Định hướng phát triển của ngân hàng Vietcombank

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương. (Trang 70 - 74)

Tầm nhìn đến năm 2030, Vietcombank là ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á, một trong 300 tập đồn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, một trong 1000 doanh nghiệp niêm yến lớn nhất tồn cầu có đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam. Đối với phát triển dịch vụ NHS, Vietcombank mục tiêu đứng đầu về dịch vụ NHS, đứng đầu về trải nghiệm dịch vụ khách hàng.

Mục tiêu chiến lược đến năm 2025:

 Số một về quy mô lợi nhuận và thu nhập phi tín dụng

 Số 1 về bán lẻ và ngân hàng đầu tư

 Đứng đầu về ngân hàng số

 Đứng đầu về trải nghiệm khách hàng

 Quản trị rủi ro tốt nhất

Hình 3.1 Định hướng phát triển

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank 2021

Vietcombank có chiến lược đến năm 2025, tầm nhìn 2030 : lợi nhuận trước thuế đạt 2 tỷ USD sau 5 năm, gấp đôi mức 1 tỷ USD của năm 2020; hoạt động bán lẻ định hướng đóng góp 50% cơ cấu lợi nhuận. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là việc

cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp tới sản phẩn và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin. Bên cạnh các dịch vụ chủ yếu của ngân hàng bán lẻ là tiết kiệm, thanh tốn, cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và thương mại điện tử, dịch vụ ngân hàng số sẽ là điểm sáng trong những năm sắp tới.

- Hoạt động dịch vụ:

+ Tiếp tục tập trung vào các sản phẩm Kinh doanh ngoại tệ, Thanh toán xuất nhập khẩu, Tài trợ thương mại, Ngân hàng điện tử, Thẻ và Bancassurance.

+ Nhanh chóng nâng cao hàm lượng cơng nghệ trong hoạt động, đổi mới quy trình chính sách nội bộ, đẩy mạnh cơng tác phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và cơng tác bán hàng.

+ Đa dạng hố kênh bán hàng, đặc biệt đẩy mạng triển khai bán qua các kênh số; tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ bán hàng và đẩy mạnh bán hàng theo gói, bán chéo sản phẩm dịch vụ giữa các khối, phối hợp tích cực với các cơng ty cùng hệ thống VCB.

- Ngân hàng số

+ Đẩy mạnh hồn thiện các cơ chế, quy định, quy trình vận hành, phát triển ngân hàng số.

+ Hồn thiện và triển khai đúng lộ trình chuyển đổi số đã được phê duyệt; chú trọng triển khai các sản phẩm dịch vụ liên quan đến số hoá và chuyển đổi số nâng cao trải nghiệm khách hàng, trải nghiệm người dùng.

+ Xây dựng chiến lược hợp tác với các công ty Fintech.

+ Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động kinh doanh (Cloud, AI Chatbot, AI/RPA…)

+ Xây dựng kế hoạch và triển khai đào tạo nguồn nhân lực thích ứng với ngân hàng số; xây dựng và phát triển văn hố số.

-Về cơng tác quản trị điều hành

 Xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống phần mềm Quản lý nguồn nhân lực mới.

 Tập trung ưu tiên nhân sự bán hàng, nhân sự thích ứng với ngân hàng số. + Về cơng nghệ thông tin:

 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, đáp ứng u cầu kinh doanh.

 Hồn thiện khn khổ quy định, chinh sách cho các ứng dụng công nghệ mới (eKYC, AI, Cloud…)

 Tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật cho hệ thống Công nghệ thông tin (CNTT)

+ Về các dự án chuyển đổi:

 Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng các dự án chuyển đổi.

 Tăng cường công tác truyền thơng và quản lý thay đổi của các dự án.

Hình 3.2 Chiến lược phát triển năm 2022

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương. (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w