Cơ hội và thách thức đối với phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh. (Trang 81 - 84)

xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Cơ hội

Trong thời gian tới, phát triển chuỗi cung ứng đối với mặt hàng thuỷ sản, nông sản xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh đứng trước những cơ hội như sau:

Thứ nhất, cơ hội từ sự phát triển hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh Quảng Ninh. Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã tích cực nâng cấp và mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hoá, giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp. Với hạ tầng cảng biển, Cảng biển Quảng Ninh là cảng biển hỗn hợp quốc gia, đầu mối khu vực, là cảng biển I. Cảng biển Quảng Ninh hiện có 05 khu bến và bến cảng, bao gồm: Khu cảng bến Cái Lân, khu cảng bến Cảm Phả, khu bến Yên Hưng, khu bến cảng Mũi Chù, khu cảng bến Vạn Gia và khu bến cảng Hải Hà đang xây dựng. Với hạ tầng giao thông, Hệ thống quốc lộ gồm 08 tuyến QL: 10, 18, 18B, 18C, 279, 279B, 4B, 17B và 02 tuyến cao tốc Hải Phòng – Hạ Long và Hạ Long – Vân Đồn.

Thứ hai, cơ hội từ những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của địa phương. Những năm gần đây, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả, Quảng Ninh đã nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, chủ động thiết lập nhiều kênh, nhiều cách thức khác nhau để lắng nghe, tạo không gian mở và thân thiện, gần gũi giữa chính quyền các cấp, sở, ban, ngành với doanh nghiệp, thực hiện hiệu quả xúc tiến đầu tư tại chỗ. Quảng Ninh đã cơ cấu lại chi tiêu công, tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư phát triển để tạo vốn mồi; thực hiện ba đột phá chiến lược, ưu tiên nguồn lực đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ để giúp giảm chi phí sản xuất; đa dạng hóa các hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) để doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia hợp tác. Một trong những giải pháp cải thiện môi trường đầu tư là Quảng Ninh cải cách thủ tục hành chính thực chất, hiệu quả hơn đối với người dân và doanh nghiệp. Mơi trường đầu tư được cải thiết, do đó, các doanh nghiệp đàu tư vào các lĩnh vực thuỷ sản, nông sản gia tăng, mở ra cơ hội lớn đối với phát triển chuỗi cung ứng xuất khẩu các mặt hàng này.

Thứ ba, cơ hội thúc đẩy xuất khẩu từ các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam. Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Tính đến tháng 12/2021, Việt Nam đã có 15 FTA có hiệu lực và hiện đang đàm phán 02 FTA. Với vị thế là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, các FTA đều có những cam kết đối với xuất khẩu hàng nông sản, thuỷ sản của Việt Nam. Đây là cơ hội đối với ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung và ch̃i cung ứng thuỷ sản, nông sản xuất khẩu của tỉnh

Quảng Ninh nói riêng trong tìm kiếm đối tác và thâm nhập các thị trường mới, đặc biệt là các thị trường đã ký kết FTA với Việt Nam.

Thứ tư, cơ hội từ sự gia tăng về quy mơ và trình độ nguồn nhân lực. Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cho lĩnh vực nơng nghiệp nói riêng. Sự gia tăng về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện thuận lợi cho phát triển chuỗi cung ứng các sản phẩm thuỷ sản, nông sản xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh bởi nông nghiệp là ngành chiếm lượng lớn lao động của tỉnh, Trang bị kiến thức, kỹ năng cho người lao động giúp họ chủ động thích ứng với điều kiện sản xuất, dễ dàng tiếp cận các công nghệ sản xuất mới, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

3.2.2. Thách thức

Bên cạnh những cơ hội kể trên, phát triển chuỗi cung ứng đối với mặt hàng thuỷ sản, nông sản xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh đứng trước những thách thức trong thời gian tới.

Thứ nhất, thách thức từ đại dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng thuỷ sản, nông sản xuất khẩu. Sự xuất hiện và những diễn biến phức tạp của dịch Covid- 19 gây ra nhiều khó khăn trong phát triển ch̃i cung ứng nơng sản, thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh do gián đoạn trong khâu sản xuất, tiêu thụ. Cùng với các chính sách siết chặt quản lý hàng xuất khẩu của Trung Quốc, hiện tượng tồn đọng hàng xuất khẩu tại các cửa khẩu trên địa bàn đã xảy ra trong năm 2020, 2021 và dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong năm 2022. Đối với hành nông sản, thuỷ sản, việc tồn động hàng hoá khiến giá trị hàng hoá xuất khẩu bị giảm sút, gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ hai, thách thức từ những yêu cầu chặt chẽ hơn của các thị trường đối với nông sản, thuỷ sản xuất khẩu. Các thị trường xuất khẩu ngày càng có các u cầu chặt chẽ với nơng sản, thuỷ sản xuất khẩu. Trong đó, nhiều thị trường đặc biệt chú trọng đến tính bền vững trong ác hoạt động sản xuất và tiêu thị sản phẩm thuỷ san, nơng sản. Trong khi đó, nhiều hộ sản xuất, hợp tác xã chưa nắm bắt đầy đủ các thông tin về yêu cầu đối với hàng hoá xuất khẩu. Điều này dẫn đến hàng hoá sản

xuất với số lượng ngày càng tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chưa phát triển đúng với tiềm năng và lợi thế của địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh. (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w