Qua việc nghiên cứu cấu trúc tài chính và các nhân tốảnh hưởng của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa, chúng tơi có những kết luận sau đây: • Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa sử dụng nợ ở mức khá cao, chủ yếu được tài trợ bằng nợ ngắn hạn. Giữa các loại hình sở hữu cũng có sự khác biệt trong việc sử dụng nợ. Các doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần sử dụng nợ nhiều hơn các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Điều này đã được giải thích bởi thuyết thơng tin bất cân xứng.
• Thứ hai, kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa cho thấy, có 5 nhân tố thật sự ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc tài chính. Các nhân tố đó bao gồm quy mơ doanh nghiệp, khả năng sinh lời, cơ hội tăng trưởng có quan hệ thuận chiều với cấu trúc tài chính; cấu trúc tài sản, lãi suất
vay bình qn có quan hệ nghịch chiều với cấu trúc tài chính. Kết quả này có thể kết luận cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa đã được giải thích bằng thuyết trật tự phân hạng và mơ hình MM.
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tơi có một số đề xuất mơ hình tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa hướng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp như sau:
Mơ hình 1: Tái cấu trúc tài chính theo hướng sử dụng tỷ suất nợ trong khoảng từ 0% đến 20%:
Mơ hình này áp dụng cho các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh rất thấp, đang ở trong tình trạng khó khăn, tài sản cốđịnh lạc hậu, thị phần nhỏ và có khả năng cạnh tranh yếu. Cấu trúc tài chính thích hợp cho các doanh nghiệp này là tỷ suất nợ nên nhỏ hơn 20% để hạn chế hiệu ứng tiêu cực của đòn cân nợ và giảm áp lực về thanh toán các khoản nợ vay. Mơ hình này được áp dụng cho các doanh nghiệp: Công ty Thủy Sản Hoằng Ký, Công ty TNHH GALLANT OCEAN Việt Nam, Công ty TNHH Khải Thông, Công ty TNHH Long Hương, Công ty TNHH Thương Mại Thiên Long, Công ty TNHH Thủy sản Hồn Mỹ.
Mơ hình 2: Tái cấu trúc tài chính theo hướng sử dụng tỷ suất nợ trong khoảng từ
20% đến 40%:
Mơ hình này áp dụng cho các doanh nghiệp có thực trạng hoạt động bình thường, năng lực cạnh tranh trung bình, hiệu quả hoạt
động kinh doanh thấp, sản phẩm của doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường và có khả năng kiểm sốt và mở rộng thị trường chưa cao. Các doanh nghiệp này nên sử dụng nợ với tỷ lệ nợ từ 20 đến 40 % là thích hợp. Mơ hình này được áp dụng cho các doanh nghiệp: Công ty TNHH Hạnh Quyến, Công ty TNHH Nông Hải Sản Nha Trang, Công ty TNHH Thiên Anh, Cong ty TNHH Thịnh Hưng, Công ty TNHH Thủy Sản Vân Như, DNTN Chín Tuy, DNTN Việt Thắng.
Mơ hình 3: Tái cấu trúc tài chính theo hướng sử dụng tỷ suất nợ trong khoảng từ
40% đến 50%:
Mơ hình này áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hiệu quả khá cao, khả năng cạnh tranh mạnh, thị phần lớn. Để phát huy hiệu ứng tích cực của địn cân nợ và hạn chế rủi ro có thể xảy ra, thì các cơng ty này nên sử dụng nợ xoay quanh mức 50% là hợp lý nhất. Mơ hình này được áp dụng cho các doanh nghiệp: Công ty TNHH Hải Vương, Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods - F17, Công ty Cổ Phần Thủy Sản 584 Nha Trang, Công ty Cổ Phần Thủy Sản Cam Ranh, Công ty TNHH Philips Seafood Việt Nam, Công ty TNHH Trúc An, Công ty TNHH Việt Long, Xí Nghiệp KT & DV Thủy Sản Khánh Hịa, Cơng ty TNHH Long Shin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hải Sơn (2001), Cấu trúc tài chính và các nhân tốảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các DN du lịch Thừa thiên Huế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
2. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Fakher Buferna and Kenbata Bangassa and Lynn Hodgkinson (2005), Determinants of Capital Structure: Evidence from Libya, Research paper series, University of Liverpool.
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ1
INDICATORS FOR E-LECTURE EVALUATION1
Vũ Văn Xứng Trường Đại học Nha Trang
Tóm tắt
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được 8 nhóm tiêu chí và nguyên tắc đánh giá bài giảng điện tử. Bài giảng điện tử phải thể hiện được 3 chức năng quan trọng: Siêu văn bản, giảng điện tử. Bài giảng điện tử phải thể hiện được 3 chức năng quan trọng: Siêu văn bản, Multimedia, và tính tương tác giữa tư liệu dạy học với sinh viên, giữa giảng viên với sinh viên và giữa sinh viên với sinh viên. Tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử là cơ sở thống nhất đểđánh giá bài giảng
được xây dựng và áp dụng trong giảng dạy tại Trường Đại học Nha Trang. Từ khố: tiêu chí, đánh giá, bài giảng điện tử. Từ khố: tiêu chí, đánh giá, bài giảng điện tử.
Abstract
The research has defined eight groups of indicators and principles for evaluating e-lectures. E-lectures should represent three main functions: super text, multimedia and the interaction between lectures should represent three main functions: super text, multimedia and the interaction between teaching materials and students, between instructors and students and between students and students. E-lecture evaluation indicators are united basics for assessing lectures developed and applied at Nha Trang University.
1
Kết quả nghiên cứu của đề tài B2005-33-51/Research result of project B2005-33-51
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năn gần đây, cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nói chung và cơng nghệ thơng tin nói riêng, khoa học giảng dạy cũng không ngừng phát triển và
đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Một trong những thành tựu đó là ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học cho học sinh sinh viên. Chính vì vậy, các bài giảng
điện tử hoặc các giáo án điện tử đã ra đời và góp phần khơng nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học ở mọi cấp học và bậc học.
Vấn đề đặt ra là, các khái niệm về Bài giảng điện tử, Giáo án điện tử và quan trọng hơn là các tiêu chí đểđánh giá một Bài giảng
điện tử cần được hiểu và vận dụng một cách khoa học và thống nhất.
Dưới góc độ dạy học, có thể xem Bài giảng điện tử (BGĐT) là một hình thức tổ chức bài giảng trên lớp mà ở đó tồn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hố do giảng viên (GV) điều khiển nhờ và thông qua môi trường Multimedia do máy tính tạo ra.
Multimedia được hiểu là đa phương tiện,
đa môi trường, đa truyền thông. Trong Multimedia thông tin được truyền dưới các dạng chủ yếu như: văn bản (Text), đồ hoạ
(Graphics), ảnh chụp (Image), ảnh động (Animation), âm thanh (Audio), phim video (Video clip).
Đặc trưng cơ bản và quan trọng nhất của BGĐT khác với bài giảng thơng thường là tồn bộ kiến thức và kỹ năng của bài học, đồng thời mọi hoạt động điều khiển của GV đều được Multimedia hóa.
Giáo án điện tử (GAĐT) là bản thiết kế cụ
thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của GV trên lớp - trong đó tồn bộ hoạt động dạy học đó đã được Multimedia hố một cách chi tiết, có một cấu trúc khoa học chặt chẽ và lơgíc
được quy định bởi cấu trúc nội dung của bài học. Như vậy, để có được một BGĐT cho dạy học chúng ta cần phải xây dựng GAĐT hay cịn gọi là Thiết kế BGĐT đó. Mặt khác, các bài giảng điện tử, ngoài việc quy định và chi phối bởi cấu trúc của chương trình và nội dung giảng dạy, nó cịn phụ thuộc và bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố của GV khi thiết kế nó.
Do đó, việc xây dựng các tiêu chí để đánh giá bài giảng điện tử là cần thiết và đồng thời nó cũng là cơ sở thống nhất đểđánh giá các bài giảng điện tử.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào Mục tiêu, chức năng và Quy trình thiết kế bài giảng điện tử để xây dựng nguyên tắc và tiêu chí đánh giá bài giảng điện.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Mục tiêu và Chức năng cơ bản của bài