Nguyên tắc xây dựng các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh. (Trang 31 - 32)

1.2. Tổng quan về giải pháp phát triển chuỗi cung ứng

1.2.2. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng

Thứ nhất, ở mức độ cơ bản nhất, xây dựng các giải pháp phát triển ch̃i cung ứng dựa trên hình thành hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc nhiều) sản phẩm cụ thể (Beamon, 2008). Việc hình thành ch̃i cung ứng dựa trên đánh giá các đặc điểm của những người tham gia, cơ cấu và chi phí, dịng hàng hóa trong ch̃i, đặc điểm việc làm và khối lượng và điểm đến của hàng hóa được bán trong nước và nước ngồi. Những chi tiết này có thể thu

thập được nhờ kết hợp điều tra thực địa, thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn thông tin và số liệu thứ cấp.

Thứ hai, xây dựng các giải pháp phát triển ch̃i cung ứng có vai trò trung tâm trong việc xác định sự phân phối lợi ích của những người tham gia trong ch̃i. Có nghĩa là, phân tích lợi nhuận và lợi nhuận biên trên một sản phẩm trong chuỗi để xác định ai được hưởng lợi nhờ tham gia chuỗi và những người tham gia nào có thể được hưởng lợi nhờ được tổ chức và hỡ trợ nhiều hơn (Christopher, 2011). Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh của các nước đang phát triển (và đặc biệt là nông nghiệp), với những lo ngại rằng người nghèo nói riêng dễ bi tổn thương trước q trình tồn cầu hóa. Có thể bổ sung phân tích này bằng cách xác định bản chất việc tham gia trong chuỗi để hiểu được các đặc điểm của những người tham gia.

Thứ ba, xây dựng các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng dựa trên xác định vai trò của việc nâng cấp trong chuỗi giá trị. Nâng cấp gồm cải thiện chất lượng và thiết kế sản phẩm giúp nhà sản xuất thu được giá tri cao hơn hoặc đa dạng hóa dịng sản phẩm (Reddy, 2010). Phân tích quá trinh nâng cấp gồm đánh giá khả năng sinh lời của các bên tham gia trong chuỗi cũng như thông tin về các cản trở đang tồn tại. Các vấn đề quản tri có vai trị then chốt trong việc xác định những hoạt động nâng cấp đó diễn ra như thế nào. Ngồi ra, cơ cấu của các quy định, rào cản gia nhập, hạn chế thương mại, và các tiêu chuẩn có thể tiếp tục tạo nên và ảnh hưởng đến môi trường mà các hoạt động nâng cấp diễn ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh. (Trang 31 - 32)