Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân về mặt số lượng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, bắc đắk lắk (Trang 56 - 62)

6. Tổng quan đề tài nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH

2.2.1. Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân về mặt số lượng

*Các phương thức và danh mục sản phẩm tín dụng KHCN

Các phương thức đang được Agribank Chi nhánh Tp Buôn Ma Thuột áp dụng cho vay KHCN là cho vay hạn mức; cho vay từng lần; cho vay theo dự án đầu tư; cho vay hạn mức thấu chi; cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng; cho vay có đảm bảo bằng số dư tài khoản tiết kiệm, sổ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá ghi danh do NHNT phát hành; cho vay có đảm bảo bằng số dư tài

khoản tiết kiệm, sổ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá ghi danh do tổ chức tín dụng khác phát hành.

* Danh mục sản phẩm tín dụng

Bảng 2.6: Bảng thống kê số lượng sản phẩm tín dụng dành cho cá nhân

Mục đích vay vốn Tên sản phẩm tín dụng Số

lượng

1. Vay vốn kinh doanh

- Sản phẩm cho vay kinh doanh tài lộc

- Sản phẩm tín dụng thương mại hỗ trợ khai thác thuỷ hải sản

- Sản phẩm cho vay kinh doanh thông thường

03

2. Cho vay mua bất

động sản - Sản phẩm Cho vay bất động sản dành cho cá nhântheo sản phẩm chuẩn - Sản phẩm Cho vay mua nhà Dự án

- Cho vay không theo sản phẩm chuẩn

- Sản phẩm cho vay mua nhà ở/đất ở/kết hợp cho thuê dành cho CBCNV Agribank

- Sản phẩm cho vay mua nhà ở xã hội thương mại

05

3. Cho vay mua ô tô - Sản phẩm Cho vay mua ô tô dành cho KHCN theo sản chuẩn

- Sản phẩm Cho vay mua ô tô Trường Hải

- Sản phẩm cho vay mua ô tô đối với CBCNV Agribank

- Cho vay mua ô tô không theo sản phẩm chuẩn

04

4. Cho vay tiêu dùng 1. Sản phẩm Cho vay tiêu dùng không bảo đảm bằng tài sản đối với KHCN

2. Sản phẩm Cho vay tiêu dùng không bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV Agribank

3. Sản phẩm Cho vay duy trì tài chính liên tục

4. Sản phẩm Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo theo sản phẩm chuẩn

5. Cho vay tiêu dùng không theo sản phẩm chuẩn 6. Sản phẩm Cho vay cầm cố GTCG

7. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ TD

07

Tổng cộng 19

* Số lượng KHCN

Để đánh giá về tình hình cho vay cá nhân tại một ngân hàng, bên cạnh chỉ tiêu về dư nợ, một chỉ tiêu khác cũng cần xem xét là số lượng khách hàng cá nhân có quan hệ vay vốn tại ngân hàng đó, bởi vì nó phản ảnh thực chất của quan hệ tín

dụng - đó là quan hệ giữa bên cho vay và bên đi vay. Cơ số khách hàng là chỉ tiêu cho thấy hoạt động cho vay có thực sự phát triển về chiều rộng hay khơng.

Bảng 2.7: Số lượng KHCN vay vốn tại Agribank Chi nhánh Tp Buôn Ma Thuột giai đoạn 2017-

2019 TT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 2019/2018 1 Tổng số lượng khách hàng cá nhân vay vốn 9.008 7.988 7.270 (11,3%) (9%) 1.1 Số lượng khách hàng cá nhân vay vốn có TSBĐ 4.665 4.727 4.710 1.3% (0,4%) 1.2 Số lượng khách hàng cá

nhân vay vốn không TSBĐ

4.343 3.261 2.560 (24,9%) (21,5%) 2 Số lượng khách hàng cá nhân đang sử dụng ít nhất 1 sản phẩm tại Agribank Chi nhánh Tp Buôn Ma Thuột 172.310 195.125 211.562 13,2% 8,4% 3 Tỷ lệ khách hàng cá nhân có sử dụng sản phẩm tiền vay 5,23% 4,09% 3,44% (21,7%) (15,8%)

(Nguồn: Các báo cáo thống kê tại CN)

Theo thống kê, số lượng khách hàng cá nhân sử dụng ít nhất một sản phẩm dịch vụ tại Agribank Chi nhánh Tp Buôn Ma Thuột là rất lớn, chiếm gần 20% lực lượng lao động toàn tỉnh. Đây là một yếu tố hết sức thuận lợi để Agribank Chi nhánh Tp Bn Ma Thuột có thể phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ đặc biệt là sản phẩm cho vay cá nhân. Trong giai đoạn 2017-2019, có một biến động giảm mạnh về số lượng khách hàng vay tại Agribank Chi nhánh Tp Buôn Ma Thuột. Nguyên nhân chủ yếu là do các đối thủ cạnh tranh dùng mọi cách để lôi kéo khối khách hàng trả lương dẫn tới lượng khách hàng vay khơng có tài sản đảm bảo giảm rõ rệt. Thêm một nguyên nhân nữa là thị trường Đắk Lắk phát triển chậm, nguồn cung vốn vay dư thừa, dẫn tới các ngân hàng liên tục giảm lãi suất cho vay, tung ra các sản phẩm, chương trình ưu đãi dẫn tới lượng khách hàng vay có tài sản đảm bảo

cũng giảm bớt. Tỷ lệ khách hàng vay vốn năm 2019 chỉ khoảng 3,4% lượng khách hàng đang có quan hệ với Agribank Chi nhánh Tp Buôn Ma Thuột nên cơ hội khai thác khối khách hàng cịn khá nhiều.

* Dư nợ tín dụng KHCN

Bảng 2.8: Dư nợ tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tp Bn Ma Thuột giai đoạn 2017-2019 Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % Dư nợ tín dụng 6.248 6.310 5.744 63 1,0 (566) (8,96) 1 Dư nợ tín dụng KHCN 2.303 2.787 3.365 484 21 578 21 2 Dư nơ tín dụng KHDN 3.945 3.523 2.379 (422) (10,7) (1.144) (48)

(Nguồn: Các báo cáo thống kê tại CN)

Dư nợ tín dụng KHCN tiếp tục duy trì tăng lên trong giai đoạn 2017-2019: dư nợ năm 2019 đạt 3.365 tỷ đồng, gấp hơn 1,5 lần so với năm 2018. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm qua là 44%. Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân tăng từ 21% tổng dư nợ cho vay ở năm 2018 và duy trì đến năm 2019. Với mục tiêu cụ thể là đưa Agribank trở thành ngân hàng “đứng đầu về bán lẻ, đứng thứ 2 về bán buôn”, Agribank Chi nhánh Tp Buôn Ma Thuột đã tăng cường hơn trong công tác cho vay KHCN và cùng với việc bán hàng thụ động đã dần chuyển thành bán hàng chủ động trong đội ngũ cán bộ khách hàng trong thời gian qua dẫn tới dư nợ tín dụng KHCN năm 2019 đạt mốc kỷ lục trong thời gian qua. Tỷ trọng dư nợ tín dụng KHCN tăng mạnh ở năm 2019 là một phần do sự sụt giảm dư nợ ở khối bán bn.

Hình 2.2: Dư nợ cho vay và dư nợ cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Tp Buôn Ma Thuột giai đoạn 2017-2019

* Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN

Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ tín dụng KHCN tại Agribank Chi nhánh Tp Bn Ma Thuột giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tỷ đồng Tỷ trọng (%) 1. Dư nợ tín dụng KHCN theo sản phẩm 2.303 100,0 2.787 100,0 3.365 100,0 1.1 Sản phẩm chuẩn 246 10,7 332 11,9 354 10,5 1.2 Thông thường 2.057 89,3 2.455 88,1 3.011 89,5 2. Dư nợ tín dụng KHCN theo mục đích 2.303 100,0 2.787 100,0 3.365 100,0

2.1 Phục vụ sản xuất kinh doanh 1.498 65,0 1.955 70,2 2.589 76,9 2.2 Phục vụ mục đích tiêu dùng 805 35,0 832 29,8 776 23,1

- Cho vay mua bất động sản 226 9,8 315 11,3 340 10,1

- Cho vay mua ô tô 19 0,8 18 0,6 14 0,4

- Cho vay tiêu dùng khác 560 24,3 499 17,9 422 12,5

3. Dư nợ tín dụng KHCN theo

tài sản bảo đảm 2.303 100,0 2.787 100,0 3.365 100,0

3.1 Có tài sản bảo đảm 2.109 91,6 2.638 94,7 3.243 96,4 3.2 Khơng có tài sản bảo đảm 194 8,4 149 5,3 122 3,6

4. Dư nợ tín dụng KHCN theo

kỳ hạn 2.303 100,0 2.787 100,0 3.365 100,0

4.1 Ngắn hạn 812 35,3 1.054 37,8 1.716 51,0

4.2 Trung, dài hạn 1.491 64,7 1.733 62,2 1.649 49,0

(Nguồn: Các báo cáo thống kê tại CN)

Qua bảng trên có thể đưa một số nhận xét như sau về cơ cấu dư nợ tín dụng KHCN tại Agribank Chi nhánh Tp Bn Ma Thuột:

+ Dư nợ cho vay theo sản phẩm thông thường luôn chiếm tỷ lệ trên 70% tổng dư nợ cho vay KHCN. Dư nợ cho vay theo sản phẩm chuẩn vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhưng cũng đã tăng lên trong giai đoạn này.

+ Dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn cho vay ngắn hạn và có xu hướng giảm qua các năm. Biến động giảm này là phù hợp với diễn biến thị trường, sự điều hành chính sách tài chính, tiền tệ của NHNN, sự chỉ đạo của Agribankbank trong việc hạn chế cho vay bất động sản. Mặt khác, trong năm 2019 Agribank Chi nhánh Tp Buôn Ma Thuột đã hạn chế cho nông dân vay các dự án đầu

tư nhà máy chế biến, do đó dư nợ cho vay trung dài hạn đã giảm, tuy nhiên tỷ trọng cho vay trung dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn là 49%, trong thời gian đến cần phải giảm tỷ trọng này xuống thấp hơn nữa để bảo đảm theo quy định.

+ Cho vay phục vụ mục đích kinh doanh chiếm phần lớn (chiếm khoảng 76,9% tổng dư nợ cho vay KHCN tại thời điểm 31/12/2019). Cho vay tiêu dùng có xu hướng tăng lên trong giai đoạn từ năm 2017-2019 là do khách hàng có nhu cầu mua đất, xây nhà, mua xe ôtô và nhu cầu mua sắm tiêu dùng tăng lên dẫn tới dư nợ cho vay ở mục đích này cũng tăng lên.

+ Dư nợ cho vay có tài sản chiếm đến 90% tổng dư nợ và có xu hướng tăng lên. Biến động này rất tích cực bởi sẽ giảm thiểu được rủi ro mất vốn khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ vay vốn tại Ngân hàng.

Nhìn chung trong giai đoạn 2017-2019 cơ cấu dư nợ tín dụng KHCN tại Agribank Chi nhánh Tp Bn Ma Thuột tương đối ổn định và phù hợp với diễn biến nền kinh tế và thị trường.

* Thị phần cho vay

Bảng 2.10. Dư nợ tín dụng KHCN và thị phần tín dụng KHCN trên địa bàn

Ngân hàng 2017 2018 2019

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %

4.753 38,4 5.697 38,7 6.697 38,5 BIDV Tp Buôn Ma Thuột 2.339 19 2.800 19 3.237 18,6 Agribank Tp Buôn Ma

Thuột 2.303 18,6 2.787 18,9 3.365 19,3 Vietinbank Quảng Ngãi 1.866 15,1 2.280 15,5 2.620 15,1 Vietcombank Tp Buôn Ma

Thuột 1.104 8,9 1.168 7,9 1.479 8,5

Tổng cộng 12.365 100 14.732 100 17.398 100

Tổng số dư nợ tín dụng cá nhân tại địa bàn Đắk Lắk năm 2019 là 17.398 tỷ đồng, trong đó dư nợ cá nhân do sự đóng góp của Agribank Chi nhánh Tp Buôn Ma Thuột là 3.365 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19,3%, giữ vững vị trí thứ 2. Nếu chỉ tính riêng dư nợ cá nhân của 3 ngân hàng đứng đầu đã chiếm đến gần 77% thị phần và có xu hướng tăng lên qua từng năm. Để hoạt động cho vay cá nhân phát triển theo tiêu chí thị phần, Agribank Chi nhánh Tp Bn Ma Thuột đã có cuộc đua giành thị phần quyết liệt với BIDV Đắk Lắk bên cạnh việc dần thu hẹp khoảng cách về thị phần so với Viecombank Đắk Lắk

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, bắc đắk lắk (Trang 56 - 62)