Các khâu trong chuỗi cung ứng mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh. (Trang 47 - 65)

2.2.2.1. Hoạt động khai thác và nuôi trồng

Tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tiếp giáp Trung Quốc với 118,8 km đường biên giới. Quảng Ninh có diện tích đất liền trên 6.000 km2, đường bờ biển hơn 250 km và có vùng biển và hải đảo rộng lớn với hơn 2.000 hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước. Cùng với đó, Quảng Ninh có trên 6.100km2 mặt nước, vùng biển, với nhiều vụng, áng cùng hệ sinh thái đa dạng, phong phú, nhiều lồi thủy sản có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, vùng biển vịnh Hạ Long, Bái Tử Long mang trong mình trên 100 lồi cá, san hơ, rong biển và hàng chục loài thực vật ngập mặn, thực vật, động vật phù du, động vật đáy biển. Với sự đa dạng, phong của hệ sinh thái biển, là tiền đề quan trọng để ngành thủy sản của Quảng Ninh phát triển.

Tận dụng những lợi thể trong phát triển ngành thuỷ sản, trong những năm qua, ngành thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh trong giai đoạn 2017 – 2021 ln duy trì tăng trưởng ở mức ổn định. Năm 2017, tổng sản lượng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt 110.520 tấn. Đến năm 2021, tổng sản lượng thuỷ sản của tỉnh đạt 149.890 tấn, tăng trưởng 35,62% trong vòng 5 năm. Trong bối cảnh tình hình thời tiết, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong năm 2021, sự phát triển khai thác

và nuôi trồng thuỷ sản đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, chiếm gần 60% giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Bảng 2.1. Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 – 2021 Đơn vị: Tấn Năm Sản lượng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tổng sản lượng 110.520 124.326 136.573 144.479 149.890 - Sản lượng khai thác 61.342 66.013 71.564 73.066 75.279 - Sản lượng nuôi trồng 49.178 58.313 65.009 71.413 74.611

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, 2021

Với định hướng tăng cường nuôi trồng thủy sản, giảm khai thác thủy sản, trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nuôi trồng thuỷ sản theo hướng tập trung, nuôi trồng các loại thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao, khai thác xa bờ đi đôi với công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Nhờ đó, tỷ trọng sản lượng ni trồng của tỉnh có xu hướng tăng dần qua từng năm. Năm 2017, tỷ trọng thuỷ sản nuôi trồng chiếm 44,49% trong tổng sản lượng ngành thuỷ sản của tỉnh. Đến năm 2021, tỷ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đã chiếm 49,78% trông sản lượng thuỷ sản của địa phương. Tuy nhiên, sản lượng thuỷ sản khai thác của tỉnh vẫn ở mức khá cao (hơn 50%), trong khi tỷ lệ thuỷ sản khai thác hợp lý theo khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tỉnh Quảng Ninh là 20 – 25%.

Đối với khai thác thuỷ sản, định hướng phát triển của tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây là đẩy mạnh khai thác xa bờ và giảm tỷ trọng khai thác ven bờ. Các tàu cá hoạt động khai thác thuỷ sản của tỉnh đã được nâng cấp và trang bị thiết bị giám sát hành trình. Về hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá, địa phương đã xây dựng hoàn thiện 8 khu neo đậu tránh trú bão; trong đó có 2 khu được cơng bố hoạt động, 2 khu được xây dựng theo quy mô kết hợp hạ tầng khu neo đậu tránh trú bão và cảng cá. Riêng với khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng kết hợp cảng cá loại I tại

huyện Vân Đồn có giá trị đầu tư gần 200 tỷ đồng. Cơng trình này khi đi vào sử dụng sẽ là nơi neo đậu cho 1.200 tàu, thuyền có cơng suất đến 1.000 CV.

Tuy nhiên, hoạt động cơ cấu lại các tàu cá của tỉnh diễn ra khá chậm. Hiện nay, hầu hết tàu cá đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều có cơng suất thấp, đánh bắt ven bờ, năng suất thấp, khai thác đa lồi. Năm 2015, trên địa tỉnh Quảng Ninh có 8.015 tàu cá hoạt động, mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020, số tàu cá hoạt động giảm xuống mức 7.000 tàu (giảm số tàu cá hoạt động ven bờ) và mục tiêu có 602 tàu đánh bắt xa bờ vào năm 2020 theo Quyết định số 4206/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, trong tổng số 7.996 tàu cá đang hoạt động trên địa bàn, chỉ có 205 tàu trên 90CV hoạt động ở vùng khơi, chiếm tỷ trọng 2,5%.

Theo thống kê hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 103 cơ sở sửa chữa và đóng mới tàu thuyền nghề cá trong đó có 33 cơ sở quy mơ vừa và lớn, 70 cơ sở quy mô nhỏ. Các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền trên địa bàn tỉnh cịn phân tán và ở quy mơ nhỏ. Tổng số cơ sở sửa chữa và đóng mới quy mơ vừa và lớn có cơ sở cịn lại 70 cơ sở sửa chữa và đóng mới quy mơ nhỏ, một số cơ sở là tự phát, sửa chữa dịch vụ là chủ yếu. Cơng suất đóng mới của các cơ sở trên tồn tỉnh mới đạt 175 chiếc/năm, công suất sửa chữa đạt 940 chiếc/năm. Như vậy, so với tổng số tàu thuyền đánh cá trên toàn tỉnh (khoảng 8.000 chiếc) số cơ sở trên chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu sửa chữa cho lượng tàu thuyền nghề cá trong tỉnh. Hơn nữa, qua khảo sát hiện nay các cơ sở chủ yếu là đóng mới và sửa chữa tàu gỡ cơng suất nhỏ, dịch vụ cung cấp ngư cụ còn hạn chế, chủ yếu là nhập từ Trung Quốc.

Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021 Dưới 20 CVTừ 20 - 50 CVTừ 50 - 90 CVTrên 90 CV

3,954 3,931 4,094 4,202 4,562 2,360 2,263 2,162 1,921 1,824 205 1,477 206 1,572 208 1,597 214 1,704 231 1,398 9,000 8,000 7,000 6,000 5,000 4,000 3,000 2,000 1,000 0

Hình 2.2. Số lượng tàu cá hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2017 – 2021

Đơn vị: Chiếc

Nguôn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, 2021

Hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chủ yếu là các nghề truyền thống, đây là các nghề khai thác ít chọn lọc, sản lượng có thành phần lớn các đối tượng còn non nên ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi thuỷ sản. Sản lượng khai thác vùng ven bờ những năm gần đây dao động khoảng 22.000 tấn/năm, bằng khoảng 50% tổng trữ lượng nguồn lợi, vượt quá sản lượng cho phép khai thác, đe dọa nghiêm trọng khả năng tái tạo nguồn lợi ở vùng biển này. Các nghề khai thác gần bờ chủ yếu ở Quảng Ninh bao gồm: Nghề giã tơm; te xiệp; nghề vó, chụp kết hợp với ánh sáng hoạt động gần bờ; nghề lưới rê, câu và một số nghề khác có số lượng khơng nhiều và hoạt động không thường xuyên. Giá trị sản lượng không lớn và thường là nghề làm thêm của những ngư dân làm nghề khai thác khác khi không hoạt động.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển đáng kể trên cả ba loại hình mặt nước (nước ngọt, nước lợ và nuôi biển) và từng bước trở thành một ngành sản xuất quy mơ hàng hóa góp phần chuyển dịch kinh tế trong nông nghiệp trong những năm gần đây. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn 2017 - 2021 với tốc độ

tăng trưởng bình qn mỡi năm khoảng 0,6%. Năm 2021, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản tồn tỉnh là 21.300 ha. Trong đó, diện tích ni mặn, lợ là 17.540 ha chiếm 82,34% tổng diện tích ni trồng thuỷ sản tồn tỉnh. Cùng với sự gia tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, năng suất nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh cũng được cải thiện. Năm 2017, năng suất nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn đạt 2,38 tấn/ha, đến năm 2021, năng suất nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh đã đạt mức 3,5 tấn/ha.

Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng và năng suất nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2017 - 2021

Năm Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Diện tích ha 20.703 20.924 21.013 21.146 21.300 - Nước ngọt ha 3.398 3.536 3.609 3.653 3.760 - Nuôi mặn, lợ ha 17.305 17.388 17.404 17.493 17.540 - Nuôi lồng, bè ô lồng 8.618 8.560 8.960 9.406 10.040 Sản lượng tấn 49.178 58.313 65.009 71.413 74.611 - Nước ngọt tấn 10.924 10.777 13.494 14.906 14.959 - Mặn, lợ tấn 38.254 47.536 51.515 56.507 59.652

Năng suất tấn/ha 2,38 2,79 3,09 3,38 3,50

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, 2021

Hiện nay, các tổ chức sản xuất trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở tỉnh Quảng Ninh bao gồm hợp tác xã, tổ hợp, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty liên doanh, hợp doanh, và hộ gia đình. Trong đó, hình thức quản lý theo hộ gia đình vẫn là hình thức tổ chức quản lý phổ biến nhất. Đa số từ nguồn vốn tự có hoặc huy động trong cộng đồng. Việc quản lý, điều hành sản xuất theo tình hình thực tế, đầu tư thấp, khơng địi hỏi kỹ thuật và vốn cao, nhanh thu hồi vốn, tái đầu tư sản xuất. Một loại hình khác là trang trại ni trồng thủy sản với sự phát triển ngày càng đa dạng như: Trang trại chuyên thủy sản, trang trại tổng hợp, một số địa phương đã xuất hiện một số mơ hình trang trại kết hợp du lịch sinh thái hoạt động khá hiệu quả. Bên caṇ h các mơ hình tổ chƣ́ c sản xuất ni trồng thủy sản như trên hiêṇ nay cịn có các mơ hình tổ chức sản xuất khác như cơng ty, hợp tác xã, hôị và

chi hôị nuôi trồng thủy sản đang phá triển và hoaṭ đơṇ g sản xuất kinh doanh có hiêụ quả. Các mơ hình tổ chức sản xuất này đã chủ động được về khoa học kỹ thuật, về vốn và thi ̣trường tiêu thu ̣các sản phẩm nuôi trồng thủy sản.

22.2.2. Hoạt động thu mua

Trước đây, tỉnh Quảng Ninh có một số chợ cá trên biển thực hiện giao thương trao đổi buôn bán hải sản với Trung Quốc như chợ cá Thanh Lân (huyện Cô Tô), chợ Hạ Mai (huyện Vân Đồn). Nhưng hiện nay các chợ cá này khơng cịn hoạt động. Về chợ cá trên đất liền, cho đến nay, ngoài cảng cá loại I tại khu vực Cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn) đang được hoàn thiện, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa có cảng cá chuyên dụng nào hoạt động. Thuỷ sản khai thác, nuôi trồng trên địa bàn tỉnh được thu mua chủ yếu tại các cảng Hòn Gai (Hạ Long), Cái Rồng (Vân Đồn), Cô Tô. Tuy nhiên, đây vẫn là các cảng tổng hợp dành cho các loại hàng hoá. Tại các cảng này, thuỷ sản chỉ được cập bến, phân loại và tiêu thụ trong khoảng thời gian ngắn. Do đó, thường xảy ra tình trạng q tải tại các cảng lớn, đặc biệt là khu bến cá tạm tại Hạ Long. Trong khi đó, các dịch vụ hậu cần nghề cá chưa đáp ứng được các nhu cầu của thực tế dẫn đến việc thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến gặp rất nhiều khó khăn.

Nếu các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản muốn thu mua trên biển thì phải có tàu dịch vụ chun dùng và bố trí đội ngũ nhân lực để làm công việc phân loại. Thế nhưng thực tế hiện nay, các doanh nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh đều không đáp ứng điều kiện kể trên. Việc chưa có chợ cá chuyên dụng dẫn đến mọi hoạt động mua bán, trao đổi đều nằm trong tay đầu nậu. Hiện nay, công tác dịch vụ hậu cần trên biển đến 90% là do tư thương và các đầu nậu chi phối, họ chi phối từ khâu vốn đến khâu bao tiêu sản phẩm. Đầu nậu đóng vai trị người mua, người phân phối và điều tiết mạng lưới cung cấp sản phẩm thuỷ sản biển cho các đơn vị chế biến, tiêu thụ nội địa và xuất tiểu ngạch.

Một thực trạng khác là các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của tỉnh vẫn gặp khó khăn về nguồn cung do khơng cạnh tranh được về giá so với các tư thương Trung Quốc. Thậm chí, giá thu mua của một số doanh nghiệp chế biến thấp hơn nhiều so với giá thu mua của các tiểu thương. Nguyên nhân là do nhiều doanh

nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh đều đang hoạt động với cơng nghệ cũ, sản phẩm có giá trị kinh tế thấp. Trong khi đó, các doanh nghiệp chế biến địa phương mua với giá cao hơn, song lại có yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm so với tư thương. Do đó, các hộ ni trồng thủy sản thích ký kết với tư thương hơn là các doanh nghiệp chế biến. Nhưng mối liên kết này thường không bền vững. Trong khi đó, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cam kết thu mua với giá cố định lại đang không thu mua đủ nguồn hàng. Cùng với đó là chất lượng nguồn hàng khơng được bảo đảm, thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng ảnh hưởng đến việc thu mua.

2.2.2.3. Hoạt động chế biến

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, tính đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh có 6 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, đem lại giá trị xuất khẩu hàng năm khoảng 20 triệu USD. Các doanh nghiệp đều đảm bảo tiêu chuẩn, được Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn) cấp giấy “Chứng nhận đạt tiêu chuẩn an tồn vệ sinh trong chế biến thủy sản”; áp dụng đúng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế vào trong quy trình chế biến, như: Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP), Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP), Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh (SSOP), Tiêu chuẩn của Tổ chức Tiêu chuẩn hố quốc tế (ISO),…

Tổng cơng suất cấp đơng của các công ty chế biến trên địa bàn tỉnh khoảng 100 tấn/ngày bao gồm tủ cấp đông tiếp xúc CF chiếm 48%, tủ cấp đơng gió và hầm đơng chiếm 44 % và 8% cịn lại là đơng rời. Tùy theo năng lực sản xuất, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ngay từ khi xây dựng nhà máy hoặc trong quá trình phát triển mở rộng sản xuất đều đặc biệt chú ý đến việc xây dựng kho lạnh bảo quản sản phẩm sau khi cấp đông, kho mát bảo quản nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Hiện nay, tổng số kho lạnh của các nhà máy chế biến của tỉnh Quảng Ninh có sức chứa 2.500 tấn. Trong đó Cơng ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Ninh có 1 kho tại trụ sở nhà máy chế biến công suất 500 tấn và 1 kho ở phường Ninh Dương thành phố Móng Cái với cơng suất 1.000 tấn. Cơng ty CP Xuất khẩu thủy sản II Quảng Ninh có 2 kho với cơng suất 700 tấn. Cơng ty CP Thủy sản Phú Minh Hưng có 1

kho với cơng suất 500 tấn. Nhìn chung lượng kho lạnh đã đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà máy chế biến trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, hiện đa phần các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh mới thực hiện được các khâu như vệ sinh, bỏ đầu, bỏ ruột để cấp đông rồi xuất đi, nên đạt giá trị rất thấp. Trong khi đó các đơn vị khác, với cơng nghệ hiện đại thì có thể bóc nõn sản phẩm hoặc chế biến thành nhiều dạng sản phẩm tinh khác để có giá trị cao hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá thu mua nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp chế biến thấp hơn so với các tư thương. Ngồi ra, tồn tỉnh cịn có 20 cơ sở chế biến thuỷ sản tiêu thụ có quy mô nhỏ và vừa với các sản phẩm như: Nước mắm, chả mực, thuỷ sản khô, ruốc hàu, ruốc cơ trai, hàu sữa chưng thịt, sứa,… hiện là những sản phẩm có thương hiệu, là chủ lực trong chương trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh. (Trang 47 - 65)