Nội dung các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh. (Trang 32 - 35)

1.2. Tổng quan về giải pháp phát triển chuỗi cung ứng

1.2.3. Nội dung các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng

Các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng phải xuất phát từ việc sản xuất theo yêu cầu thị trường về số lượng và chất lượng với giá cạnh tranh. Khi ấy, giải pháp cốt lõi là thiết lập và hoàn thiện các liên kết ngang (tổ, nhóm sản xuất, hợp tác xã, tổ hợp tác, liên minh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) và các liên kết dọc (giữa các nhà cung cấp đầu vào với các liên kết trong sản xuất và với nhà phân phối). Các liên kết này sẽ giúp tiết kiệm chi phí tồn ch̃i, đảm bảo chất lượng vật tư và ổn định đầu ra. Nội dung các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng bao gồm:

Đặc thù của chuỗi cung ứng là tập hợp các thành viên thực hiện các chức năng khác nhau như sản xuất, chế biến, phân phối, bán lẻ hàng hố. Do đó, để phát triển ch̃i cung ứng, cần nâng cao năng lực của từng thành viên trong chuỗi cung ứng.

Đối với nhà sản xuất: Năng lực của nhà sản xuất thể hiện ở chất lượng sản phẩm, năng suất sản xuất. Do đó, nâng cao năng lực của nhà sản xuất trong ch̃i cung ứng có thể thực hiện thông qua các giải pháp nhằm gia tăng chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh của họ. Để làm được điều này, cơ quan quản lý Nhà nước cần thực hiện các chính sách khuyến khích nhà sản xuất đầu tư nghiên cứu thị trường để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp; khuyến khích họ đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất; mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao năng suất lao động (Lê Văn Thu, 2015). Cùng với đó, các cơ quan quản lý cũng cần đẩy mạnh các ngành công nghiệp hỗ trợ để đảm bảo nguồn cung cho sản xuất. Đồng thời, thực hiện các chính sách thu hút đầu tư hạ tầng cơ bản như giao thông, kho bãi để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đối với nhà phân phối: Để nâng cao năng lực của các nhà phân phối, cơ quan quản lý thực hiện các giải pháp nhằm liên kết với các nhà sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối. Đồng thời, các giải pháp tiếp cận thị trường thông qua hoạt động xúc tiến thương mại cũng thường xuyên được sử dụng nhằm tạo điều kiện cho các nhà phân phối tìm kiếm, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình (Dương Thị Ngọc (2014),). Cùng với đó, việc khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, kho bãi, các trung tâm giao dịch hàng hóa cũng là giải pháp giúp tăng cường năng lực của các nhà phân phối trong chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì đẩy mạnh giao dịch qua các sàn giao dịch thương mại điện tử cũng là giải pháp mang lại hiệu quả.

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ: Trong bất kỳ một chuỗi cung ứng nào, các nhà cung cấp dịch vụ hỡ trợ có vai trị quan trọng, quyết định trong các hoạt động của ch̃i cung ứng. Do đó, nâng cao năng lực của các thành viên trong chuỗi cung ứng cũng gắn liền với các giải pháp phát triển các dịch vụ hỗ trợ như công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, dịch vụ logistics,… Cơ quan quản lý cần xây

dựng quy hoạch phát triển các dịch vụ hỗ trợ và khuyến khích các dịch vụ hỗ trợ hoạt động của chuỗi cung ứng. Đồng thời, cần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi để phát triển các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ, đặc biệt là những dịch vụ liên quan đến phát triển công nghệ.

1.2.3.2. Giải pháp tăng cường liên kết theo chiều ngang trong chuỗi

Trong phát triển chuỗi cung ứng, tăng cường liên kết theo chiều ngang cũng là giải pháp hiệu quả. Liên kết theo chiều ngang có thể thực hiện ở tất các các khâu từ sản xuất, phân phối, tiêu thụ hàng hoá hoặc liên kết trong một khâu. Liên kết trong sản xuất sẽ hình thành các hiệp hội sản xuất như hợp tác xã, tổ sản xuất, liên minh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã,… Liên kết ngang trong chế biến hình thành các ngành chế biến. Rộng hơn, là hình thành các hiệp hội doanh nghiệp có cùng hoạt động trong chuỗi cung ứng (Negi và Anand, 2014). Mối liên kết này sẽ hình thành các vùng sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tập trung, từ đó, nâng cao hiệu quả kinh tế của ch̃i cung ứng và phát triển ch̃i cung ứng.

Hình 1.5. Giri 1.5. triển chuỗi cung ứng, tăng cường liên kết theo chiều nga

Các nhà sản xuất quy mô nhỏ

Hiệp hội các nhà sản xuất nhỏ Khơng có hợp đồng Khơng có hợp đồng Người bán bn Khơng có hợp đồng Khơng có hợp đồng Ngành chế biến Khơng có hợp đồng Người bán bn Khơng có hợp đồng

Người bán lẻNgười bán lẻ

Nguồn: Negi và Anand, 2014 1.2.3.3. Giải pháp tăng cường liên kết hỗn hợp trong chuỗi

Bên cạnh liên kết các thành viên trong chuỗi cung ứng theo chiều ngang, hình thành liên kết theo chiều dọc cũng là giải pháp phát triển chuỗi cung ứng, đảm

bảo chuỗi cung ứng liên kết chặt chẽ, không bị đứt gãy. Liên kết theo chiều dọc được hình thành khi các nhà sản xuất, các nhà chế biến, nhà phân phối hình thành các thoả thuận hợp tác có tính ràng buộc cao như hợp đồng hợp tác (Negi và Anand, 2014). Sự liên kết này được hình thành trên cơ sở đảm bảo lợi ích hài hoà giữa các bên trong chuỗi liên kết theo chiều dọc. Khi một chuỗi cung ứng được liên kết theo cả chiều ngang và chiều dọc, hình thành một ch̃i cung ứng chặt chẽ và hiệu quả hơn là chuỗi cung ứng liên kết hỗn hợp. Đây cũng là giải pháp liên kết cao nhất trong phát triển các ch̃i cung ứng.

Hình 1.6. Ginh 1.6. cung ứng liên kết chặt chẽ, không bị đứt gãy. Li

Ngành chế biếnNgành chế biến Khơng có hợp đồng Ngành chế biến Khơng có hợp đồng Có hợp đồng Ngành chế biến Có hợp đồng

Người bán bnNgười bán bn

Khơng có hợp đồng Có hợp đồng

Người bán lẻNgười bán lẻ

Nguồn: Nguồn: Negi và Anand, 2014

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh. (Trang 32 - 35)