Thời cơ và thách thức trong phát triển dịch vụ NHS của ngân hàng Vietcombank

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương. (Trang 74 - 79)

Vietcombank

3.2.1 Thời cơ

3.2.1.1 Thời cơ từ thị trường tiềm năng

Thị trường Việt nam được xem là một trong những thị trường tiềm năng trong khu vực Châu Á- Thái bình dương về phát triển dịch vụ ngân hàng số.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2021, dân số Việt Nam hiện nay là hơn 97 triệu người, 71% ở độ tuổi trưởng thành và 70% dân số sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại thông minh. Số lượng người dùng điện thoại thông minh của Việt nam đứng thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. 68% người dùng thế hệ Y chọn di động làm phương thức thanh toán phổ biến và 62% trong số họ thích mở tài khoản trực tuyến hơn là đến ngân hàng. 80% thế hệ Z sử dụng ngân hàng số trên điện thoại thông minh, đây được xem là thế hệ tạo ra tốc độ phát triển ngân hàng kỹ thuật số trong tương lai. Ngoài ra, dân số Việt nam chủ yếu bao gồm thế hệ trẻ, với khả năng nhanh chóng thích ứng với cơng nghệ mới và am hiểu công nghệ, ngày càng nhiều người đã sử dụng dịch vụ tài chính kỹ thuật số, điều này đã tạo ra một nhóm khách hàng tiềm năng cho sự phát triển của ngân hàng số tại thị trường Việt Nam. Trong năm 2020, Việt nam đã có mức tăng trưởng số lượng người dùng ứng dụng ngân hàng ấn tượng, tuy nhiên mức độ thâm nhập của dịch vụ ngân hàng số vẫn ở mức vừa phải và còn nhiều dư địa để phát triển trong nhiều năm tới.

Chỉ tiêu

Quý III/2021Quý I/2021Quý II/2020

Số lượng giao dịch (món) Giá trị giao dịch (tỷ đồng) Số lượng giao dịch (món) Giá trị giao dịch (tỷ đồng) Số lượng giao dịch (món) Giá trị giao dịch (tỷ đồng) Internet 167.313.020 8.444.405 156.217.294 811.717 533.334 54.345 Mobile banking 506.596.199 4.993.449 395.052.964 4.630.883 34.234 643.534

Bảng 3.1 Giao dịch thanh toán nội địa qua Internet và Mobile banking

Theo số liệu thống kê của Vụ thanh toán – NHNN, trước khi đại dịch Covid- 19 bùng nổ mạnh mẽ tức năm 2020, số lượng giao dịch qua Internet và Mobile banking lần luợt là 533.334 và 34.234 món có giá trị tương đương 54.345 tỷ đồng và 643.534 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh diễn ra, chính phủ có yêu cầu giãn cách xã hội, người tiêu dùng thay đổi cách thức sinh hoạt, làm việc, và hành vi tiêu dùng, số lượng giao dịch qua Internet và Mobile banking tăng đột biến. Số liệu ghi nhận vào quý I năm 2021, số lương giao dịch qua Internet và Mobile banking đạt 156.217.294 món và 395.052.964 món có giá trị tương đương 811.717 tỷ đồng và 4.630.883 tỷ đồng, tăng 291 lần về giao dịch Internetbanking và 11538 lần về giao dịch Mobile banking so với năm 2019.

Tính đến năm 2020, số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam có hơn 69 triệu người, chiếm khoảng 70% dân số. Dịch vụ Internet càng phổ quát thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng tiếp cận dịch vụ ngân hàng số của ngân hàng.

Sơ đồ 3.1 Thống kê người dùng Internet tại Việt Nam giai đoạn năm 2015-2020

Nguồn: Vnnetwork

Qua những số liệu trên cho thấy, người tiêu dùng đã thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt sang thanh toán trực tuyến, đây là dấu hiệu để ngân hàng thay đổi định

hướng phát triển, xây dựng hệ sinh thái tài chính số phù hợp với thói quen hành vi tiêu dùng của khách hàng.

3.2.1.2 Thời cơ từ sự tạo điều kiện của chính phủ

Chính phủ và NHNN đang hỗ trợ và khuyến khích ngành ngân hàng áp dụng công nghệ tiên tiến bằng cách đưa ra các quyết định để định hướng ngành ngân hàng và dịch vụ tài chính. Tháng 03/2017, NHNN thành lập Ban chỉ đạo Fintech. Uỷ ban được thành lập để nghiên cứu và cải thiện hệ sinh thái fintech, tạo ra một khuôn khổ hỗ trợ cho sự phát triển fintech tại Việt Nam. Sau đó, vào tháng 8 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Quyết định 986 / QĐ-TTg, phê duyệt 'Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030' (Chiến lược ngân hàng). Tháng 1 năm 2019, Quyết định 34 / QĐ-NHNN được công bố, phác thảo một kế hoạch hành động để thực hiện Chiến lược Ngân hàng và bao gồm bốn mục tiêu:

Tuân thủ: Đến cuối năm 2025, thanh tra, giám sát ngân hàng phải đáp ứng hầu hết các nguyên tắc Basel về giám sát ngân hàng hiệu quả.

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt: Chính phủ đã ban hành các thơng tư, quyết định như Thông tư 39/2014/TT-NHNN về dịch vụ trung gian thanh toán, Nghị định 80/2016/NĐ-CP về thanh tốn khơng dùng tiền mặt, Quyết định 2545/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 để thúc đẩy phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam, giảm tỷ lệ thanh toán tiền mặt xuống dưới 8% vào năm 2025; khuyến khích thanh tốn các loại thuế, phí qua ngân hàng.

Tài chính: Chính phủ ban hành quyết định 1726/QĐ-TTg vào tháng 9 năm 2016 nhằm tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng trên toàn nền kinh tế, đặt mục tiêu tăng số lượng người dân và doanh nghiệp tiếp cận với các dịch vụ tài chính và ngân hàng. Quyết định này cũng nhằm mục đích phát triển các sản phẩm và dịch vụ cho những người khơng có tài khoản ngân hàng, chưa tiếp cận với dịch vụ ngân hàng, những người có hồn cảnh khó khăn.

Ngân hàng xanh: Vào tháng 12/2018, NHNN đã ban hành quyết định 2617/QĐ- NHNN về “Kế hoạch hành động của ngành ngâm hàng thực hiện chỉ thị 16/CT-TTg của chính phủ về nâng cao năng lực quốc gia tiếp nhận công nghệ của cuộc cách mạng lần thứ 4 đến năm 2020 với tầm nhìn đến năm 2025”. Quyết định

này tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển các dịch vụ ngân hàng số và chuyển đổi số như kế hoạch, định hướng nâng cấp cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin, hệ thống thanh tốn quốc gia; Các ngân hàng thương mại và tổ chức tin dụng đẩy mạnh hiện đại hoá các kênh phân phối qua internet và ngân hàng di động phù hợp với cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Bên cạnh sự phát triển về công nghệ và dịch vụ vẫn phải đảm bảo quản lý rủi ro, tăng cường hiệu quả hoạt đồng của ngân hàng, tăng cường bảo vệ thông tin và an ninh mạng. NHNN cũng đã thiết lập các khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy phát triển chuyển đổi số ngân hàng và xây dựng hệ sinh thái fintech.

Chính phủ và NHNN có đặt ra các kế hoạch hành động cụ thể như: chi phí dành cho nâng cấp cơ sở hạ tầng và thiết bị CNTT của các ngân hàng thương mại có tài sản trên 5 tỷ USD là ít nhất 5% chi phí hoạt đồng; đến năm 2025 cac ngân hàng thương mại phải đạt mục tiêu số hố 35% quy trình hoạt động bao gồm back-end và front-end và hầu hết các tổ chức tín dụng phải có cơng nghệ định danh bằng eKYC.

Chính phủ và NHNHH cũng đã thiết lập các khuôn khổ pháp lý hướng dẫn về định danh eKYC, nghiên cứu việc áp dụng blockchain và Open API, hồn thiện hệ thống quản lý an ninh thơng tin và an ninh mạng.

3.2.2 Thách thức

3.2.2.1 Khung pháp lý về việc cung cấp dịch vụ NHS còn chậm so với tốc độ phát triển công nghệ

Dựa trên thực tế triển khai dịch vụ NHS tại ngân hàng Vietcombank cho thấy, tốc độ ban hành các quy định, pháp lý của NHNN chưa theo kịp với tốc độ phát triển nhanh của công nghệ. Do để NHNN ban hành một quy định mới cho một cải tiến cách thức hoạt động ngân hàng đòi hỏi nhiều thời gian, quy trình thủ tục và cách thức triển khai…Việc này đã ảnh hưởng đến phát triển một số dịch vụ ngân hàng số tại Vietcombank. Ví dụ điển hình như mảng thanh tốn số đã phát triển nhiều năm trước đó nhưng các văn bản quy phạm pháp luật cho hoạt động này mới được ban hành năm 2020: Thông tư số 16/2020/TT-NHNN; Thông tư số 09/2020/TT-NHNN.

3.2.2.2 Chi phí đầu tư cho cơng nghệ lớn

Việc đầu tư công nghệ ứng dụng trong ngân hàng thường tốn chi phí lớn. Bên cạnh đó, các ứng dụng cơng nghệ này thường có tốc độ phát triển rất nhanh, nếu không kịp thời cập nhật thay thế bởi các cơng nghệ đời mới hơn thì dễ dẫn đến tụt

hậu. Do dó, chi phí đầu tư lớn đi kèm với chi phí cải tiến, bảo trì, nâng cấp hệ thống thường xuyên là một áp lực không hề nhỏ đối với ngân hàng Vietcombank. Đây cũng chính là thách thức đối với việc đầu tư cơng nghệ cho q trình chuyển đổi số tại Vietcombank.

3.2.2.3 Hạn chế về nguồn nhân lực

Ngân hàng Vietcombank hiện đang đối mặt với thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực am hiểu về cơng nghệ. Các vị trí phát triển phần mềm, kỹ sư công nghệ thông tin, quản lý dự án cơng nghệ địi hỏi nhân sự phải có hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ ngân hàng, về các cơng nghệ mới như máy học, trí tuệ nhân tạo, blockchain,…, kiến thức về lập trình, xây dựng chương trình…

Bên cạnh đó, do một số lý do đặc thù của ngành ngân hàng mà các vị trí cơng nghệ thơng tin ở ngân hàng ít hấp dẫn hơn so với các cơng ty cơng nghệ tài chính như: cơ hội thăng tiến hạn chế, mơi trường làm việc cứng nhắc, gị bó, khơng có nhiều khơng gian cho hoạt động sáng tạo…

Do đó, ban quản lý nhân sự Vietcombank đang gặp phải khơng ít khó khăn trong q trình tuyển dụng, thu hút và giữ chân nhân tài.

3.2.3.4 Khó khăn trong bảo mật thơng tin khách hàng

Từ xưa đến nay, tội phạm trên khơng gian mạng ưa thích mục tiêu nhắm đến là ngân hàng, nơi lưu trữ nhiều tiền và dữ liệu. Cho dù ngân hàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên hình thức nào thì các hoạt động tấn cơng người dùng để đánh cắp thơng tin, từ đó lấy tiền trong tài khoản của khách hàng vẫn diễn ra rất sôi động. Một số hình thức phạm tội phổ biến như: tin tặc gửi tin nhắn có chứa đường link giả mạo trang web của ngân hàng đến khách hàng, tội phạm đăng nhập tài khoản của khách hàng trên thiết bị khác để chuyển tiền…

Do đó, đây là thách thức đối với ngân hàng Vietcombank trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiên tiến nhất nhưng vẫn phải đảm bảo an ninh, an tồn bảo mật thơng tin cá nhân, thông tin tài khoản cho khách hàng hướng đến Vietcombank là sự lựa chọn tin cậy đối với khách hàng.

3.2.3.5 Thói quen sử dụng tiền mặt vẫn cịn phổ biến

Mặc dù Chính phủ đã triển khai nhiều chương trình khuyến khích người dân thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tuy nhiên thói quen sử dụng tiền mặt vẫn cịn phổ

biến. Từ người dân cho đến doanh nghiệp vẫn đang ngại với hình thức thanh tốn khơng bằng tiền mặt. Một số lý do có thể kể đến như: giao dịch trực tuyến dễ gặp phải các hành vi gian lận, tội phạm có nhiều thủ đoạn tinh vi để lừa đảo; kết cấu hạ tầng và kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán chưa thực sự hiệu quả, các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt chỉ tập trung tại khu vực thành phố, trung tâm…, trong khi ở khu vực nông thôn, miền núi cịn khá thưa thớt, gây khó khăn cho người dân muốn thanh tốn bằng thẻ.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương. (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w