Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Quảng Ninh. (Trang 81 - 83)

3.2. Giải pháp đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng

3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn lực là nhân tố cốt lõi trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Cán bộ chi nhánh hầu hết là các cán bộ trẻ, độ tuổi từ 25-40 tuổi chiếm 60% tổng số cán bộ. Với đội ngũ cán bộ trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm, điều kiện tiên quyết là từng cán bộ phải bổ sung nhận thức về sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Hiện nay, bên cạnh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truền thống, việc phát triển các dịch vụ NHĐT là phù hợp với xu thể khách quan của ngân hàng hiện đại và tồn cầu hố kinh tế. Muốn vậy phải có những biện pháp đồng bộ và thường xuyên trong toàn chi nhánh. Cụ thể:

Thứ nhất, cần chú trọng vào việc nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo để thêm kiến thức cũng như tăng khả năng sử dụng công nghệ, giảm thiểu rủi ro. Tổ chức các buổi học tập sản phẩm về dịch vụ Ngân hàng điện tử hiện tại của Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh

73

Quảng Ninh chưa có và cần phải có trong tương lai. Cần tổ chức các phong trào thi đua tìm hiểu các sản phẩm dịch vụ NHĐT đối với cán bộ Ngân hàng TMCP Cơng thương chi nhánh Quảng Ninh. Ngồi ra cần bồi dưỡng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh cho nhân viên, việc này giúp cho hoạt động của ngân hàng có thể mở rộng và có thể thực hiện giao dịch không chỉ ở Việt Nam mà cùng các ngân hàng trên thế giới.

Thứ hai, Chi nhánh nên tập trung nâng cao kỹ năng tư vấn, dịch vụ chăm sóc khách hàng, tác phong cần chuyên nghiệp. Để có nguồn nhân lực chuyên nghiệp như vậy, Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Quảng Ninh nên xây dựng quy trình tuyển dụng cán bộ khoa học, chính xác để tuyển được những cán bộ có tài và có đức. Làm tốt công tác đầu vào sẽ làm giảm được thời gian đào tạo, tránh gây lãng phí thời gian và chi phí của ngân hàng. Điều này nhằm cho cán bộ nắm bắt được một số nghiệp vụ nhất định trong thời gian ngắn như: “Tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ theo định kỳ, thảo luận các vướng mắc trong cơng tác, văn bản, quy trình nghiệp vụ dịch vụ ngân hàng điện tử”.

Xây dựng quan niệm khách hàng là trên hết và phải luôn hướng tới khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm: luôn lắng nghe ý kiến khách hàng, lịch thiệp trong giao tiếp, nhiệt tình trong tư vấn và nhanh nhẹn trong xử lý nghiệp vụ để khách hàng ln cảm thấy được quan tâm, hài lịng khi đến với Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Quảng Ninh, góp phần tạo dựng và duy trì hình ảnh tốt đẹp trong lịng khách hàng.

Ngồi những kiến thức nghiệp vụ cần thiết để có thể giải đáp, tư vấn cho khách hàng một cách thông suốt, nhân viên cũng cần được đào tạo những kỹ năng cần thiết khác như kỹ năng giao tiếp khách hàng, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đàm phán.. để chất lượng phục vụ khách hàng được tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Những nhân viên có kiến thức chun mơn và có kỹ năng tốt sẽ giúp Ngân hàng TMCP Chi nhánh Quảng Ninh giữ chân được khách hàng truyền thống và phát triển thêm nhiều khách hàng mới.

74

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Quảng Ninh. (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)