a. Thu thập dữ liệu, đưa dữ liệu và nhập dữ liệu vào hệ thống
Thiết kế đầu vào nằm trong giai đoạn phát triển của tiến trình thiết kế và bao gồm quy trình thu thập dữ liệu, đưa dữ liệu vào và nhập dữ liệu. Việc thu thập dữ liệu gắn liền với việc nhận diện và ghi lại nguồn dữ liệu. Những dữ liệu này có thể lấy từ các mẫu chứng từ văn bản hoặc màn hình nhập liệu, hoặc từ các nguồn sao chép mềm, máy quét, mạng máy tính. Lựa chọn phương thức thu nhập dữ liệu: Trực tuyến, trì hỗn (lưu tạm thời thời gian, cập nhật sau) hay thu thập từ xa. Các mẫu thu thập được thiết kế sao cho thuận tiện với người thu thập, dễ mã hố dưói các dạng khung điền, câu hỏi đóng/mở
Đưa dữ liệu vào khơng giống như thu thập dữ liệu; đó là q trình dịch và biến dữ liệu nguồn thành dạng máy tính có thể hiểu được.
Nhập dữ liệu là đưa dạng dữ liệu mà máy hiểu được vào máy tính. Người phân tích thiết kế hệ thống thường xuyên là người lựa chọn các công cụ và phương tiện
nhập dữ liệu. Các yêu cầu thiết kế nhập dữ liệu sao cho : - Thuận tiện người gõ bàn phím hay thao tác chuột,
- Giảm khối lượng nhập dữ liệu : Chỉ nhập dữ liệu cần thiết; khơng nhập những dữ liệu cố định tìm thấy trong các file của hệ thống hoặc tính tốn từ các dữ liệu khác; đừng nhập dữ liệu là hằng ; nhập dữ liệu qua sử dụng mã của nó vì sự ngắn gọn, đơn giản, rõ ràng, chính xác và do vậy rất ít xảy ra sai sót.
- Giảm lỗi đầu vào và nâng cao chất lượng của dữ liệu theo các biện pháp kiểm tra dữ liệu như kiểm tra sự có mặt bắt buộc của một số dữ liệu, kiểm tra miền dữ liệu, kiểm tra giới hạn, tính tồn vẹn, sự bất hợp lý v.v...
b.Thiết kế bản ghi nhập: Nhập dữ liệu theo lô và lưu trong một file tạm thời. Bản ghi
này được chi tiết hoá bởi từ điển dữ liệu để xác định các thành phần dữ liệu đơn cần được nhập. Cách thức của các bản ghi này được người lập trình sử dụng trong quá trình phát triển hệ thống ; nếu dữ liệu được chọn lọc bởi người đưa dữ liệu vào thì họ cũng nên sử dụng các bản ghi tương tự. Chú ý rằng các bản ghi và các phần được nhập theo trật tự chúng xuất hiện ngang và dọc theo bản ghi trên mẫu chứng từ, tài liệu nguồn để sao cho quá trình đưa dữ liệu vào được thuận tiện nhất.
c. Thiết kế màn hình nhập liệu
Màn hình là phương tiện giao diện hữu hiệu nhất của người sử dụng với hệ thống. Nó thể hiện thông tin và hỗ trợ người vận hành hệ thống. Những chỉ dẫn về thiết kế màn hình nhập cũng phù hợp với màn hình đầu ra và giao diện người dùng.
Những chỉ dẫn đáng chú ý :
- Mọi màn hình hiển thị nên có hình thức lơi cuốn và khơng quá rườm rà
- Thông tin hiển thị trên một màn hình nên trình bày theo trật tự hợp lý và logic - Trình bày màn hình nên nhất qn có nghĩa các tiêu đề, các thơng báo, chỉ dẫn, nội dung nên xuất hiện tại cùng một vị trí trong tất cả các kiểu hiển thị và cả các thuật ngữ cũng nên nhất quán.
- Tất cả các thông báo, kể các thông báo lỗi phải rõ ràng, dễ hiểu, lịch sự - Các thơng báo nên lưu lại trên màn hình đủ lâu để có thể đọc hiểu được - Hạn chế sử dụng các hiệu ứng video đặc biệt như lặp lại, màu sắc, chữ chạy, nhấp nháy và hiệu quả âm thanh v.v... vì sự lạm dụng này có thể gây sự sao nhãng hơn là tập trung.
- Để đơn giản nên chia màn hình thành 3 phần: Phần mở đầu (tiêu đề), phần thân (nội dung) và phần kết (hướng dẫn, giải thích)
- Sử dụng các cửa sổ có thể điều chỉnh và di chuyển dễ ràng