a. Mã hoá liên tiếp (serial Coding) : Ta dùng các số nguyên liên tiếp 000, 001, 002... để mã hoá. Phương pháp này thường để đánh số thứ tự trong danh sách các đối tượng. Với cách mã này có các ưu điểm khơng nhập nhằng, đơn giản, thêm mã vào phía sau. Nhược điểm: Khơng xen được, thiếu tính gợi ý vì cần phải có bảng tương ứng để tra cứu và khơng phân chia theo nhóm.
b. Mã hố theo lát (Range Coding): Sử dụng các số nguyên như mã hoá liên tiếp nhưng phân ra từng lát (lớp) cho từng loại đối tượng, trong mỗi lát dùng mã liên tiếp. Ưu điểm: Khơng nhập nhằng, đơn giản, có thể mở rộng xen thêm được. Nhược điểm do thiếu gợi ý.
c. Mã phân đoạn: Bản thân mã được phân thành nhiều đoạn mỗi đoạn mang một ý nghĩa riêng. Thí dụ: Số đăng kí xe máy.
9 9 A A 9 9 9 9↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓
Tỉnh Lát (xê ri) Số liên tiếp
Chẳng hạn như: Biển số xe máy của ông X là 29 F6 696 là biển xe đăng kí tại Hà nội (mã tỉnh là 29). Ưu điểm phương pháp này là mã không nhập nhằng, mở rộng, xen thêm được và được dùng khá phổ biến, Loại mã này cho phép thiết lập các phương thức kiểm tra gián tiếp đối với mã của các đối tượng bằng cách trích rút các đoạn mã để kiểm tra. Nhược điểm: Mã quá dài nên thủ tục mã nặng nề, khơng cố định và vẫn có thể bị bão hồ mã.
d) Mã phân cấp: Các đối tượng được mã hoá theo chế độ phân cấp các chi tiết nhỏ dần. Một hình ảnh khá quen thuộc của mã hố phân cấp là đánh số chương, tiết, mục trong một quyển sách
Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp mã phân cấp tương tự như mã hố phân đoạn. Ngồi ra việc tìm kiếm mã dễ dàng do có chỉ mục.
e. Mã diễn nghĩa(Mnemonic Coding): Gán một tên ngắn gọn nhưng hiểu được cho một đối tượng.Ưu điểm: Tiện dùng cho xử lí bằng thủ cơng và số lượng đối tượng được mã ít. Khuyết điểm: Khơng giải mã được bằng mấy tính.
Thí dụ : Đội bóng các nước tham gia giải Tiger cup được mã bằng cách lấy 3 kí tự đầu như sau.
VIE : Vietnam, THA: Thailand, SIN : Singarpore, IND: Indonesia, MAL: Malaysia.