi khơng có tên?

2.2 Chức năng sơ cấp là gì ?. Trong BLD, chức năng sơ cấp địi hỏi điều gì mà thành phần khác khơng nhất thiết phải có?

2.3. Trong biểu đồ luồng dữ liệu có khi nào khơng có tác nhân ngồi khơng? Tại sao? 2.4. Trong biểu đồ luồng dữ liệu những sai sót nào hay gặp phải. Hãy giải thích?

2.5 Biểu đồ luồng dữ liệu cho ta biết mối quan hệ gì giũa các thành phần của hệ thống? 2.6 Hãy tìm và giải thích các chỗ sai trong các phần biểu đồ luồng dữ liệu sau:

2.7. ý tưởng cơ bản của phân tích hệ thống về xử lý là gì, gồm các bước và tiêu chuẩn nào?

2.8. Khi xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng ta dựa vào các yếu tố nào?

2.9. Cơ sở để xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu các mức : Khung cảnh, mức đỉnh và mức dưới đỉnh. Giữa biểu đồ BLD và biểu đồ BPC có mối liên hệ gì?.Tiêu chuẩn nào đánh giá biểu đồ xây dựng được là hợp lý và có tính lơgic

2.10. Biểu đồ luồng dữ liệu ở mức vật lý và mức logíc khác nhau ở những điểm nào? 2.11. Tại sao các chức năng của biểu đồ BLD được gán nhãn (đánh số) theo dạng phân cấp?

Chương 3PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ DỮ LIỆU

Chương này trình bày các nội dung chính xoay quanh diễn tả cấu trúc dữ liệu. Đối tượng cho xử lý dữ liệu bao gồm:

- Các thành phần dữ liệu và mối quan hệ dữ liệu - Các phương tiện diễn tả dữ liệu

- Mơ hình cơ sở dữ liệu, các dạng chuẩn và chuẩn hố - Mơ hình thực thể liên kết

- Các kỹ thuật truy xuất dữ liệu.

- Mục đích phân tích dữ liệu cho ta cách tổ chức và truy cập dữ liệu cách hiệu quả nhất

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)