Các khâu trong chuỗi cung ứng mặt hàng nông sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh. (Trang 67 - 73)

2.3. Thực trạng chuỗi cung ứng các mặt hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh

2.3.2. Các khâu trong chuỗi cung ứng mặt hàng nông sản xuất khẩu

2.3.2.1. Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi

Sự đa dạng của địa hình với rừng, biển chiếm diện tích lớn giàu tài nguyên, vùng đồng bằng tạo nên nhiều tiểu vùng khí hậu mang những nét đặc trưng khác nhau của của khí hậu miền núi ven biển, khí hậu đại dương… thuận lợi để phát triển đa dạng các loại sản phẩm nông sản đặc trưng và phù hợp với từng tiểu vùng mang lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao. Nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng, so với nhiều địa phương trong vùng, tỉnh Quảng Ninh có nhiều lợi thế có thể khai thác để thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. Vị trí địa lý mang lại điều kiện cho tỉnh Quảng Ninh có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hố, mở rộng giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hoá, xã hội với các tỉnh khác trong vùng, với cả nước và với quốc tế thông qua mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, cảng biển phát triển và hệ thống các cửa khẩu quốc tế.

Trong những năm gần đây, định hướng phát triển đối với ngành trồng trọt của tỉnh Quảng Ninh là đẩy mạnh sản xuất tập trung, nâng cao năng suất và giảm diện tích đất sử dụng. Năm 2017, diện tích đất trồng trọt của tỉnh Quảng Ninh là 81.480 ha, chiếm 13,31% tổng diện tích đất nơng nghiệp của tồn tỉnh. Đến năm 2021, diện tích đất trồng trọt trên địa bàn tỉnh đã giảm xuống cịn 64.280 nghìn ha và chiếm 11,52% trong tổng diện tích đất nông nghiệp. Mặc dù diện tích đất giảm dần, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tỉnh Quảng Ninh có sự tăng trưởng ổn định ở mức khoảng 2%/năm trong giai đoạn 2017 – 2021. Đến năm 2021, tổng giá trị ngành trồng trọt của tỉnh Quảng Ninh đạt 2.680 tỷ đồng. Có thể thấy, năng suất và hiệu quả kinh tế ngành trồng trọt của tỉnh đã được cải thiện trong giai đoạn này.

90,000 80,000 70,000 81,480 78,420 2,680 2,700 73,170 69,5902,634 2,650 64280 60,000 50,000 40,000 2,600 2,550 2,500 30,000 20,000 10,000 0 2,450 2,400 2,350 Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021

Diện tích đất trồng trọt (ha)Giá trị ngành trồng trọt (Tỷ đồng)

,491

,530

2,581 2

2

Hình 2.6. Diện tích và giá trị sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2021

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, 2021

Các sản phẩm trồng trọt chủ lực của tỉnh Quảng Ninh gồm: Lúa hàng hóa chất lượng cao, lúa đặc sản, rau củ quả, chè, na dai, vải chín sớm, cam, thanh long, dong riềng,… Trong đó, lúa vẫn là sản phẩm có diện tích và sản lượng trồng trọt lớn nhất với 40.400 ha. Năng suất bình quân của tỉnh đạt gần 62 tạ/ha, trong đó, tỉnh đã phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao cánh đồng mẫu lớn tại thị xã Đông Triều (2.008 ha), thị xã Quảng Yên (2.200 ha). Diện tích sản xuất rau đạt 11.000 ha, trong đó vùng rau tập trung với quy mơ 600 ha tại thị xã Quảng Yên; thị xã Đông, TP. Hạ, TP. Cẩm Phả và huyện Bình Liêu. Diện tích trồng cây ăn quả của tỉnh đạt 10.000 ha, trong đó, có nhiều vùng trồng cây ăn quả tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa: Vùng trồng vải chín sớm TP. Uông Bí (300 ha); vùng trồng na thị xã Đông Triều (970 ha); vùng trồng thanh long ruột đỏ tại Đông Triều, Uông Bí (200 ha); vùng trồng cam tại huyện Vân Đồn (400ha).

Đối với chăn ni, mơ hình chăn ni phát triển theo hướng tập trung chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo trang trại, gia trại; duy trì chăn ni nơng hộ nhưng theo hình thức cơng nghiệp và ứng dụng cơng nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Toàn tỉnh hiện có 483 trang trại các loại, trong đó có 239 trang trại chăn ni. Đặc biệt, nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn, chăn nuôi theo

hướng công nghiệp đã áp dụng công nghệ tiên tiến, tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Không chỉ sản xuất tập trung, để nâng cao chất lượng sản phẩm, ngành chăn ni cịn định hướng phát triển giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, hỗ trợ các đối tượng vật ni bản địa, như gà Tiên n, lợn Móng Cái nuôi giữ giống gốc, phát triển đàn giống hậu bị. Tồn tỉnh hiện có khoảng 16.500 con lợn nái Móng Cái, mỡi năm sản xuất được khoảng 330.000 con giống lợn lai F1 để nuôi thương phẩm; trên 420.000 con gà Tiên Yên. Huyện Tiên Yên đã triển khai ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo trong sản xuất giống gà này, cơ bản đảm bảo chất lượng, làm tốt cơng tác phịng dịch, nâng cao năng suất, chất lượng con giống, góp phần quan trọng trong việc duy trì và phát triển đàn gà Tiên Yên.

Bước chuyển lớn nhất để nâng tầm nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại của tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây là việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Hiện nhiều mơ hình canh tác nơng nghiệp chất lượng cao, áp dụng khoa học kỹ thuật trong các khâu sản xuất đã được nhiều địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh triển khai. Tiêu biểu như ứng dụng công nghệ để lựa chọn giống na Đài Loan, trà hoa vàng, mai vàng Yên Tử, dong riềng; công nghệ invitro để sản xuất giống hoa lan cao cấp; công nghệ thụ tinh nhân tạo gà Tiên Yên,…. Việc đầu tư của các doanh nghiệp đã góp phần giải quyết điểm nghẽn về nhu cầu giống, phục vụ kế hoạch phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung của các địa phương trong tỉnh.

Việc phát triển trồng trọt gắn với triển khai có hiệu quả Đề án “Tỉnh Quảng Ninh - mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) cũng là một trong những đòn bẩy quan trọng tạo chuyển biến tích cực cho ngành nông nghiệp. Thông qua thực hiện Đề án đã đẩy mạnh nhân rộng mơ hình sản xuất, xây dựng các mơ hình ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù địa phương, phát triển vùng sản xuất nông sản tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, một số vùng trồng trọt trong tỉnh đã thực hiện quy trình VietGAP bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm vùng sản xuất nơng nghiệp tập trung, như na, vải thiều (thị xã Đông Triều), vải chín sớm Phương Nam (thành phố Uông Bí). Chăn nuôi đã chuyển từ nhỏ lẻ, phân tán sang mơ hình trang trại, gia trại cơng nghiệp và cơng

nghệ cao, đa dạng hóa các sản phẩm; đối tượng vật nuôi chủ lực, thứ tự ưu tiên là lợn, gà, bò thịt, bò sữa.

2.3.2.2. Hoạt động thu mua

Với sự phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung, hoạt động thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thường tại các vùng sản xuất. Hoạt động thu mua do các thương lái, các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc chế biến nông sản thực hiện. Thương lái, doanh nghiệp có thể thu mua trực tiếp từ hộ nông dân hoặc thu mua thông qua hợp tác xã. Bên cạnh thu mua trực tiếp, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Quảng Ninh. Các doanh nghiệp, hợp tác xã có thể đăng ký tài khoản, giới thiệu các sản phẩm trên Sàn thương mại điện tử và tiến hành các giao dịch thương mại điện tử trên sàn giao dịch này. Điều này giúp đa dạng kênh bán hàng dành cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi của địa phương vẫn được thu mua chủ yếu bởi các thương lái. Sự phụ thuộc này khiến các hộ sản xuất, hợp tác xã thiếu sự chủ động trong đầu ra của sản phẩm, dẫn đến dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thị trường. Cũng giống như tình trạng chung của hàng nơng sản Việt Nam, tình trạng mất cân bằng cung – cầu sản phẩm của hàng nông sản thường xuyên diễn ra, gây khó khăn lớn cho sản xuất nơng nghiệp của địa phương. Sự thiếu đa dạng về kênh giao dịch khiến các hộ nơng dân vẫn gặp tình trạng bị ép giá. Cùng với đó, do chất lượng sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi của các hộ nông dân nhỏ lẻ trên địa bàn nhìn chung chưa cao nên giá trị của sản phẩm thấp, lợi ích kinh tế của ngành trồng trọt, chăn nuôi đối với các hộ sản xuất ở mức thấp.

2.3.2.3. Hoạt động chế biến

Trong những năm gần đây, chế biến nông sản nhằm tăng giá trị cho sản phẩm xuất khẩu thay vì xuất khẩu thơ được tỉnh Quảng Ninh đặc biệt chú trọng phát triển. Điển hình như sản phẩm trà hoa vàng, trước đây, hầu hết các hộ dân sau khi thu hái sẽ thực hiện phơi khơ hoặc sấy nóng thủ cơng. Cách làm này có nhiều hạn chế khi sản phẩm không giữ được hương thơm, màu sắc không bắt mắt. Khắc phục những bất cập trên, được sự hỗ trợ của tỉnh, địa phương, một số hộ sản xuất, chế

biến đã đầu tư hệ thống máy sấy, máy đóng trà túi lọc để nâng cao giá trị sản phẩm sau thu hoạch. Từ năm 2018, ứng dụng công nghệ cao trong sấy hoa và lá trà hoa vàng đã thay thế cho công nghệ sấy thông thường (sấy nhiệt lạnh và sấy nhiệt độ cao). Các doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống sấy thăng hoa cho sản phẩm trà hoa vàng. Công nghệ này đã tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn cơng nghệ sấy thông thường, giữ nguyên các giá trị dược chất, màu sắc hình dạng đẹp, màu nước vàng sáng, mùi thơm, vị thanh mát đặc trưng, hấp dẫn.

Cùng với trà hoa vàng, thời gian qua nhiều sản phẩm khác, như: Rau an toàn, sữa tươi, trứng gà, trứng vịt,… được các chủ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, nông dân quan tâm áp dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình chế biến, bảo quản, đóng gói. Như Cơng ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu là một trong những doanh nghiệp tiên phong trên địa bàn huyện Bình Liêu trong việc đầu tư hệ thống máy móc, nhà xưởng, với quy mơ lớn để sản xuất, chế biến sản phẩm miến dong Bình Liêu, đảm bảo quy trình khép kín sản xuất từ khâu sơ chế củ dong riềng thành phẩm, đến nghiền, trộn, ủ bột, sấy, đóng gói bao bì miến dong. Một ví dụ khác là Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong (Thị xã Đông Triều) đã đầu tư xây dựng trung tâm sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản, quy mô khoảng 5.000m2 với nhà sơ chế, kho lạnh, hầm sấy quy mô lớn, hiện đại để bảo quản, sơ chế nông sản sau thu hoạch. Nhờ vậy, các sản phẩm rau, củ, quả chưa kịp tiêu thụ có thể bảo quản kịp thời, khắc phục tình trạng hư hỏng như trước kia. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến hết năm 2021, tồn tỉnh có 420 cơ sở sơ chế, chế biến nông sản.

Tuy nhiên, công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh vẫn được cơ quan chuyên mơn đánh giá chưa xứng với tiềm năng. Trong đó, khả năng chế biến đối với một số sản phẩm nơng nghiệp có thế mạnh cịn hạn chế, cơng suất chế biến chưa đáp ứng được nhu cầu. Một số doanh nghiệp chế biến nơng sản cịn hạn chế về vốn, cơng nghệ, thiết bị, lao động có tay nghề cao, năng lực quản lý. Do đó, các sản phẩm nơng sản chế biến của tỉnh còn hạn chế về sản lượng, sản phẩm chế biến chưa đa dạng, giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao. Từ đó, các sản phẩm chế biến chủ yếu tiêu thụ trong nước, sản phẩm chế biến xuất khẩu còn chiếm tỷ trọng nhỏ và chưa tiếp cận được các thị trường lớn.

Kim ngạch xuất khẩu nông sản (Triệu USD) Năm 2021 Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 14.23 15.47 16.00 14.00 12.00 10.00 8.00 6.00 4.00 2.00 0.00 18.23 18.41 17.84 20.00 18.00

2.3.2.4. Hoạt động xuất khẩu

Các sản phẩm nông sản xuất xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh bao gồm lúa gạo, rau quả, chè và các sản phẩm thịt. Trong đó, xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm nông sản thô qua các cửa khẩu trên địa bàn sang thị trường Trung Quốc. Với thuận lợi về vị trí địa lý và đặc thù của hàng nông sản thô nên thị trường Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh. Theo ước tính của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, xuất khẩu nông sản thô sang thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 50% tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản của tỉnh. Điều này cho thấy sự đa dạng trong thị trường xuất khẩu nông sản của tỉnh chưa cao, phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc khiến các hoạt động sản xuất thiếu sự chủ động.

Hình 2.7. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2021

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, 2021

Trong giai đoạn 2017 - 2021, kim ngạch xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có sự tăng trưởng ổn định. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nông sản của tỉnh Quảng Ninh là 14,23 triệu USD. Đến năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh đã đạt 18,23 triệu USD. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu nông sản chế biến của tỉnh Quảng Ninh ở mức khá thấp, chỉ chiếm khoảng 10% trong kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu nông sản thơ có giá trị thấp chiếm đa số. Trong khi đó, nhóm hàng này có giá trị gia tăng thấp nên mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng ổn định qua

các năm nhưng hiệu quả kinh tế trong chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh chưa được cải thiện rõ rệt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh. (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w