Khái quát về chuỗi cung ứng mặt hàng nông sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh. (Trang 65 - 67)

2.3. Thực trạng chuỗi cung ứng các mặt hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh

2.3.1. Khái quát về chuỗi cung ứng mặt hàng nông sản xuất khẩu

Mơ hình ch̃i cung ứng nơng sản xuất khẩu tỉnh Quảng Ninh gồm các thành viên tham gia các hoạt động sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu nông sản, như sau:

Xuất khẩu nông sản chế biến Doanh nghiệp chế biến

Các hộ, hợp tác xã chăn nuôi Các nhà cung cấp giống, vật tư nông nghiệp

Xuất khẩu nông sản thô Các thương lái

Các hộ, hợp tác xã trồng trọt

Hình 2.5. Mơ hình chuỗi cung ứng nơng sản xuất khẩu tỉnh Quảng Ninh gồm các thành

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Khâu sản xuất: Sản xuất các mặt hàng nông sản gồm các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch 14 vùng trồng trọt trên địa bàn tỉnh với nhiều sản phẩm trồng trọt khác nhau như lúa, rau, cây ăn quả, dược liệu, chè. Đến nay toàn tỉnh Quảng Ninh đã hình thành nên 240 trang trại chăn ni, 26 doanh nghiệp, 24 hợp tác xã hoạt động chăn ni, 8 cơ sở chăn ni theo quy trình VietGAP. Đặc biệt, đã hình thành nhiều vùng chăn ni tập trung quy mô lớn, với những giống vật ni chủ lực, có thương hiệu, như lợn Móng Cái, gà Tiên Yên.

Khâu thu mua: Hoạt động thu mua các mặt hàng nông sản thường diễn ra tại vùng sản xuất. Thu hoạch nông sản do các thương lái hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp thu mua. Các thương lái, doanh nghiệp có thể thu mua lẻ của từng hộ nông dân hoặc ký hợp đồng mua với các hợp tác xã. Sau khi thu mua, thương lái có thể xuất khẩu trực tiếp nơng sản thô qua các cửa khẩu hoặc bán lại cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Hoạt động của các thương lái trong sản xuất nông nghiệp giúp các sản phẩm nông nghiệp được thu mua tập trung, tuy nhiên, hình thức thu mua này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người sản xuất.

Khâu chế biến và xuất khẩu: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 420 cơ sở sơ chế, chế biến nông sản. Các cơ sở này hoạt động trong các cơng đoạn như phân loại, sấy khơ, đóng gói các hàng nơng sản là chủ yếu. Chưa có nhiều sản phẩm nơng sản

có cơng nghệ chế biến sâu và chưa có sự đa dạng về các loại sản phẩm nơng sản chế biến của tỉnh. Do đó, xuất khẩu nơng sản của tỉnh chủ yếu là xuất khẩu nông sản thô qua các cửa khẩu. Thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính, chiếm hơn 50% thị phần. Các sản phẩm nơng sản chế biến có kim ngạch xuất khẩu khá thấp trong tông kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh. (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w