Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh. (Trang 38 - 42)

1.3. Kinh nghiệm phát triển chuỗi cung ứng của các mặt hàng nông sản xuất

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển chuỗi cung ứng chè xuất khẩu của tỉnh Thái Nguyên

Ngành chè là một ngành xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của tỉnh Thái Nguyên. Phát triển ngành chè nói chung và phát triển ch̃i cung ứng chè nói riêng đã đem về cho tỉnh Thái Nguyên một lượng ngoại tệ đáng kể, khối lượng và giá trị xuất khẩu liên tục tăng qua các năm. Năm 2021 sản lượng chè xuất khẩu chè của tỉnh Thái

Nguyên đạt 18.283 tấn, trong đó 19,74% sản lượng chè chế biến với sản phẩm là chè xanh đặc sản. Giá chè xuất khẩu từ 1.500 - 1.700 USD/tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 35.842.000 USD, thị trường nhập khẩu chủ yếu là các nước Trung Đông, một số nước Châu Á như: Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Sản lượng tăng bình qn mỡi năm khoảng 1.225 tấn mỗi năm. Theo Báo cáo của Hiệp hội Chè tỉnh Thái Nguyên, tổng giá trị xuất khẩu chè của các làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chiếm khoảng 7% tổng sản lượng chè xanh đặc sản do hộ dân trong các làng nghề sản xuất ra thơng qua HTX và doanh nghiệp xuất khẩu.

Sau khi có Luật hợp tác xã, nhiều hợp tác xã được thành lập với mục tiêu nâng cao năng lực và hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho xã viên và cuối cùng là cải thiện đời sống của họ. Với sự giúp đỡ của chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức, nhiều hợp tác xã chè ở Thái Nguyên đã được thành lập. Tham gia vào chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng chè ở Thái Nguyên hiện nay có 11 doanh nghiệp, 30 hợp tác xã, 50 làng nghề và hàng trăm tổ hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè với trên 60.000 hộ nông dân trồng chè. Sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng chè còn chưa chặt chẽ, dẫn đến người trồng chè chưa có sự chia sẻ thu nhập cơng bằng. Thực tế trên địa bàn tỉnh cho thấy, sự liên kết giữa người trồng, chế biến chè là các hộ nông dân, hoặc tổ hợp tác khá chặt chẽ với nhau.

Các hợp tác xã tiến hành các hoạt động hỗ trợ xã viên, như tưới tiêu, làm đất, điện sinh hoạt, mua phân bón trả chậm cho nơng dân, cung cấp tín dụng lãi suất thấp, tập huấn kỹ thuật, cung cấp thông tin về thị trường và tranh thủ nguồn lực hỗ trợ của các cá nhân, và tổ chức trong và ngoài nước. Việc tiêu thụ sản phẩm cho xã viên được tiến hành theo phương thức là hợp tác xã ký hợp đồng với khách mua trước, sau đó huy động chè khơ từ các thành viên. Khách mua bán cho các điểm bán lẻ hoặc cho các cơng ty để đóng gói xuất khẩu. Tuy nhiên, lượng sản phẩm tiêu thụ qua hợp tác xã còn rất hạn chế. Bên cạnh những hợp tác xã chính quy cịn có các hình thức liên kết, hợp tác phi chính quy dưới các hình thức tổ, nhóm, câu lạc bộ. Các hình thức này được thành lập chủ yếu là do có sự hỡ trợ của các chương trình dự án với mục tiêu giúp nơng dân sản xuất chè an tồn và chè hữu cơ, qua đó sẽ xây dựng thương hiệu và phát triển với quy mô lớn hơn.

Các hộ trồng chè đã có sự kết nối, chia sẻ thơng tin về giống, phân bón, giá, chất lượng chè, thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, sự liên kết giữa hộ nơng dân trồng chè nói chung với các doanh nghiệp chế biến, công ty chè Thái Nguyên, các đại lý tiêu thụ chè hầu như khơng có, hoặc nếu có cũng rất ít và chưa thực sự chặt chẽ, vẫn còn hiện tượng người trồng chè tự chế biến, tiêu thụ, doanh nghiệp có thu mua chè nguyên liệu nhưng chưa thường xuyên hoặc chưa thực sự có liên kết chặt chẽ với người sản xuất. Tình trạng trên dẫn đến sản phẩm chè tiêu thụ trên thị trường tuy đa dạng sản phẩm nhưng chất lượng chưa đồng đều. So với sản xuất chè thường, sản xuất chè an toàn, đặc biệt là chè hữu cơ phải tuân thủ quy trình kỹ thuật cao hơn, chi phí sản xuất trong nhiều trường hợp cao hơn, nhưng mẫu mã chè tươi không đẹp, năng suất thấp hơn. Đặc biệt khi đem ra thị trường, người tiêu dùng khơng phân biệt được đâu là chè an tồn, chè hữu cơ, đâu là chè thường. Giá bán nhiều khi ngang bằng hoặc thấp hơn chè thường (trong khi chè hữu cơ trên thế giới cao gấp khoảng ba lần chè thường). Để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, nhiều hợp tác xã đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để có được giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm. Các hợp tác xã cũng gặp khó khăn khi xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình.

Theo kinh nghiệm được rút ra từ mơ hình ch̃i giá trị ngành chè của tỉnh Thái nguyên, để tăng cường sự liên kết giữa nông dân với các chủ thể khác và đảm bảo sự tham gia vào thị trường của tác nhân nhỏ trong chuỗi giá trị, chính sách của nhà nước nên tập trung vào các việc sau: (i). Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân mua hàng từ nông dân nhỏ; (ii). Cung cấp dịch vụ hỗ trợ nông dân nhỏ như kỹ thuật, tiếp cận hệ thống chứng chỉ; (iii). Cung cấp tài chính trực tiếp hoặc hỗ trợ tiếp cận với dịch vụ tài chính; (iv). Điều chỉnh các tiêu chuẩn chất lượng tư nhân để sao cho nơng dân nhỏ có thể tham gia với chi phí vừa phải; (v). Hỗ trợ quy hoạch sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất như đường giao thông, thủy lợi, hệ thống kho chứa, nhà máy chế biến.

1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu của tỉnh An Giang

An Giang có thể được xem là một trong những địa phương đi đầu trong việc xây dựng mơ hình liên kết bốn nhà. Tỉnh An Giang đã mạnh dạn đưa ra chủ trương “liên

kết bốn nhà” nhằm kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo, điểm hình như mơ hình liên kết sản xuất lúa Nhật giữa Công ty Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex) và Công ty Kitoku của Nhật Bản với mục tiêu sản xuất lúa Nhật có giá cố định theo hợp đồng ngay từ đầu vụ. Hiệp hội nuôi và chế biến thủy sản An Giang được thành lập, nhằm mục đích hình thành cách làm ăn mới theo hướng gắn kết giữa người nuôi, nhà chế biến và tiêu thụ sản phẩm, kết hợp hài hịa các lợi ích hình thành ch̃i giá trị.

Mơ hình liên kết bốn nhà trong sản xuất lúa ở An Giang đã thực hiện được liên kết dọc giữa nông dân - tổ hợp tác - doanh nghiệp theo chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng, giúp giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm, đồng thời giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định, dồi dào để xây dựng sản phẩm chế biến. Qua đó cũng đã hình thành liên kết “ngang” giữa nơng dân - tổ hợp tác nơng nghiệp, trong đó người nơng dân cùng hợp tác để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, sản xuất theo hợp đồng với doanh nghiệp, nâng cao năng lực cho chính họ và góp phần thực hiện thành cơng chỉ tiêu nơng thơn mới đối với tiêu chí hợp tác sản xuất.

Kinh nghiệm thực hiện mơ hình liên kết bốn nhà ở An Giang cho thấy thuận lợi cũng nhiều nhưng khó khăn cũng chẳng ít. Thuận lợi chủ yếu của mơ hình là: (i). Do đây là phương thức sản xuất mới và được chính quyền nhiều địa phương chú trọng thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân như đề ra các chính sách liên kết bốn nhà, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng và triển khai các đề án về tổ chức lại sản xuất, gắn liền với chế biến và thị trường tiêu thụ; (ii). Nông dân được tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngày càng nhiều hơn, nhanh hơn và sâu rộng hơn, giúp tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận; (iii). Nông dân tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, tạo thương hiệu cho nông sản địa phương, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Bên cạnh đó, mơ hình cũng bộc lộ nhiều khó khăn do mối liên kết giữa các chủ thể còn mang tính lỏng lẻo, mâu thuẫn về lợi ích kinh tế: (i). Nhà nước chưa làm tốt vai trò chủ đạo, chưa tạo ra được một hành lang pháp lý phù hợp; (ii). Nhà khoa học thiếu mạnh dạn, lúng túng trong việc xây dựng vai trò liên kết; (iii). Nhà doanh nghiệp thì sợ rủi ro, nhất là khi gặp rủi ro do thiên tai hay các nguyên nhân bất khả kháng khác; (iv). Nông dân không tuân thủ hợp đồng thường xuyên diễn ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh. (Trang 38 - 42)