Các chỉ dẫn về thiết kế giao diện người dùng

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 58 - 59)

Giao diện người máy (HCI) là lĩnh vực rất rộng và được nghiên cứu trong một giáo

trình khác. Những chỉ dẫn dưới đây mang tính gợi ý trong việc thiết kế giao diện: Tính nhất quán: Đặt các nút điều khiển hay các dịng thơng báo tại vị trí xác định trên các cửa sổ, sử dụng các cụm từ trong các nhãn và thông báo, phối hợp màu thống nhất từ đầu đến cuối, có sự thống nhất trong giao diện giúp người sử dụng có được hình dung chính xác về cách hoạt động của giao diện.

Thiết lập các chuẩn và tuân thủ các chuẩn: Cách tốt nhất đảm bảo sự nhất quán về giao diện trong các ứng dụng là lựa chọn các chuẩn công nghệ về giao diện như chuẩn IBM (1993), Microsoft (1995) và thêm các chỉ dẫn cần thiết nếu còn thiếu Giải thích các quy tắc: Người sử dụng cần phải biết về ứng dụng đã được thiết kế và khi một ứng dụng hoạt động nhất quán, hệ thống chỉ cần giải thích các quy tắc một lần này

Phù hợp với cả người chuyên nghiệp và không chuyên: Giao diện cần thiết kế sao cho người am hiểu chuyên môn hay không cũng được thoả mãn.

Tạo sự liên kết giữa các màn hình: Nếu sự chuyển đổi giữa các màn hình khơng thuận tiện thì người dùng dễ chán nản và dễ từ bỏ cơng việc. Thứ tự các màn hình thích hợp có thể tuỳ thuộc vào trình tự cơng việc sẽ gây ấn tượng với người dùng. Viết các thông báo và đặt tên cho các nhãn phù hợp: Những thông tin văn bản hiển thị dành cho người dùng nếu như được viết bằng ngôn ngữ nghèo nàn, không rõ ràng, mập mờ hay viết tắt quá nhiều sẽ gây ra sự hiểu lầm và thao tác trả lời khơng chính xác. Thơng báo ngồi nội dung ra cần nhất quán, đặt ở những vị trí thích hợp. Đặc biệt các thơng báo và trả lời cần sắp xếp gần nhau, không đưa ra sẵn khi chưa cần thiết.

Hiểu được các chỉ dẫn: Dùng đúng các chỉ dẫn cho các chức năng cần thiết để tăng tính nhất qn trong chương trình đồng thời cần tham khảo những chỉ dẫn giao diện đã thành thói quen.

Sử dụng màu sắc hợp lý: Hạn chế sử dụng màu sắc loè loẹt rực rỡ quá, nên sử dụng màu sắc hợp lý để tạo chú ý thơng báo trên màn hình, nên sử dụng màu sắc nhất quán và theo chuẩn thơng dụng để có cái nhìn và cảm giác thống nhất trong ứng dụng;

chẳng hạn màu đỏ cho các công việc nghiêm trọng, màu vàng cho cảnh báo và màu xanh cho các việc an tồn diễn ra bình thường

Tn thủ các quy tắc tương phản: Trong các ứng dụng, sử dụng các giao diện trên màn hình có thể đọc được theo quy tắc tương phản như chữ màu tối trên nền sáng, chữ xanh trên nền trắng nhưng chữ xanh trên nền đỏ rất khó đọc.

Sử dụng các phơng chữ thích hợp : Cần sử dụng các phơng chữ rõ ràng, phổ biến, dễ đọc với kích thước quy định tuỳ theo mục đích thơng báo. Tránh sử dụng nhiều loại phông chữ, đặc biệt nên sử dụng các phông tiếng Việt

Sử dụng nút mặc định: Tạo các nút mặc định trên màn hình để người sử dụng kích hoạt các cơng việc dễ dàng; tuy nhiên các nút này khơng nên thực hiện xố hay sao đúp dữ liệu vì tránh các thao tác vơ tình xảy ra.

Tạo mẫu màn hình: Tạo mẫu là kỹ thuật phân tích lặp lại trong đó người sử dụng có tham gia tích cực trong việc tạo ra các bản ghi và màn hình mẫu. Mục đích của việc tạo mẫu là để người sử dụng biết được thiết kế khả thi cho giao diện của ứng dụng. Sử dụng các công cụ tạo mẫu hoặc ngơn ngữ bậc cao thích hợp để thiết kế màn hình hoặc bản ghi theo yêu cầu. Cuối cùng các mẫu cần được đánh giá sau khi đã thiết kế được một số phiên bản mẫu cần lựa chọn mẫu theo đúng yêu cầu. Khi người dùng đã sử dụng thí điểm các mẫu và chấp thuận cho từng giao diện cụ thể quá trình tạo mẫu sẽ dừng lại.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)